Ứng dụng mới
của NTT Docomo có thể vừa dịch trực tiếp vừa nhắn tin dịch bằng tiếng mẹ đẻ.
Ứng dụng mới
dịch trực tiếp giúp người Nhật nói chuyện được với người nước ngoài qua điện
thoại mà chỉ cần dùng tiếng mẹ đẻ.
Mạng lưới di
động lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, chuẩn bị cung cấp dịch vụ chuyển từ tiếng
Nhật sang tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn, và tiếp đó sẽ phát triển ra các
ngôn ngữ khác.
Đây là ứng
dụng mới nhất trong loạt chương trình dịch hội thoại qua điện thoại được ra mắt
tháng này.
Alacatel-Lucent
và Microsoft là hai trong số các hãng đang phát triển giải pháp ứng dụng mới.
Sản phẩm có
thể giúp các công ty giảm chi phí nhờ việc cắt số nhân viên dịch thuật đa ngôn
ngữ. Đồng thời cũng giúp phát triển du lịch.
Tuy nhiên,
phần mềm này chưa thể dịch hoàn hảo, chỉ giới hạn ở một số tình huống nhất định.
Công
nghệ xử lý qua máy chủ
NTT Docomo ra
mắt ứng dụng Hanashite Hon'yaku cho điện thoại Android hồi đầu tháng này trong
triển lãm Công nghệ tiến bộ và Triển lãm phối hợp (Ceatec) ở Nhật, dự định sẽ
chính thức phát hành vào ngày 01 tháng 11.
Người sử dụng
nghe được bản dịch chậm hơn khoảng vài giây so với lời của đầu dây bên kia, và
gửi tin nhắn dịch cùng lúc.
“Ứng dụng sẽ
được bổ sung tiếng Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng
Thái vào cuối tháng 11, nâng số ngôn ngữ trừ tiếng Nhật lên 10,” đại diện công
ty cho biết.
“Những bản
dịch nhanh và chính xác là khả thi trên các loại điện thoại thông minh, bất kể
đặc tính của mỗi loại ra sao, vì Hanashite Hon’yaku sử dụng máy chủ của Docomo
để xử lý dữ liệu.”
Người gọi phải
đăng ký sử dụng gói cước của Docomo để dùng phần mềm này.
Bạn có thể
thực hiện hội thoại với một người, nhưng chúng tôi muốn có thể thực hiện họp
nhóm với 10 người dùng bốn ngôn ngữ khác nhau."
Gilles
Gerlinger, đồng sáng lập gói sản phẩm We Talk của Alcatel
NTT Docomo sẽ
sớm phải đối đầu với Alcatel-Lucent của Pháp, với sản phẩm We Talk, dịch được
từ tiếng Nhật sang hàng tá các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp và Ả Rập.
Dịch vụ này
được thiết kế để có thể hoạt động trên bất kỳ điện thoại cố định nào, có nghĩa
là, công ty này phải tìm cách đưa được công nghệ nhận giọng nói, sử dụng dữ
liệu âm thanh mẫu ở tần số 8kHz hoặc 16 kHz.
Các sản phẩm
khác vốn phụ thuộc vào đường truyền dữ liệu – sử dụng mẫu âm thanh ở mức 44kHz,
dễ xử lý dữ liệu hơn.
Alcatel-Lucent
sử dụng công nghệ độc quyền có thể lưu được giọng nói của người sử dụng rồi
tăng cường độ lên trước khi áp dụng phần mềm nhận giọng.
Dữ liệu sau đó
sẽ chạy qua phần mềm dịch rồi tới phần mềm tổng hợp từ ngữ.
Công ty cho
biết toàn bộ quá trình có thể được xử lý trong chưa tới một giây.
Tuy nhiên, nó
phải đợi cho tới khi người nói dừng lại thì mới bắt đầu dịch, theo thử nghiệm
trên các nhân viên của hãng bảo hiểm Axa, và cho biết người dùng khá thích trải
nghiệm này.
“Chúng tôi vẫn
làm việc để cải tiến hệ thống này,” Gilles Gerlinger, người đồng sáng lập gói
sản phẩm nói với BBC.
“Bạn có thể
thực hiện hội thoại với một người, nhưng chúng tôi muốn có thể thực hiện họp
nhóm với 10 người khác nhau dùng bốn ngôn ngữ, và hệ thống sẽ dịch tất cả các
loại tiếng cần thiết.
“Chúng tôi
cũng có dự án khác là MyVoice, có thể cho phép giọng trên máy nghe giống hệt
giọng thật của bạn.”
Chuyển
ngữ qua video chat
Lexifone thu
tiền dịch vụ dịch trực tiếp dựa trên độ dài của mỗi cuộc gọi
Phòng Nghiên
cứu của Microsoft cũng đang phát triển công nghệ Translating Telephone.
Công ty nhận
thấy một trong những vấn đề lớn nhất là làm sao để phần mềm thích ứng được với
cách phát âm khác nhau của mỗi người.
“Công nghệ này
vẫn chưa được hoàn hảo,” nhà nghiên cứu Kit Thambiratnam nói hồi năm 2010.
“Nhưng chúng
tôi nghĩ rằng nó đủ tốt để hai người có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ
đẻ nếu họ phát âm rõ ràng, và thỉnh thoảng nhắc lại từ.”
Google đã cho
ra ứng dụng có thể dịch 17 ngôn ngữ khác nhau cho phép hai người nói chuyện
trực tiếp, nhưng chưa dành cho điện thoại.
Công ty
Lexifone của Israel
hy vọng sẽ đi tiên phong trong việc đưa ra sản phẩm dịch trên điện thoại của
mình.
Đầu năm nay
hãng đã cho ra phần mềm dịch tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp và
Trung Quốc.
Lãnh đạo hãng,
từng là kỹ sư của IBM, có ước vọng sẽ xóa bỏ công nghiệp dịch thuật bằng sức
người mà theo ông, chi phí tới 14 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
“Theo những
quan sát của chúng tôi về cách thị trường đón nhận công nghệ mới, tôi cho là
chúng ta có khả năng phát triển nhanh hơn.”
Lexifone đang
kết hợp với BT và Telefonica để đưa dịch vụ tới khách hàng của hai mạng điện
thoại này.
Trong khi công
ty đặt tại California, MyLanguage, đang theo đuổi chiến lược mới nhằm đưa ra
bản dịch trực tiếp bằng giọng nói và tin viết trên video chat qua ứng dụng
Vocre với iPhones.
Ứng dụng này
đang được kiểm nghiệm bản beta – yêu cầu người dùng phải kết nối internet để sử
dụng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.