Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt vốn đang ngăn cản khoảng 24 tỉ đô la có thể đầu tư vào nền kinh tế trị giá 250 tỉ đô la của Việt Nam, theo một cuộc nghiên cứu của PwC Việt Nam.
Công ty dịch vụ tài chánh này phân tích 500 doanh nghiệp tại Việt Nam với lợi tức cao nhất được đưa lên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong ít nhất 4 năm qua. Các nhà phân tích của PwC Việt Nam cho biết “chu kỳ chuyển thành tiền mặt” của những công ty này đã gia tăng, có nghĩa là họ phải chờ đợi lâu hơn từ mốc bắt đầu chu kỳ kinh doanh, khi khởi sự đầu tư, cho đến khi đầu tư sinh lợi dưới hình thức doanh thu.
“Chúng ta tiếp tục thấy lưu lượng tiền mặt bị hy sinh để đạt được những mục tiêu hàng đầu tại Việt Nam, không bền vững cho các doanh nghiệp trong dài hạn,” ông Mohammad Mudasser, người đứng đầu khâu về quản lý vốn lưu động tại PwC Việt Nam, nói. “Quản lý vốn lưu động là một trách nhiệm liên hệ đến nhiều người,” ông nói thêm.
Trong quá trình chuyển tiếp hiện nay, Việt Nam mở cửa cho các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước và gần đây nhất là các công ty khởi nghiệp.
Hy sinh tiền mặt cho các mục tiêu doanh thu thường có nghĩa là các công ty sẵn sàng đầu tư bằng tiền mặt sơ khởi, thường là mua hàng tồn kho để có thể bán sinh doanh thu. Tuy nhiên chu kỳ chuyển thành tiền mặt kéo dài cho thấy có một số điểm không hiệu quả, chẳng hạn như chờ đợi lâu hơn từ khi gởi hóa đơn đòi tiền khách hàng và thực sự thu tiền.
Dù không có chu kỳ kinh doanh hoàn hảo, cuộc nghiên cứu của PwC Việt Nam cho thấy các công ty ở Việt Nam có thể giải quyết một số điểm kém hiệu quả bằng cách mở khóa các tiềm năng thêm nữa trong nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng.
Trong năm 2018, Việt Nam có một trong những chu kỳ chuyển thành tiền mặt nhanh chóng nhất tại châu Á, ở mức 67 ngày, tăng 2 ngày so với năm 2017, theo PwC Việt Nam, so với trung bình 58 ngày tại châu Á, và đặc biệt 64 ngày tại nước láng giềng Thái Lan và 54 ngày tại Malaysia. Điều này có nghĩa là các nước khác tại Đông Nam Á có thể chuyển đầu tư thành tiền mặt sớm hơn Việt Nam.
Một trong những lý do các công ty không muốn có một chu kỳ lâu dài như vậy là làm cho họ dễ mắc nợ. Khi phải chờ đợi lâu để được khách hàng trả tiền thì một số công ty phải đi vay mượn để trang trải chi phí.
“Các công ty tăng trưởng nhanh cũng tăng nợ ngắn hạn cao hơn đáng kể, cho thấy những rủi ro trong việc tăng trưởng bền vững của những công ty này,” PwC Việt Nam, một công ty tư vấn chuyện cung cấp dịch vụ về thuế và kế toán, nói trong một thông cáo báo chí.
Nếu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ gia tăng lãi suất trong năm tới, như một số nhà kinh tế dự đoán, các thị trường mới nổi như Việt Nam có thể nối gót. Việc này sẽ gia tăng chi phí vay mượn của các công ty làm tăng khả năng mắc nợ cho họ và có thể hạn chế tiềm năng kinh tế.
Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 6,9% trong năm 2019 và sẽ tăng 6,8% trong năm 2020.
PwC Việt Nam nhìn vào hàng trong kho, chi phí, và những hóa đơn chưa được trả tiền của 500 công ty được phân tích. Dựa vào đó, PwC Việt Nam ước tính có 24 tỉ đô la “bị kẹt trong vốn lưu động thuần.”
Tuy nhiên PwC ước lượng chỉ có một phần của số vốn này có thể được giải tỏa, tức 11 tỉ đô la, vì một số vốn phải nằm trong chu kỳ kinh doanh. Các nhà phân tích nói hàng tồn kho và những hóa đơn chưa được thanh toán, còn được xem như là những tài khoản có thể nhận được, là những đầu mối để cải thiện tính hiệu quả. Điều này có thể đưa đến tình trạng quá nhiều hàng tồn kho được giữ lại hoặc các công ty phải phải chờ rất lâu để được khách hàng trả tiền.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.