Monday, October 8, 2012

Phim về nạn diệt chủng Khmer Ðỏ gây xúc động mạnh cho khán giả

image

Dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, 2 triệu người đã thiệt mạng từ năm 1975 đến 1979

Một bộ phim có tính đột phá của Campuchia miêu tả cuộc đời của một phụ nữ bị mất gần hết người thân 40 năm trước dưới nền cai trị diệt chủng của Khmer Đỏ đang được công chiếu ở Mỹ.

image


Bộ phim gợi lên những chiêm nghiệm và đau buồn sâu sắc đối với khán giả nói tiếng Khmer.

Bộ phim "Lost Loves" được Chhay Bora và vợ ông, nữ diễn viên Kauv Sotheary, cùng viết kịch bản.

image


Đây là cuốn phim truyện đầu tiên về nạn diệt chủng được thực hiện bởi một dàn diễn viên và đoàn làm phim người Campuchia trong hơn 2 thập kỷ qua.

Dựa trên cuộc đời của mẹ vợ ông Chhay Bora, bộ phim tập trung vào những người thân yêu của bà lần lượt ra đi dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, khiến cho khoảng 2 triệu người thiệt mạng từ năm 1975 đến 1979.

image


Phát biểu với đài VOA hồi tuần trước sau buổi giới thiệu phim ở Philadelphia, ông Chhay Bora mô tả bộ phim là thành quả lao động của tình yêu và đau khổ.
 
Ông Chhay nói không thể để những đau đớn và mất mát chất chứa mãi trong lòng cho đến khi đem xuống mồ được. Ông làm bộ phim này để hồi tưởng lại những ký ức đau buồn và chia sẻ lịch sử đau thương ấy cho thế hệ mai sau.

image


Quay ở vùng nông thôn Campuchia, phim "Lost Loves" được các nhà phê bình mô tả là một sự giao thoa của cái đẹp phi thường với tội ác tàn bạo khủng khiếp dưới sự cai trị của Khmer Đỏ.

Sau khi chế độ này chấm dứt, người Campuchia trong và ngoài nước vẫn chưa hết bàng hoàng vì nạn diệt chủng.

Bộ phim với kinh phí 150.000 đô la này đã được trình chiếu tại trường trung học Horace Howard Furness ở thaàh phố Philadelphia trong chặng công chiếu qua 12 thành phố ở Mỹ, và sẽ kết thúc trong tuần này tại California.

Hiệu trưởng trường, ông Daniel Peou, nói bộ phim có giá trị hàn gắn mối quan hệ giữa những thế hệ trong một gia đình bị dày vò vì nỗi kinh hoàng của nạn diệt chủng.

image


Ông Daniel nói bộ phim sẽ giúp những người con thấu hiểu được những đau khổ và mất mát mà cha mẹ của họ phải trải qua, cũng như những gì cha mẹ họ đã hy sinh cho họ.

Bộ phim được trình chiếu mở màn một liên hoan phim kéo dài 4 ngày tại Phnom Penh vào cuối năm 2010 và được khán giả Mỹ khắp nơi tán dương tại những buổi chiếu tại các trường đại học. Tại Đại học Connecticut tháng trước, một người nhận xét nói rằng bộ phim khiến khán giả "không nói nên lời."

Ở Long Beach, California, diễn viên người Campuchia Prach Ly, người đã giúp tài trợ cho bộ phim ở khu vực thành phố Los Angeles, gọi bộ phim là một "bước đột phá."

Ủy ban tuyển chọn phim của Campuchia đã nhất trí bỏ phiếu vào tháng trước để gửi phim "Lost Loves" tranh giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

image
Hình ảnh nhà tù khét tiếng S-21 dưới thời Khmer Ðỏ

image

image

image


Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979



image
Vùng màu vàng trên bản đồ này là vùng Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền trên Biển Ðông.

Lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới Việt Nam hồi tháng hai năm 1979. Phía Việt Nam gọi đây là cuộc chiến “chống bá quyền Trung Quốc” trong lúc Bắc Kinh gọi cuộc xung đột vũ trang này là “Cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam.”

image

Giáo sư Lý Tiểu Binh nói rằng Trung Quốc muốn mô tả cuộc chiến này là một cuộc chiến tự vệ.

Giáo sư Lý: "Trung Quốc muốn biện minh cho hành động của mình. Họ muốn mọi người tin rằng cuộc chiến tranh này có tính chất phản ứng tự vệ để đáp lại chính sách hung hãn của Việt Nam."

image

Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc.

Giáo sư Lý: "Có vấn đề giữa hàng ngũ lãnh đạo mới của ông Đặng Tiểu Bình và quân đội. Quân đội than phiền là họ không được lợi lộc gì trong các nỗ lực cải cách. Họ nói rằng trong lúc tiến hành cải cách họ đã không nhận được các nguồn lực để phát triển. Thậm chí họ còn cho rằng họ là nạn nhân của phong trào cải cách."

image

Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm lăng Việt Nam.

Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đó lại nêu bật sự yếu kém của quân đội Trung Quốc. Họ chỉ tiến được vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 8 kilo mét, tuy đã gây thiệt hại nặng cho một số thành phố ở biên giới. Đà tiến của những toán quân Trung Quốc đã bị khựng lại khi gặp phải sự kháng cự kịch liệt của phía Việt Nam, những người đã tận dụng được các kỹ năng đánh du kích mà họ đã trui luyện trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã gánh chịu tổn thất nhân mạng rất lớn và phải rút về nước sau 29 ngày.

image

Giáo sư Lý: "Đó là một thảm họa nhục nhã đối với quân đội. Thương vong ở mức cao, không theo đúng kế hoạch, thông tin liên lạc tồi tệ, tính toán sai lầm, vân vân …"

Về mặt công khai, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng phía Trung Quốc biết rõ là quân đội của họ có nhiều khiếm khuyết. Không lâu sau đó, Bắc Kinh đã thực hiện một chương trình để hiện đại hóa quân đội của mình.

image

Giáo sư Lý: "Quân đội nhận ra rằng họ đã bị lỗi thời. Tinh thần chiến đấu binh sĩ rất thấp. Các hệ thống của Liên Sô không hoạt động có hiệu quả. Khi đó họ còn dùng các loại khí tài của Liên Sô. Vì vậy cho nên họ đã sẵn sàng chấp nhận đề nghị cải cách quân đội.

Giáo sư Lý Tiểu Binh cho rằng qua cuộc chiến năm 1979 Trung Quốc lại một lần nữa chứng tỏ với các nước láng giềng là họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ.

image

Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng. Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực vào công cuộc phát triển hòa bình.

image

Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.



Dave DeForest



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.