Sunday, June 30, 2013

Người Việt ở Mỹ nghèo hơn, học thấp hơn

image
Người Việt vẫn trong quá trình hội nhập tại Mỹ
Chắc nhiều người Việt ngạc nhiên khi nghe một cuộc nghiên cứu tìm trong các số thống kê thấy rằng người Mỹ gốc Việt thua kém các sắc dân gốc Châu Á khác, về hai mặt, lợi tức và trình độ học vấn.
Dù ngạc nhiên hay không, chúng ta cũng nên chú ý đến kết luận này, và thử tìm hiểu nguyên do. Nhất là khi, mới đầu tuần này, chúng ta đặt cho nhau câu hỏi: Có hãnh diện làm người Việt Nam hay không?

Ðã nhiều người nghiên cứu về di dân Châu Á ở nước Mỹ. Mới nhất, là hai giáo sư phân khoa Xã hội học thuộc Ðại Học Brown (Brown University). John R. Logan và Weiwei Zhang đã đặt tựa cho công trình khảo cứu của họ là “Tách biệt nhưng Bình đẳng” (Separate but Equal). Hai tác giả được lợi hơn những nhà nghiên cứu đi trước; vì họ có thể sử dụng và so sánh các dữ liệu mới, thu thập được sau ba cuộc kiểm kê dân số ở Mỹ, 1990, 2000 và 2010.

image
Trong các tài liệu mới, người ta không gom tất cả các di dân từ Châu Á vào một nhóm, mà phân tách ra các nguồn gốc quốc gia khác nhau. Nhờ thế, người nghiên cứu không những có thể phân biệt và so sánh người di dân gốc Á với các thành phần khác trong xã hội Mỹ mà còn phân biệt kỹ hơn, thí dụ sẽ thấy người Việt Nam khác với người Trung Hoa hoặc Hàn Quốc.

Chính vì vậy, đọc trong bài khảo cứu của Logan và Zhang, chúng ta sẽ biết nhiều điểm riêng biệt trong lối sống người Việt ở Mỹ, mà khi nhà quan sát coi tất cả các di dân từ Châu Á giống nhau thì không thấy được. Khi biết người Việt có những điểm tương đồng hoặc khác biệt với các di dân Châu Á khác, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cộng đồng người Việt ở nước Mỹ. Nhân đó, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nguyên do nào đã gây ra những khác biệt giữa người Việt và các cộng đồng di dân Châu Á khác.

Nhóm thiểu số

image
Sáu sắc dân Châu Á đông nhất ở Mỹ, là Trung Hoa, Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Hàn Quốc, Việt Nam, và Nhật Bản

Hai tác giả chọn sáu sắc dân Châu Á đông nhất ở Mỹ, là Trung Hoa, Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Hàn Quốc, Việt Nam, và Nhật Bản. Di dân Châu Á tại Mỹ là nhóm “thiểu số” gia tăng nhanh nhất ở Mỹ, tăng 250% giữa hai cuộc kiểm tra 1990 và 2010; tổng cộng hiện nay lên tới 18 triệu người; vào năm 1990 số người nói tiếng Tây Ban Nha (Hispanics) cũng chỉ chừng đó. Trong số người gốc Á Châu, tăng nhanh nhất là người Ấn Ðộ, lên gấp bốn lần trong 20 năm đó. Nhưng tổng số người Ấn Ðộ hiện chỉ có 3.2 triệu người, còn thua người gốc Trung Hoa (4 triệu) và Phi Luật Tân (3.4 triệu).

image
Có nhiều điểm tương đồng giữa người gốc Việt và các sắc dân Châu Á khác. Di dân Á Châu tương đối khá giả hơn các dân Mỹ khác không da trắng; thí dụ chỉ có 6% sống dưới “mức nghèo khó” trong khi tỷ lệ lên tới 15% khi tính chung tất cả những người gốc di dân. Người Á Châu nói chung tương đối có lợi tức ngang bằng hoặc cao hơn người Mỹ da trắng. Nhưng dù là người Việt hay người Trung Hoa, họ cũng giống người Mỹ gốc Phi Châu hoặc gốc nói tiếng Tây Ban Nha, là thường sống gom lại gần nhau hơn là hòa nhập vào xã hội người Mỹ da trắng. Các khu Little Sài Gòn cũng như các phố Tàu, là trung tâm thu hút những người cùng tổ tiên. Khi nói đến tình trạng quy tụ, tập trung sống với nhau, của người Mỹ da đen (gốc Phi Châu) hoặc nói tiếng Tây Ban Nha, thì lý do chính thường vì họ đều sống trong những khu nghèo. Nhưng người gốc Châu Á quy tụ lại không phải vì lợi tức thấp, mà vì lý do văn hóa.

Phần lớn họ sinh ra ở quê cũ, nên vẫn giữ các phong tục cũ. Chỉ trong đám người gốc Nhật là số người sinh ra tại Nhật Bản có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 35% vào năm 1990 và tăng lên thành 40% vào năm 2010. Tỷ số thấp của người gốc Nhật trong hiện tượng này có lý do dễ hiểu. Họ là lớp di dân Á Châu đến nước Mỹ sớm nhất, đặc biệt đến nước Mỹ làm công nhân từ thế kỷ 19. Ngoài ra, có một thời gian chính phủ Mỹ kỳ thị, không chấp nhận di dân gốc Nhật. Còn người gốc Việt và gốc Hàn 
Quốc thì có tới 80% sinh ở chính quán; chỉ có 20% sinh ra ở Mỹ.

image
Nếp sống của họ khác người Mỹ cho nên tự nhiên họ cũng muốn sống gần gũi hơn với những người cùng chia sẻ các tập quán, thức ăn, và nhất là tiếng nói. Nhiều người không sinh ở Mỹ gặp khó khăn suốt đời khi muốn nói đúng tiếng Anh. Dù sao, yếu tố chính thu hút người di dân gốc Á quy tụ lại chính là văn hóa chứ không phải kinh tế. Các cuộc nghiên cứu trước đây tại New York và Los Angeles đã thấy những di dân khá giả gốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, và Phi Luật Tân đều thích sống trong các khu đông người cùng gốc.

Người Mỹ gốc di dân Ấn Ðộ có trình độ học vấn cao nhất, trong bình có 15.5 năm học, tức là tốt nghiệp đại học.

Vì thế, lợi tức những người này cũng cao hơn người Mỹ trắng trung bình, chừng 35,000 đôla một năm. Ðứng hàng thứ nhì là người Phi Luật Tân.

image
Tất cả các di dân gốc Á Châu có số năm học chính thức trung bình cao hơn người Mỹ gốc da trắng, trừ người gốc Việt. Người gốc Việt Nam có lợi tức thấp hơn cả và số năm học chính thức ngắn hơn so với các sắc dân Châu Á khác, cũng như người gốc Hàn Quốc. Lợi tức bình quân những di dân Nhật Bản và Trung Hoa nằm vào khoảng giữa hai nhóm trên.

Lép vế

image
Người gốc Việt Nam có thể coi là ngang hàng, vì lợi tức bình quân chỉ kém người Mỹ da trắng khoảng 300 đôla một năm, và số người tốt nghiệp đại học cũng chỉ thấp hơn 2% mà thôi."
Nhiều chỉ số xã hội kinh tế khác cho thấy người Việt Nam lép vế. Ðó là sắc dân có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn cả, tỷ lệ số người sống dưới mức nghèo cao hơn, và tỷ số người nhận trợ cấp xã hội cũng cao hơn các sắc dân Châu Á khác. Tuy lợi tức thấp nhất trong nhóm này nhưng người Việt trung bình cũng xấp xỉ bằng người Mỹ gốc da trắng mà không gốc nói tiếng Tây Ban Nha. Hai tác giả bài nghiên cứu giải thích tình trạng kinh tế xã hội thấp của người Việt Nam là vì đại đa số họ là những người tị nạn chính trị chứ không phải di dân bình thường.

image
Người Việt Nam có lẽ hiểu rõ tình trạng này hơn. Hàng triệu người Việt sang nước Mỹ và các nước Tây phương với hai bàn tay trắng. Không riêng gì những thuyền nhân chạy trốn cộng sản từ 1975 cho đến 1990, ngay cả các người sang Mỹ đoàn tụ hoặc định cư với lý do nhân đạo (HO) cũng tới Mỹ để bắt đầu cuộc đời mới. Những di dân tị nạn này tới nước Mỹ khi đã lớn tuổi, từ 50 tuổi trở lên, và nhiều người không nói một tiếng Anh; nếu may mắn lắm thì họ cũng chỉ kiếm được những việc làm lương thấp.

Ðiều khiến nhiều người Việt kinh ngạc là tại sao số năm học của di dân gốc Việt lại thấp hơn các sắc dân Châu Á khác? Bởi vì muốn so sánh trình độ học vấn cho đúng nhất thì phải so sánh giữa các người gốc Châu Á thuộc thế hệ thứ hai trở đi. Số người Việt và người Hàn Quốc sinh ở nước tổ cao hơn cho thấy đa số là các di dân đời thứ nhất.

image
Nói chung, người gốc Châu Á có lợi tức và số năm học cao hơn người Mỹ da trắng trung bình. Hai sắc dân có trình độ học vấn cao nhất là Ấn Ðộ và Phi Luật Tân. Chúng ta biết rằng đại đa số người gốc Ấn Ðộ sang Mỹ sau khi đã tốt nghiệp đại học bên xứ họ, vì nước Ấn Ðộ sản xuất nhiều kỹ sư hơn khả năng tiếp nhận của công nghiệp nước họ; những người Ấn Ðộ học thấp hơn bậc đại học có thể là vợ con, cha mẹ của các di dân này. Ða số người Phi Luật Tân được di cư sang Mỹ vì họ làm những nghề mà dân Mỹ đang thiếu. Họ là các y tá, chuyên môn săn sóc người già và người bệnh. Những nghề đó đều đòi hỏi bằng cấp bậc đại học. Vì số người đó chiếm đa số cho nên họ cũng nâng số lợi tức trung bình của tất cả các di dân gốc Phi Luật Tân. Mặt khác, số người gốc Phi Luật Tân ở Mỹ tụ tập ở quần đảo Hawaii rất đông; và họ đã tới nơi này từ nhiều đời. Do đó, nếu tài sản và lợi tức bình quân của họ cao hơn các sắc dân khác cũng dễ hiểu. Các sắc dân như Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản thì đa số cũng đến vùng đất mới này sớm hơn cộng đồng người gốc Việt và họ ra đi với họ được chuẩn bị về cả nghề nghiệp và vốn liếng trước khi ra đi; khác với những người liều chết ra biển đi tìm tự do.

image
Cuối cùng, bài nghiên cứu của John R. Logan và Weiwei Zhang kết luận rằng người di dân gốc Châu Á ở Mỹ có thể coi là ngang hàng, hoặc có trình độ cao những người Mỹ tới khai phá đất này sớm nhất, là những người gốc da trắng. Người gốc Việt Nam có thể coi là ngang hàng, vì lợi tức bình quân chỉ kém người Mỹ da trắng khoảng 300 đôla một năm, và số người tốt nghiệp đại học cũng chỉ thấp hơn 2% mà thôi. Với tất cả những thiệt thòi của những người chạy khỏi quê hương đi tị nạn, tình trạng đó cũng đáng coi là một điều đáng hãnh diện.



Ngô Nhân Dụng

image


Triển lãm cơ thể người ở New York

image
Triển lãm thế giới cơ thể được tổ chức ở Quảng trường Thời đại ở New York trưng bày gần 200 mẫu vật về cơ thể con người.

image

Tại triển lãm, người xem có thể chứng kiến cơ thể cũng như các bộ phận thực sự trên cơ thể con người.

image
Bức tượng mô tả bên trong cơ thể bà me mang thai.

image
Triển lãm được mở ra nhằm dạy cho người xem những bài học về sức khỏe cũng nhưu cấu trúc chính cơ thể chúng ta.

image
Triễn lãm còn hướng con người đến một cuộc sống lành mạnh, không thuốc lá.

image
Một trong số những cơ quan nội tạng được trưng bày ở đây là những trái tim, lá phổi hay cả những bộ não của cơ thể người bị đột quỵ, ung thư phổi...

image
Triển lãm cho chũng ta biết trách nhiệm của chúng ta đối với sức khỏe...

image
...và số phận của chúng ta nằm chính trong tay chúng ta.

image

image
Lát cắt phần đầu và não người.

image
Một góc của triển lãm Thế giới cơ thể.

image
Người tham quan quan sát mô hình cầu thủ football.

image
Một vị khách viếng thăng triễn lãm đang chăm chú quan sát biểu tượng cơ thể người.

image
Lát cắt trái tim theo chiều dọc.

image
Tim và phổi của một người khỏe mạnh bình thường.

image
Tim và phổi của một người nghiện thuốc lá.

Saturday, June 29, 2013

Mát-xa-Mát-gần: sinh lý không phạm tội

image
Một phán quyết gần đây của tòa án ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc được cho là sẽ được cánh đàn ông ưa thích mát xa của lạ ở nước này chào đón như một tin mừng, theo tờ Huffington Post


image
Tệ buôn bán dâm ở Trung Quốc coi là phạm pháp
Năm ngoái, Tòa phúc thẩm thuộc Tòa án Nhân dân thành phố Phật Sơn đã phán quyết rằng việc thực hiện kích dục trên cơ thể người khác để đổi lấy tiền không phải là bất hợp pháp và những người thực hiện hành vi này không nên bị truy tố, theo một nhật báo địa phương được tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc trích giới thiệu.

image
Mại dâm vẫn còn bất hợp pháp ở Trung Quốc, kể từ khi bị cấm bởi Đảng Cộng sản vào năm 1949, Carlo Davis, tác giả bài báo trên Huffington Post lưu ý.

Tuy nhiên, tòa án Phật Sơn đã phán quyết rằng kích dục bằng tay và "xoa bóp bằng ngực", trong đó một phụ nữ thực hiện mát-xa với một người đàn ông bằng bộ ngực của mình, không phải là hành vi tình dục, và do đó không phạm tội mại dâm, tờ Nhật báo Nandu cho hay.

image
Vụ án khởi phát từ sự kiện hồi tháng 7/2011 khi bốn người đàn ông bị bắt vì điều hành một phòng xoa bóp, mát-xa ở tỉnh Quảng Đông vốn cung cấp “công đoạn cuối sung sướng" và các dịch vụ “mát-xa sinh lý, kích dục khác" cho khách hàng, theo tờ South China Morning Post.
Những người đàn ông này đã bị kết tội "tổ chức mại dâm" và bị Tòa sơ thẩm ở thành phố Phật Sơn kết án năm năm.

'Kháng án'

Cứ một trong năm cơ sở mát-xa của Trung Quốc có can dự vào tệ nạn mại dâm"
Hy vọng thay đổi bản án, các bị cáo đã kháng án lên Toà án phúc thẩm.
Tại đây, họ được Tòa phán quyết là không phải chịu trách nhiệm hình sự do những bằng chứng ‘không rõ ràng,’ do ‘áp dụng những điều khoản luật pháp không phù hợp’ và được trao trả tự do nhanh chóng.

image
Mát-xa sinh lý với nhiều hình thức được cho là kích dục sử dụng các bộ phận trên cơ thể như miệng, tay v.v... lâu nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương tại Trung Quốc
Một tường trình hồi năm 1999 của Tân Hoa Xã cho thấy cứ một trong năm cơ sở mát-xa của Trung Quốc có can dự vào tệ nạn mại dâm, theo hãng tin AP.
Ở Quảng Đông, người dân địa phương bị bối rối bởi phán quyết mới đây cả tòa về mát-xa sinh lý và dịch vụ ‘công đoạn cuối sung sướng’.

image
Tuy nhiên phán quyết của Tòa án ở Phật Sơn có thể chỉ là một quyết định cá biệt ở cấp địa phương
Theo Hoàn cầu Thời báo, cảnh sát Bắc Kinh hôm thứ Năm đưa ra một thông điệp nói những người cung cấp dịch vụ mát-xa ‘công đoạn cuối sung sướng’ vẫn sẽ bị truy tố dựa trên một nghị định hồi năm 2001.
Nghị định này xếp tình dục bằng miệng và kích dục bằng tay, hay mát-xa sinh lý vào hành vi tệ nạn mại dâm.

image
Tờ Thời báo Kinh doanh Quốc tế nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án ở Trung Quốc "thường không thiết lập tiền lệ ràng buộc."
Điều này có nghĩa là pháp luật về mua bán dâm của Trung Quốc có thể về cơ bản vẫn không thay đổi trong tương lai gần.


image

Nạn Hoa Kiều

image
Thợ đào vàng Trung quốc làm lậu ở Ghana

Một hiện tượng lạ của thế kỷ trước là nước Tàu trở thành một nước Cộng Sản; lạ, vì người Tàu, bản chất vốn tham lam, thích dĩ công vi tư, lấy của công về làm của riêng, lấy của người về làm của mình, thì làm cách nào trở thành cộng sản được.

image
Trong một thời gian ngắn, con người có thể gượng ép giấu bản chất của mình, nhưng từ từ rồi sự thật vẫn lòi ra; hôm nay thì ông lớn vô sản nào cũng giàu nứt đố đổ vách trong cái nước Tàu trở thành Trung Cộng; lớp áo đỏ xúng xính họ mặc, không che được cái rốn lồi trên cái pụng pự.

Việt Nam khốn khổ vì nạn đồng chí vĩ đại; ngoài biển khơi thì chiến hạm, tàu tuần của chính phủ Trung Cộng, và tàu cá của ngư phủ Tàu san sát như lá tre, nhịp nhàng phối hợp để thực hiện chiến thuật cấp thời cướp cá, thư thả hút dầu; trong nội địa người Tàu lại gài một dàn thái thú mặt Việt lòng Tàu, thực hiện mọi thủ đoạn để tái lập chế độ Bắc Thuộc thêm một lần nữa –lần thứ 5.
Người Việt quốc nội xuống đường đòi đuổi bọn “Tàu Khựa” về Tàu; thái thú mặt Việt lòng Tàu, bắt người Việt chống ngoại xâm, bỏ tù; triều đình Bắc Phương khen thái thú “giỏi lớ, giỏi lớ”. Được chủ khen, bọn tôi tớ càng nức lòng, đêm ngày họp tòa án nhân dân, đem nhân dân ra trừng trị. Làn sóng người Hoa tràn xuống Việt Nam lập nghiệp trở thành nạn Hồng Thủy khiếp đảm diễn ra công khai, đều đặn.

image
Giữa cảnh đáng buồn đó, người Việt tìm được một phút ngắn tạm vui với tin cảnh sát Ghana trị được nạn Hoa Kiều.
Ghana là một nước nhỏ và rất nghèo nằm về phía tây Phi Châu, với dân số 25 triệu người; đặc sản của Ghana là vàng; vàng không chỉ nằm trong mỏ mà nằm rải rác trong lòng đất, lòng sông, lòng suối. Ghana là quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới về sản xuất vàng. Năm ngoái, số vàng xuất cảng đem lại cho Ghana 2.2 tỉ Mỹ kim – 90% tổng sản lượng quốc gia, nhưng chưa bằng 1% số tài sản ông Tim Cook, CEO của Apple đang giấu ở ngoại quốc.

image
Mùi vàng gọi người Tàu đến Ghana; Tập Cận Bình đem ngân khoản “Trung Quốc Viện Trợ” và đem công nhân “Tàu Khựa” đến khai thác vùng đất còn bán khai này.

Tổng thống Ghana – ông John Dramani Mahama – welcome người Tàu đến giúp ông xây dựng trường học, xây nhà thương; ông không để ý là cùng với những đồng Nhân dân tệ, hàng chục ngàn công nhân Tàu cũng lẩn vào Ghana. Họ vào xin làm việc cho các xưởng đãi vàng thô sơ, và chỉ vài tháng sau họ tự tổ chức những hệ thống đãi vàng hoạt động kết quả hơn những hãng của người Ghana.

Tinh khôn hơn người địa phương, người Tàu mò lên tận đầu các ngọn suối đắp ụ cản nước, giữ cát lại để đãi vàng; đãi xong, họ mới xả cho nước và cát chảy xuống hạ nguồn; người Ghana chợt thấy bà Thần Vàng không còn hậu đãi mình nữa; rồi dù chất phác đến đâu họ cũng vẫn tìm ra sự thật.
Các hãng đãi vàng người địa phương trình bày sự việc lên chính quyền; Tổng thống John Dramani Mahama ra lệnh truy nã những người Tàu gây xáo trộn sinh hoạt đãi vàng, nguồn lợi duy nhất của quốc gia.

image
Đại sứ Trung Cộng Gong Jianzhong xác nhận có khoảng 12,000 người Hoa nhập cảnh lậu vào Ghana, trong số này gần 10,000 xuất phát từ huyện Shanglin, một huyện nhỏ và nghèo thuốc tỉnh Quảng Tây. Viên chức Di Trú Ghana nói ông Gong xin trang trải mọi chi phí hồi hương cho những người Hoa nhập cảnh lậu vào Ghana.

Bà Mỗ, một phụ nữ Hoa, cư dân xã Mingliang, huyện Shanglin, nói hai đứa con trai và một đứa con rể của bà rủ nhau sang Ghana làm ăn, và đang trốn trong một căn nhà tại tỉnh Dunkwa cùng với trên 20 thanh niên người Hoa.

Bà nói con bà cho biết, qua điện thoại di động, không người Hoa nào dám ló mặt ra, sợ thổ dân đập chết; họ chưa tìm được cách móc nối với tòa đại sứ để xin giúp đỡ hồi hương.
Gia đình cậu Zhu Congli, một thanh niên khác trong đám 10,000 người Shanglin đi hốt vàng, cho biết Zhu và một nhóm người Hoa đang trốn trong một đồn điền trồng cây cocoa. Ban ngày họ chui xuống hang, xuống hố ẩn trốn, ban đêm mò ra, trở về địa điểm đãi vàng để nhờ điện tại đây charge điện thoại di động. Họ rất lo sợ cho tính mạng của họ.

image
Một thiếu phụ khác, bà Wen Ruchun, cư dân xã Shuitai, một xã nghèo khác nữa của huyện Shanglin, cho biết chồng bà, cũng là một người đi mò vàng, đang chờ giấy máy bay hồi hương tại Accra – một thành phố lớn của Ghana.
Tỏ ra là người sành sỏi, bà bảo những gia đình đồng cảnh, “Chính phủ Ghana quyết liệt lắm, phải rút về thôi. Nhưng vé máy bay từ hôm nay cho đến cuối tháng Sáu đã hết rồi”.

Bên cạnh chính sách “gồm thâu lục quốc” của chính phủ Trung Cộng, khối 1.35 tỷ người Hoa cũng là một nguồn áp lực di dân khiếp đảm: họ sẵn sàng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc ngay khi gặp cơ hội đầu tiên.
Cái “nạn Hoa Kiều” tràn sang Ghana bất chấp cách trở đại dương, coi thường khắc nghiệt khí hậu, khác biệt ngôn ngữ, tập tục, như những trở ngại nhỏ; họ xung phong vào lãnh thổ Ghana, giật nghề đãi vàng của dân địa phương.

image
Phản ứng của chính phủ Ghana đang dạy chính phủ Việt Cộng một bài học về thái độ “mềm nắn, rắn buông” của Trung Cộng; cảnh sát Ghana thẳng tay ruồng bắt những kẻ nhập cảnh lậu, bắn giết bọn chống cự; tình hình căng thẳng đến mức hàng ngàn người mò vàng lậu phải “độn thổ” ban ngày, chỉ dám ló ra ban đêm để tìm lương thực, tìm cách liên lạc với tòa đại sứ, với thân nhân ở quê nhà.
Việt Cộng cứ đưa cảnh sát vào thị xã “Chợ Lớn Mới” tại tỉnh lỵ Bình Dương để kiểm soát giấy tờ nhập cảnh của những công dân Trung Cộng rồi trục xuất họ về Tàu thử coi.
Dĩ nhiên việc làm này rất khó, nhưng nếu vì khó mà không làm, thì thái độ hèn nhát này có nghĩa là ngay ngày hôm nay Việt Cộng đã chấp nhận việc Việt Nam thất thủ trước cuộc xung phong biển người của Hoa Kiều, mà không cần một trận tấn công quân sự của Trung Cộng.


Nguyễn Đạt Thịnh

image


Friday, June 28, 2013

Làng ung thư ở Trung quốc

image
Một bệnh nhân bị ung thư dạ dày (trái) đang nói chuyện với bạn bè trong làng Shangba thuộc tỉnh Quảng Đông

TQ: Nhà hoạt động môi trường phản kháng ở làng ung thư

BẮC KINH — Chính phủ Trung Quốc hồi đầu năm nay đã thừa nhận sự hiện hữu của những ngôi làng ung thư, nhưng việc này không tạo ra sự thay đổi nào trong cuộc sống của người dân ở làng Ngũ Lý, nơi dân chúng nói rằng nước uống bị ô nhiễm đang gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo.

Bà Ngụy Đông Doanh cho biết tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở làng Ngũ Lý của bà đã tăng mạnh vì nạn ô nhiễm.

image
Bà Ngụy nói rằng một người đàn ông hàng xóm của bà trong độ tuổi 70 tuổi đã qua đời hồi tháng trước vì bệnh ung thư thực quản.

Làng Ngũ Lý ở tỉnh Triết Giang là một trong hàng trăm ngôi làng ung thư ở Trung Quốc, nơi mà ô nhiễm công nghiệp đã làm cho tỉ lệ nhiễm bệnh của người dân nằm ở mức rất cao.


image
Tỉ lệ tự vong vì ung thư ở Trung Quốc trong 30 năm qua đã tăng 80% và chính phủ ở Bắc Kinh công khai thừa nhận là phân nửa sông hồ ở Trung Quốc không an toàn cho sự tiếp xúc của con người.

image
Không bao lâu sau khi những xưởng hóa chất dọn tới Ngũ Lý, nước uống ở đây nhiều lúc biến thành có màu đỏ và tôm cá trên sông bắt đầu chết hàng loạt.

Bà Ngụy Đông Doanh cho biết từ đó tới nay hơn 10% dân làng ở đây đã chết vì ung thư. Bà ghi lại những cái chết đó trong một cuốn sổ mà bà gọi là “nhật ký tử vong”, với dấu lăn tay của những người mắc bệnh.

Bà Nguỵ nói rằng bà không có giải pháp nào ngoài việc lưu giữ một hồ sơ và nói cho những người khác biết về những gì đang xảy ra.

image
Bà Ngụy cùng với chồng, là ông Thiệu Tuyền Đồng, đi câu cá vào ban đêm.

Bà cho biết hai vợ chồng bà mang theo đèn pin đi dọc bờ sông và nhìn thấy những lớp váng bọt trên mặt nước.


image
Bà Ngụy đã gởi cho chính phủ trung ương những mẫu nước đó cùng với hồ sơ về những người đã chết cũng như những người sắp chết. Tháng hai vừa qua, Trung Quốc chính thức thừa nhận sự tồn tại của những ngôi làng ung thư trong kế hoạch ngũ niên của họ.

Các tổ chức bảo vệ môi trường ước tính rằng Trung Quốc hiện có hơn 400 ngôi làng ung thư.


image
Bộ Môi trường Trung Quốc mới đây đã loan báo chiến dịch trấn áp đối với việc sử dụng 58 loại hóa chất độc hại và hứa hẹn sẽ có biện pháp mạnh tay đối với những công xưởng gây ô nhiễm.

Đối với bà Ngụy Đông Doanh, sự thừa nhận của chính quyền không mang lại ích lợi nào cả. Bà Ngụy nói rằng việc thừa nhận như vậy chẳng cứu được một người nào cả.


image
Bà cho biết các giới chức chính phủ đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn trong 10 năm qua. Họ nói các công xưởng phải có hệ thống xử lý nước thải, chính phủ sẽ dời các công ty ra khỏi làng hoặc đưa dân làng định cư ở nơi khác.

Bà Ngụy cho hay những lời hứa đó không lời hứa nào được thực hiện, và chẳng những thế, chính quyền còn đe dọa là những ai tiếp tục chống đối sẽ gánh chịu những hậu quả mà họ không nói rõ là như thế nào.


image
Những cửa sổ của nhà bà Ngụy đã bị đập vỡ hồi gần đây. Bà nói rằng chính quyền sẽ không thể làm cho bà im tiếng nếu các nhà máy hóa chất tiếp tục thải chất độc và những người trong làng của bà tiếp tục mắc bệnh.



Shannon Van Sant

image