Tổng thống Obama và ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney tranh luận tại đại học Hofstra ở
Các ứng viên
tổng thống Barack Obama và Mitt Romney đã có cuộc đối đầu vòng hai tại New York . Nhưng ai là
người chiến thắng?
Có lẽ là
Obama, bởi mục tiêu của ông sau cuộc tranh luận đầu tiên thất bại là rất rõ
ràng - thể hiện được sức sống. Quả thực, tổng thống đã mạnh mẽ chỉ trích
Romney, gọi ông là kẻ đạo đức giả và là kẻ nói dối ủng hộ giới nhà giàu bằng
cách hy sinh giới trung lưu và người nghèo.
Nhưng Romney
cũng có bài, với việc buộc nền kinh tế khốn khổ vào quanh cổ đương kim tổng
thống. "Tầng lớp trung lưu đang bị nghiền nát bởi các chính sách của một
vị tổng thống không biết là cần làm gì để đưa nền kinh tế phục hồi trở
lại," ông Romney nói.
Tóm lại là
Obama và Romney đều đã ghi điểm. Cả phe Dân chủ và Cộng hòa sẽ đều tìm được lý
do để ăn mừng cuộc tranh luận, nhưng có vẻ như chuyện đó không ảnh hưởng gì tới
việc làm thay đổi cuộc đua đang trong chiều hướng đeo bám chặt chẽ.
Daily Beast (người viết: Michael Tomasky)
Obama đã thắng
cuộc tranh luận. Thắng lớn. Có thể không bằng chiến thắng của Romney trong vòng
một, nhưng đủ lớn để cho thấy sự cách biệt. Thú vị hơn nữa chính là về cách mà
ông giành chiến thắng. Quý vị hãy thử nêu tên một người, mà chắc chắn không
phải là tôi, người từng nói ba tiếng đồng hồ trước đây rằng khoảnh khắc tuyệt
vời nhất của Obama trong đêm tranh luận có lẽ là về chuyện Benghazi ?
Đã có những
khoảnh khắc khác. Obama đã thắng khi thảo luận về vấn đề di trú. Ông đã kiểm
soát được tình hình. Ông đã thắng trong vấn đề thuế. Thuế là chủ đề kỳ quặc.
Tôi đã bị sốc khi thấy ông Romney giữ quan điểm về mức thuế 20% của mình và cứ
khăng khăng là cách tính toán của ông ấy là chính xác.
Breitbart.com (người viết: John Nolte)
Nếu vẫn còn
những cử tri thực sự chưa quyết định, thì chính là họ chưa quyết định rõ ràng
giữa ông Obama và Đảng Xanh. Hơn nữa, và lúc tôi viết bài này thì ông Obama đã
phát biểu nhiều hơn ông Romney được bốn phút. Trong một cuộc tranh luận 90 phút
thì đó đó là một ưu thế lớn.
Phần non tay
nhất và thiếu thành thật nhất trong việc "dẫn dắt" kém cỏi của
Crowley là khi cô ấy thực sự nhảy vào cuộc tranh luận, bênh vực ông Obama khi
vấn đề Benghazi được đề cập đến. Để che chắn cho mình và chính quyền của mình
trong việc nói dối gần hai tuần về vụ tấn công xảy ra nhằm phản đối đoạn video
trên YouTube, ông Obama đã gọi đó là "cuộc tấn công khủng bố" trong
ngày đầu tiên ông ra tuyên bố tại Rose Garden.
Ông Romney đã
phản bác một cách chính xác điều này. Crowley
đã đứng về phía Obama một cách hoàn toàn thiếu chính xác, và cử tọa đã phản ứng
rõ ràng.
Politico (người viết: Alexander Burns)
Cuộc tranh
luận tối nay có thể hiện được mức độ chiến thắng mà đảng Dân chủ hy vọng có
được hay không vẫn là điều còn phải chờ thêm. Nhưng rõ ràng là ông Obama đã liên
tục công kích ông Romney, tấn công đối phương với hàng loạt các cú đánh về tính
cách, về sự nhất quán, và về các đề xuất chính sách.
Chẳng hạn như
khi Romney chỉ trích Obama không hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch,
Obama nhanh chóng phản ứng: "Khi ông là thống đốc tiểu bang Massachusetts , ông đã
đứng ngay trước cửa một nhà máy than, chỉ vào đó mà nói: "Nhà máy này giết
hại các thứ."
Fox News (người viết: Karl Rove)
Obama cần
chiếm ưu thế bằng cách thể hiện tầm nhìn, nhưng thay vì như vậy thì ông lại
xuất hiện trong đêm rồi, chạy theo Romney, mà điều đó gây bất lợi cho tổng
thống nhiều hơn là cho ông Romney.
Bầu cử là
chuyện hướng về tương lai, không phải về quá khứ và chuyện giữ nguyên hiện
trạng sẽ không giúp thắng cử. Quý vị có thể nói, "Tôi đã thực hiện tốt
công việc và đây là những thay đổi mà tôi sẽ dành tâm huyết vào". Ông
Obama đã bỏ quá nhiều thời gian để bảo vệ những gì ông đã làm được mà không có
cơ hội đưa ra tầm nhìn toàn diện về những gì ông sẽ làm trong bốn năm tới.
Guardian (người viết: Gary Younge)
Barack Obama
có một điều khi bước vào cuộc tranh luận này: ông ta không thể tranh luận tệ
hơn lần trước được. Mitt Romney thì có một nhược điểm: có vẻ như ông không thể
nào làm tốt hơn lần trước.
Và khi vào cuộc, Obama đã tốt hơn nhiều. Rõ ràng hơn, sắc nét hơn, quyết
đoán hơn và nhiệt thành hơn, ông thách thức Mitt Romney bằng các sự kiện và
cách hùng biện khiến đối phương choáng ngợp. Lần này, người chiến thắng là
Obama. Lần trước, ông mờ nhạt, còn lần này, ông khiến Romney trở nên mờ nhạt.
Trung
Quốc: Một đề tài của cuộc tranh luận tổng thống
BẮC KINH —
Các chính sách kinh tế của Trung Quốc đã bị chỉ trích trong cuộc tranh luận
giữa các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đêm qua. Theo tường thuật của thông tín
viên VOA William Ide từ Bắc Kinh, cả hai ứng cử viên đã mượn Trung Quốc làm mục
tiêu trách cứ và công cụ tấn công lẫn nhau, và khơi ra phản ứng nhẹ từ phía Bắc
Kinh.
Trong khi phần lớn cuộc tranh luận lần thứ nhì giữa hai ứng cử viên tổng thống tập trung vào các vấn đề quốc nội, Tổng thống Barack Obama và đối thủ là thống đốc Mitt Romney đã dồn sự chú ý khá nhiều vào Trung Quốc. Cả hai đã bày tỏ quan ngại về các chính sách tiền tệ, thương mại, và nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đã xuất hiện ra sao trong các kế hoạch hưu bổng của họ.
Trong khi phần lớn cuộc tranh luận lần thứ nhì giữa hai ứng cử viên tổng thống tập trung vào các vấn đề quốc nội, Tổng thống Barack Obama và đối thủ là thống đốc Mitt Romney đã dồn sự chú ý khá nhiều vào Trung Quốc. Cả hai đã bày tỏ quan ngại về các chính sách tiền tệ, thương mại, và nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đã xuất hiện ra sao trong các kế hoạch hưu bổng của họ.
Ông Mitt
Romney cam kết sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc nếu ông đắc cử.
Ông Romney nói: “Trung Quốc đã là một nước thao túng tiền tệ trong nhiều năm liên tục. Và tổng thống luôn luôn có cơ hội để gắn cho họ nhãn hiệu thao túng chỉ tệ, nhưng ông ấy đã không làm như vậy. Trong ngày đầu tiên giữ chức tổng thống, tôi sẽ chính thức tuyên bố Trung Quốc là một nước thao túng chỉ tệ, và như vậy, trong trường hợp cần thiết, tôi sẽ có thể áp đặt những thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng của Trung Quốc mà tôi tin là họ có ưu thế không công bằng đối với các nhà sản xuất của chúng ta.”
Ông Romney nói: “Trung Quốc đã là một nước thao túng tiền tệ trong nhiều năm liên tục. Và tổng thống luôn luôn có cơ hội để gắn cho họ nhãn hiệu thao túng chỉ tệ, nhưng ông ấy đã không làm như vậy. Trong ngày đầu tiên giữ chức tổng thống, tôi sẽ chính thức tuyên bố Trung Quốc là một nước thao túng chỉ tệ, và như vậy, trong trường hợp cần thiết, tôi sẽ có thể áp đặt những thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng của Trung Quốc mà tôi tin là họ có ưu thế không công bằng đối với các nhà sản xuất của chúng ta.”
Nhưng Tổng
thống Obama lập luận rằng chủ trương của chính quyền ông đã đem lại kết quả.
Ông Obama nói: “Về vấn đề thao túng tiền tệ, chỉ tệ của Trung Quốc đã tăng 11% kể từ khi tôi giữ chức tổng thống vì chúng tôi đã mạnh tay với họ. Và chúng tôi đã gây nên những sức ép thương mại trước đây chưa từng có đối với Trung Quốc. Đó là lý do vì sao xuất khẩu đã gia tăng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Và sự kiện đó sẽ giúp tạo công ăn việc làm trong nước.”
Ông Obama nói: “Về vấn đề thao túng tiền tệ, chỉ tệ của Trung Quốc đã tăng 11% kể từ khi tôi giữ chức tổng thống vì chúng tôi đã mạnh tay với họ. Và chúng tôi đã gây nên những sức ép thương mại trước đây chưa từng có đối với Trung Quốc. Đó là lý do vì sao xuất khẩu đã gia tăng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Và sự kiện đó sẽ giúp tạo công ăn việc làm trong nước.”
Bất kể lời chỉ trích đôi lúc rất gay gắt đã được đưa ra trong cuộc tranh luận,
tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
đã có phản ứng nhẹ nhàng. Khi được hỏi về lời chỉ trích và quan điểm tiêu cực
về Trung Quốc ở Mỹ, ông Hồng Lỗi đã tập trung vào cơ hội phát triển mà Trung
Quốc đem lại cho cả hai nước.
Ông Hồng nói Trung Quốc hy vọng các chính trị gia của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Hoa Kỳ có thể nhìn những sự kiện phát triển của Trung Quốc một cách công bằng và khách quan, và tích cực hỗ trợ cho sự lớn mạnh của bang giao Trung-Mỹ. Ông cũng nói Trung Quốc hy vọng các ứng cử viên có thể nhận thức được bản chất lợi ích của quan hệ kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Hồng Lỗi thẳng thừng phủ nhận việc Trung Quốc thao túng tiền tệ và nói thêm ông hy vọng sau cuộc bầu cử, các ứng cử viên Hoa Kỳ sẽ có nhiều biện pháp thêm để tăng cường sự tín nhiệm giữa hai nước.
Nhưng cũng có các dấu hiệu mới cho thấy sự tin tưởng đang mờ nhạt dần giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sau một loạt những vụ giằng co về chính sách có liên quan đến những vấn đề như tập tục thương mại, thành tích nhân quyền của Trung Quốc, và điều được gọi là sự “chuyển trọng điểm” sách lược của Hoa Kỳ hướng về châu Á.
Một cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew vừa công bố cho thấy những dè dặt đối với bang giao với Hoa Kỳ đang gia tăng trong công chúng Trung Quốc.
Ông Hồng nói Trung Quốc hy vọng các chính trị gia của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Hoa Kỳ có thể nhìn những sự kiện phát triển của Trung Quốc một cách công bằng và khách quan, và tích cực hỗ trợ cho sự lớn mạnh của bang giao Trung-Mỹ. Ông cũng nói Trung Quốc hy vọng các ứng cử viên có thể nhận thức được bản chất lợi ích của quan hệ kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Hồng Lỗi thẳng thừng phủ nhận việc Trung Quốc thao túng tiền tệ và nói thêm ông hy vọng sau cuộc bầu cử, các ứng cử viên Hoa Kỳ sẽ có nhiều biện pháp thêm để tăng cường sự tín nhiệm giữa hai nước.
Nhưng cũng có các dấu hiệu mới cho thấy sự tin tưởng đang mờ nhạt dần giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sau một loạt những vụ giằng co về chính sách có liên quan đến những vấn đề như tập tục thương mại, thành tích nhân quyền của Trung Quốc, và điều được gọi là sự “chuyển trọng điểm” sách lược của Hoa Kỳ hướng về châu Á.
Một cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew vừa công bố cho thấy những dè dặt đối với bang giao với Hoa Kỳ đang gia tăng trong công chúng Trung Quốc.
Cuộc thăm dò cho thấy điểm tán thành dành cho Hoa Kỳ và Tổng thống Obama đã sụt giảm đáng kể và tỷ lệ người Trung Quốc mô tả bang giao với Mỹ mang tính hợp tác đã tụt từ 68% xuống tới mức 39%.
Quí vị và các bạn trẻ thân mến,
ReplyDeleteDù là một cháu đủ 18 mới đi bầu lần đầu, tôi nghĩ cháu cũng không cần lúng túng như nhiều quí vị trí thức trí ngủ. Hễ làm tốt, ta bầu tiếp, hễ bê bết hơn 4 năm trước, thì hãy cho người khác một cơ hội. Khỏi cần debate, thắc mắc chi cho mệt óc, phải không? Cứ xếp các con số lên bàn thì thấy rõ:
Trong 4 năm ông Obama làm việc, có các thành quả rõ ràng, ta coi vào đó, ông làm tốt, ta bỏ phiếu giữ ông lại thêm 4 năm. Ông làm bết, ta cho ông nghỉ hưu.
Vấn đề quá giản dị, tại sao đã là BS, Kỹ sư, GS, Doanh nhân còn phải suy luận dài dòng? Suy luận dở thế con cháu chúng cười cho. Không biết mắc cở sao?
Thí dụ: về thất nghiệp:
Bill Clinton: 5.21%; Bush: 5.27%; Obama: 9.36%.(trung bình của 4 năm)
Nợ công khi ông Obama mới lên tức 2008: 9 trillion (ngàn tỉ), sau 4 năm ông làm cho nó thành gần 16 trillion.
Những người hưởng tiền Nhà nước: gấp 3 thời Clinton và Bush, tức là trên 30 triệu. Việc huấn nghệ cho người welfare: zero.
Con người trong xã hội Hoa Kỳ: quá chia rẽ, tôi biết vì cuộc bầu cử này mà thù oán nhau dù xưa kia là bạn thân.
Tôn giáo: Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Thiên chúa giáo) và Tin Lành, (Mục sư Bill Graham 94 tuổi và nhiều vị khác) la oai oái vì luật phá thai do Obama đưa ra và bảo hiểm (có phần triệt sản) phải mua cho nhân viên từ năm tới.
Tình hình Trung đông, ông TT Obama lo tranh cử nên Đại sứ Mỹ và 3 nhân viên bị chúng giết, ông cũng bỏ lơ. Rồi sau 2 tuần mới phản ứng, quá chậm. Ông đâu có nghĩ tới nhiệm vụ của ông.
Như khi dân LA bị lụt, ông Romney đi thăm an ủi dân, ông Obama còn mải đi mấy TB vận động.
Tôi thiết nghĩ, có cái đầu óc bình thường như anh thanh niên 18 tuổi nói trên, sau 1 giờ với dữ liệu trong tay, anh ta biết phải bỏ cho ai đừng nói là BS, Kỹ sư, GS, Nha sĩ, Dược sĩ.
Đừng lươn lẹo chối bỏ sự thật hoặc dốt quá thành mù, con nít chúng cười vào mũi mắc cở đấy bà con à.
Bút Xuân Trần Đình Ngọc