Hạ sát tướng Iran, Mỹ chứng minh cho Thế Giới thấy đẳng cấp của bộ máy chiến tranh hủy diệt.
Nếu so sánh việc hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5/2011 và việc hạ sát trùm khủng bố ISIS là Baghdadi vào ngày 26/10/2019 với việc hạ sát Tư lịnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran - IRGC là Qassem Soleimani thì nhiệm vụ hạ sát Qassem Soleimani khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần.
Bởi vì Osama bin Laden là mục tiêu cố định và Baghdadi tuy là mục tiêu di động nhưng cả hai tên này đều bị lực lượng đặc biệt của Mỹ bao vây hạ sát và tự sát còn Qassem Soleimani là mục tiêu di động và việc tấn công hạ sát Qassem Soleimani là do lực lượng tác chiến điện tử của Mỹ thực hiện thông qua các nguồn tin tình báo, chỉ điểm.
Bằng cách nào Mỹ biết được Qassem Soleimani bay từ đâu tới phi trường Baghdad? Qassem Soleimani bay trên chuyến bay nào và hạ cánh xuống phi cảng vào lúc nào? Rời phi cảng lúc nào và di động bằng phương tiện nào để định vị chính xác và "bắn không trật phát nào"?
Để giải mã những câu hỏi trên chỉ có những người lính Mỹ trực tiếp tham gia chiến dịch loại bỏ rắn độc Qassem Soleimani mới biết.
Tuy nhiên để hoàn tất chiến dịch trên một cách vẻ vang thì chắc chắn phía Mỹ phải có ít nhất ba cụm tác chiến ở bốn vị trí khác nhau được liên kết, thông báo cho nhau để đi đến quyết định cuối cùng phóng rocket không trượt phát nào làm banh xác rắn độc Qassem Soleimani.
Cụm tác chiến thứ nhất đó là Bộ Chỉ huy trung tâm tiếp nhận tin tức tình báo của lực lượng đặc biệt đang kề cạnh với Qassem Soleimani để nắm rõ đường đi nước bước của hắn ta. Khi Qassem Soleimani lên máy bay tới phi trường quốc tế Baghdad thì sẽ có một cụm tác chiến thứ hai phục sẵn tại phi trường này để nhận diện máy bay có chở Qassem Soleimani hạ cánh. Khi Qassem Soleimani bước khỏi máy bay để lên xe hơi rời phi trường Baghdad thì cụm tác chiến thứ ba đón lõng y và đã gắn định vị lên xe chở hắn đi.
Ngay khi Qassem Soleimani đáp xuống phi trường quốc tế Baghdad thì trên bầu trời của phi trường này đã có những con chim sắt mang theo rocket phục sẵn, nhận tín hiệu từ thiết bị định vị gắn vào xe chở Qassem Soleimani đồng thời sẵn sàng phóng rocket trúng mục tiêu khi có lệnh khai hỏa từ Bộ Chỉ huy trung tâm. Với ba cụm tác chiến nhịp nhàng, chính xác này thì khi xe chở Qassem Soleimani chạy tới vị trí thích hợp, lệnh khai hỏa từ Bộ Chỉ huy trung tâm được nhấn nút và rocket đã giáng xuống 2 chiếc xe chở Qassem Soleimani và các tùy tùng của y, kết liễu tất cả những tên trùm khủng bố đi trên hai chiếc xe này để kết thúc phi vụ hạ sát Qassem Soleimani một cách vẻ vang.
Như vậy có thể khẳng định khả năng tác chiến của Mỹ trong chiến dịch hạ sát rắn độc Qassem Soleimani là đỉnh cao trong trò chơi chiến tranh tìm diệt. Bên cạnh lực lượng tác chiến điện tử siêu đẳng của Mỹ thì thành công này còn có sự đóng góp rất lớn của lực lượng tình báo Mỹ và đồng minh Israel. Bởi vì nếu không có những "đặc tình" được cài cắm trong lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran - IRGC do Qassem Soleimani làm Tổng Tư lệnh thì với một mục tiêu di động kia thì việc phát hiện, định vị chính xác vị trí của Qassem Soleimani là một việc bất khả tưởng.
Qua việc Donald Trump ra lệnh hạ sát rắn độc Qassem Soleimani một cách chính xác tới từng micrometres cho thấy sức mạnh hủy diệt của Mỹ là không có đối thủ với những thiết bị chiến tranh hiện đại và mạng lưới tình báo siêu đẳng dưới thời tổng thống Donald Trump. Đồng thời cái chết của Tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran - IRGC là Qassem Soleimani cũng cho thấy lực lượng này không hề siêu phàm như đồn thổi.
Đau cho Iran là Quds đã bị Mỹ, Israel cài cắm đặc tình mà đường đi nước bước của Qassem Soleimani đã bị Mỹ nắm trong lòng bàn tay là một minh chứng hùng hồn. Chính vì Quds của Iran đã bị đặc tình Mỹ chui sâu vào nên tổng thống Donald Trump mới tự tin hạ sát rắn độc Qassem Soleimani mà không sợ nhận lấy hậu quả báo thù của Iran.
Tran Hung
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.