Báo Mỹ New
York Times nói trang web của họ bị chặn ở Trung Quốc vì bài phóng sự
điều tra nói thân nhân Thủ tướng Ôn Gia Bảo tích lũy và kiểm soát
hàng tỷ đôla tài sản.
Theo bài trên
trang này, con trai, con gái, em trai, em rể của Thủ tướng họ Ôn, người
dự kiến sẽ từ nhiệm sau Đại hội Đảng 18 vào tháng tới, đã và đang
kiểm soát “các tài sản trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD”.
Những khoản
tài sản này gồm bất động sản, bảo hiểm, các công ty xây cất, và
thường được cất giấu qua các hình thức đối tác, cơ chế đầu tư.
Hôm
26/10/2012, cả BBC News tiếng Anh và nhiều hãng thông tấn đưa tin rằng
trang New York Times bản tiếng Trung và tiếng Anh đều bị chặn ở Trung
Quốc.
Các đoạn
đăng tải lại trên mạng xã hội microblog ở Trung Quốc cũng bị ngăn
hoặc xóa.
Có
nhiều bình phong
Tờ New York
Times cho rằng đầu tư của gia đình họ Ôn bao trùm nhiều lĩnh vực kinh
tế.
Báo Mỹ còn
viết một trong số các cơ sở làm ăn này, công ty bảo hiểm Bình An đã
hưởng lợi từ chính những lần cải cách về chính sách được thông qua
năm 2004 bởi một cơ quan nhà nước mà ông Ôn Gia Bảo giám sát.
"Trong
nhiều trường hợp, tên của các thân nhân được giấu đằng sau nhiều vỏ
bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng
nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
Trang New York
Times viết:
"Khác
với cách kinh doanh chung ở Trung Quốc, một số doanh nghiệp của gia đình này
đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, trong đó có cả
China Mobile, một trong số các công ty viễn thông lớn nhất cả nước, lần khác
thì lại được các tài phiệt mạnh nhất châu Á giúp đỡ,"
"Gia đình
này còn là chủ của dự án phát triển biệt thự ở Bắc Kinh; nhà máy sản xuất lốp
xe ở phía Bắc Trung Quốc; sở hữu một trong những công ty xây dựng sân vận động
Olympic Bắc Kinh, trong đó có sân ‘Tổ Yến’, và công ty bảo hiểm Bình An, một
trong những công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới."
Báo Mỹ cũng
đăng rằng:
"Em trai
của ngài thủ tướng chẳng hạn, sở hữu công ty được nhà nước trao cho dự án trị
giá hơn 30 triệu đôla để xử lý nước thải và rác y tế cho các thành phố lớn của
Trung Quốc, theo số liệu ước tính của nhà nước,"
Ông Ôn Gia
Bảo có tiếng là thủ tướng 'gần dân' vì thường gặp công chúng và dễ
bày tỏ cảm xúc
"Hợp đồng
này được công bố sau khi ông Ôn Gia Bảo yêu cầu đưa ra các quy định chặt chẽ
hơn về xử lý rác thải y tế năm 2003, khi dịch SARS bùng phát."
Theo phóng
viên BBC John Sudworth từ Thượng Hải, ông Ôn Gia Bảo, thường được gọi
thân mật là 'ông ngoại Ôn' (Grandpa Wen) là một trong số ít nhà chính
trị Trung Quốc có tiếng là gần dân.
Ông thường
là quan chức cao cấp đầu tiên đến thăm các nạn nhân động đất, thiên
tai để chia sẻ.
Nhưng theo
phóng viên BBC, cũng có tin đồn đoán trong cả một thập niên cầm quyền
của ông Ôn nói rằng vị trí thủ tướng đem lại cho gia đình ông các
khoản lợi nhuận rõ rệt.
Nay, theo John
Sudworth, báo New York Times chỉ đem lại các con số cụ thể cho những
đồn đoán đó.
Năm 2007,
nguồn tiết lộ từ Wikileaks cũng đã nói thủ tướng Trung Quốc 'phẫn
nộ' vì các hoạt động của thân nhân.
Nhưng dù ông
ta đồng ý hay không, phóng sự của New York Times cho thấy đa số tài
sản tích lũy được trong các lĩnh vực kinh tế trực tiếp dưới quyền
chỉ đạo, giám sát của ông Ôn.
Ông cũng
không phải là lãnh đạo cao cấp đầu tiên bị các nghi ngờ bám vào vì
vị trí quyền lực.
Nhà chức
trách coi tin về tài sản nhà Ôn Gia Bảo là "hết sức tế nhị và
gây tác động xấu".
Ôn Gia Bảo và “Ôn Gia Dũng”
Hiện trang
Bloomberg vẫn bị ngăn tại Trung Quốc, kể từ sau khi đăng bài hồi tháng
6 về tài sản của thân nhân ông Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ
lên nắm quyền tối cao ở Trung Quốc tới đây, theo John Sudworth.
"Ôn Gia Bình"
Tin mới nhất
cho hay phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Martin Patience đang tường thuật
trực tiếp về tin liên quan đến gia đình ông Ôn Gia Bảo trên kênh BBC World
News thì bị nhà chức trách nước này ngắt hình.
Gia
đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc
Các luật sư
của gia đình ông Ôn Gia Bảo đã bác bỏ cáo buộc của tờ New York Times rằng gia
đình của Thủ tướng Trung Quốc đã tích lũy được hàng tỷ đô la.
Trong một
tuyên bố đăng tải trên truyền thông Hồng Kông, các luật sư nói rằng trong khi
một số thành viên gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh, không ai
trong số họ hoạt động bất hợp pháp.
Tờ báo Mỹ hôm
thứ Sáu đưa tin rằng tài sản mà gia đình của ông Ôn Gia Bảo kiểm soát trị giá
ít nhất là 2,7 tỷ USD.
Trung Quốc đã
lên án bài phóng sự như một hành động bôi nhọ và các trang mạng của tờ New York
Times cùng các trang tham khảo khác được phóng sự điều tra này kết nối trên các
blogs đã bị chặn ở Trung Quốc.
Tối hôm thứ
Bảy, 27/10, các luật sư từ Văn phòng Luật Junhe và Công ty Luật Grandall đưa ra
tuyên bố đáp lại điều mà họ gọi là thông tin "không đúng sự thật" của
tờ New York Times.
"Cái mà
họ gọi là ‘tài sản chìm’ của các thành viên trong gia đình của ông Ôn Gia Bảo
trong bài báo của The New York Times không hề tồn tại", tuyên bố nói.
Các luật sư cũng
phủ nhận rằng ông Ôn Gia Bảo có bất kỳ vai trò nào trong hoạt động kinh doanh
của gia đình, cũng như không hề có chuyện ông cho phép gia đình gây ảnh hưởng
đến chính sách.
Bản tuyên bố
đặc biệt đề cập đến người mẹ 90 tuổi của ông Ôn Gia Bảo, người được tường thuật
là không có bất cứ tài sản hay thu nhập nào khác ngoài tiền lương và hưu bổng.
'Đe dọa khởi
kiện'
Một cáo buộc
trung tâm của bài báo trên New York Times là một trong các thành viên gia đình
Thủ tướng có vốn đầu tư lên tới 120 triệu đô-la trong công ty bảo hiểm Bình An
Insurance.
Tuyên bố của
các luật sư gia đình Thủ tướng kết thúc với một lời đe dọa rõ ràng về việc có
hành động khởi kiện pháp lý:
"Chúng
tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan đến việc đưa tin không đúng sự thật
của tờ New York Times, và giữ quyền khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách
nhiệm pháp lý," tuyên bố nói.
Tuy nhiên, nữ
phát ngôn viên của tờ Times, bà Eileen Murphy tỏ ra tự tin:
"Chúng
tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về
chất lượng điều tra báo chí mà The Times lâu nay vẫn được biết đến," bà
viết trong một email được tờ báo này trích dẫn.
‘Đề tài nhạy
cảm’
Trong điều tra
của mình, tờ New York Times cho biết về nhiều tài sản mà thân nhân của ông Ôn
Gia Bảo nắm giữ, trong đó có địa ốc, bảo hiểm và các hãng xây dựng.
"Trong
nhiều trường hợp, tên của các thân nhân được giấu đằng sau nhiều vỏ
bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng
nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
"Một số
doanh nghiệp của gia đình này đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty
nhà nước, trong đó có cả China Mobile,"
Tờ báo nói
rằng cả chính phủ và người thân của ông Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đều từ chối
bình luận về cuộc điều tra dựa trên các hồ sơ trong giai đoạn từ 1992-2012.
Trung Quốc
luôn tỏ ra nhạy cảm về các tin tức nói về các nhà lãnh đạo của họ, đặc biệt là
khi chúng đề cập sự giàu có và tài sản của các nhà lãnh đạo cấp cao.
'Chuyển giao
quyền lực'
Khoảng cách
giàu nghèo ngày càng gia tăng trong lúc xuất hiện ngày một nhiều các vụ bê bối
tham nhũng liên quan đến các quan chức chính quyền đang gây ra bất mãn sâu rộng
trong công chúng.
Hồi tháng
6/2012, một phóng sự của Bloomberg điều tra nguồn gốc tài chính của thân nhân
ông Tập Cận Bình, người được cho là sắp nắm chức Chủ tịch Nước, đã khiến trang
mạng của hãng tin này bị chặn ở Trung Quốc.
Động thái đã
diễn ra mặc dù bài điều tra nói chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc làm sai trái
của ông Tập Cận Bình hoặc gia đình của ông.
Ông Ôn Gia Bảo
đã ngồi ghế Thủ tướng Trung Quốc trong gần 10 năm.
Ông được cho
là sắp rời chiếc ghế quyền lực trong một quá trình chuyển giao quyền lực bắt
đầu vào ngày 08/11.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.