Nhiều người
dân mất đất cho các khu công nghiệp bỏ trống
Biên tập viên
Hoa Kỳ của Reuters vừa có bài viết xem Việt Nam như điển hình của những điều
không nên làm theo khi phát triển kinh tế.
Bài viết của
ông Rob Cox, người sáng lập chuyên mục 'Cái nhìn mới' của Reuters, được đăng
trên tạp chí có tiếng của Hoa Kỳ Newsweek hôm 1/10 với tựa đề 'Từ hổ tới mèo:
kinh tế Việt Nam
đã chệch đường ray như thế nào'.
Rob Cox bắt
đầu bằng câu chuyện cách đây gần hai năm, khi tình hình kinh tế Việt Nam còn
chưa gặp nhiều vấn đề và nữ thống đốc bang Washington, Christine Gregoire, có
mặt ở Hồ Chí Minh để đích thân mời thực khách thưởng thức khoai tây chiên của
hãng KFC, món được chế biến từ khoai tây trồng ở chính bang của bà.
Nhưng tác giả
nói điểm dừng chân quan trọng nhất trong chuyến thăm của bà thống đốc là cảng
nước sâu Cái Mép thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu vào lúc mọi thứ đều hứa hẹn nhiều
triển vọng.
Thế giới còn
đang nhìn vào Việt Nam như con hổ kinh tế, một phiên bản nhỏ hơn của nước láng
giềng phương bắc Trung Quốc nhờ vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào, bờ biển dài
chẳng kém Thái Lan hay California, người dân đa số trẻ tuổi và biết chữ trong
khi tự cung được về nông nghiệp.
Thống đốc
Gregoire tới Cái Mép để khai trương cảng nước sâu trị giá 160 triệu đôla, công
trình liên doanh giữa một chi nhánh của Tổng công ty hàng hải Vinalines và công
ty con của hãng Carrix có trụ sở chính ở Seattle.
'Định chế ọp
ẹp'
Gần 24 tháng sau,
mọi việc đã đổi khác.
Newsweek nói
số tàu chở container tới Cái Mép và hai cảng liên doanh khác của Vinalines giảm
một nửa trong quý hai vừa qua giữa lúc cuộc chiến giá cả nổ ra giữa những công
ty vận hành cảng đang thừa chỗ.
Bản thân
Vinalines đang chìm trong biển nợ và cuộc scandal tham ô tài sản khiến sáu quan
chức của hãng bị bắt trong khi vị cựu chủ tịch Dương Chí Dũng đã bị truy nã
trong ba tháng và sau đó bị bắt ở nước ngoài và dẫn độ về Việt Nam.
Rob Cox nhận
định: "Nói tóm lại, Việt Nam
đã từ một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài thành đứa trẻ bị nêu tên vì
quản lý sai trái."
Tác giả nói
quá nhiều tiền đã đổ vào Việt Nam
trong thập niên qua, nhất là sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới hồi tháng Một năm 2007.
Bài viết dẫn
số liệu của Ngân hàng Thế giới nói đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm
2007 bằng số tiền đổ vào Indonesia, Phillippines, Thailand và các nước còn lại
của vùng Đông Nam Á gộp lại.
Rob Cox nói
"các định chế cộng sản ọp ẹp' đã không thể hấp thụ hết tiền đầu tư và dẫn
tới phân bổ vốn sai trái.
Hôm 28/9, hãng
đánh giá tín dụng Moody's đã giảm độ khả tín của tám ngân hàng thương mại Việt
Nam và hạ độ khả tín của chính Việt Nam xuống B2, mức thấp nhất từ trước tới
nay.
BấmNewsweek dẫn
lời Ruchir Sharma, tác giả cuốn Những nước Đột phá và người đứng đầu bộ phận chứng
khoán của các thị trường mới nổi của Morgan Stanley tại New York nói:
"Việt Nam là ví dụ
điển hình của một nước nhỏ bị áp đặt cho sự vĩ đại. Những người cai quản đất
nước không được chuẩn bị và cũng không đủ năng lực để xử lý dòng chảy vốn đầu
tư nước ngoài khổng lồ trong thập kỷ qua."
Đầu tư sai chỗ
Reuters ước
tính 100 công ty nhà nước nợ khoảng 50 tỷ đô la
Rob Cox nói
vốn đầu tư nước ngoài ban đầu đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng hữu ích như Cái
Mép, đường xá, cầu qua sông và xa lộ.
Nhưng sau đó
nó chảy vào việc xây dựng căn hộ, những khu nhà ở sang trọng mà nhiều trong số
những công trình như vậy hiện đang dang dở hoặc không có người ở.
Việt Nam cũng đã lấy
đất nông nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp nhằm chào đón đầu tư.
Tác giả cũng
dẫn nguồn báo Vietnam News cho thấy trong số hơn 3.600 héc-ta của 20 khu công
nghiệp như vậy, chỉ có hơn 800 héc-ta được sử dụng.
Bài đăng trên
Newsweek nói chỉ riêng việc đầu tư quá mức vào bất động sản cũng đủ để tạo ra
hậu quả của riêng nó nhưng mọi chuyện trở nên tệ hại hơn khi ngân hàng Việt Nam
với sự trợ giúp của chính phủ đã tiếp tục đổ tiền vào nền kinh tế khi đầu tư
nước ngoài chững lại trong năm 2008.
Rob Cox dẫn
ước tính của ngân hàng HSBC mà theo đó tín dụng ở Việt Nam tăng gấp
bốn lần trong vòng sáu năm và viết:
"Tệ hại
hơn, phần lớn nguồn tiền này đổ vào các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả như
Vinalines dưới sự dẫn dắt của những công chức và những người thụ hưởng từ hệ
thống chia chác của đảng nhờ quan hệ tốt.
"Một trăm
doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam
hiện đạng nợ khoảng 50 tỷ đôla, tức hơn một phần ba GDP của đất nước, theo tính
toán của Reuters.
"Nếu một
số công ty này sụp đổ - điều không phải là khó xảy ra - nó có thể tạo ra cuộc
khủng hoảng ngân hàng lớn."
'Nghi ngại' chính phủ
Thống đốc ngân
hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình nói hồi tháng Bẩy rằng nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng ở mức 9% nhưng các ngân hàng nước ngoài ước tính con số thực tế cao hơn
nhiều.
Bản thân Quốc
hội Việt Nam
nói các ngân hàng cần được cấp khoảng 12 tỷ đôla vốn.
Tác giả Rob
Cox nói dự trữ ngoại hối của cả nước hiện chỉ ở mức 14 tỷ đôla nên việc cấp vốn
cho ngân hàng là khó khăn trong khi lạm phát sẽ tăng và tiền đồng mất giá nếu
Ngân hàng Nhà nước in tiền. Một giải pháp khác, theo bài báo, là kéo các nhà
đầu tư nước ngoài trở lại.
Nhưng nếu
trước đây giới đầu tư nước ngoài nhiệt tình bao nhiêu thì giờ họ ngần ngại bấy
nhiêu.
Ví dụ điển
hình là từ đầu năm đến nay Việt Nam
mới chỉ bán được 250 triệu đôla trái phiếu.
Rob Cox nói
các nhà đầu tư không chỉ quan ngại về tình hình kinh tế mà còn nghi ngại chính
phủ Việt Nam
vốn đã không trả nợ cho tập đoàn nhà nước Vinashin và can thiệp vào quyết định
của tòa án khi xử những vụ liên quan tới kinh doanh.
Tác giả cũng
nói khó có thể loại trừ Việt Nam
phải cần tới gói giải cứu ở một dạng nào đó.
Theo Rob Cox,
Trung Quốc có nhiều vốn nhưng ít có khả năng Việt Nam sẽ để mất dù chỉ chút ít chủ
quyền để đổi lấy vốn của "kẻ thù lịch sử".
Việt Nam không trả
nợ cho Vinashin dù đây là công ty nhà nước
Ông cũng viết
thêm: "Trong khi đó Washington
có thể dễ dàng dàn xếp một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
"Một thỏa
thuận như vậy thậm chí có thể đặt nền móng cho sự trở lại của tàu chiến Hoa Kỳ
tới các cảng như Cam Ranh.
"Dù thế
nào thì sự vỡ mộng hiện nay cho thấy bất kỳ nguồn tiền nào chảy vào Việt Nam cũng đi kèm
các điều kiện.
"Cải cách
sâu rộng, bao gồm cả tư nhân hóa, các doanh nghiệp nhà nước ì ạch cũng như
việc tuân thủ luật lệ chặt chẽ hơn.
"Cả hai
điều này sẽ làm phiền lòng giới cầm quyền thượng lưu vốn cưỡi Porsche và
Bentley bên cạnh những xe xích lô trên đường phố tắc nghẽn ở phố cổ Hà Nội."
Cuối cùng tác
giả kết luận:
"Những
người Việt Nam
tự hào chính đáng sẽ không muốn mất ảnh hưởng, nếu có chút nào, cho những tổ
chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
"Nhưng
nếu họ có thể tìm cách thay đổi thận trọng theo hướng tốt hơn, họ lại có thể là
ví dụ tích cực cho Myanmar
và những nền kinh tế mới nổi khác."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.