Tiếng Việt là một thứ tiếng thuộc Top đầu hiếm hoi về Nói Lái mà ít có ngôn ngữ của dân tộc nào có được. Nói lái có thành phần xuất thân “chợ búa”, nhưng trở nên phổ biến, thông dụng và ngay cả các bậc tu hành cũng nói lái. Nói lái là cách nói vui làm cho lời thành sinh động và đời sinh động theo, lại hàm chứa mục đích phê phán hay phản ánh được chực chất có tính bi kịch. Muốn nói lái điệu nghệ nhất thiết phải nhiều trải nghiệm cuộc sống, nghe thấy nhiều, tiếp cận nhiều và dường như người thiếu thông minh, ít máu hài hước có khả năng nói lái hạn chế.
Nhớ ngày đậu “Tú tài” đến báo tin cho một vị linh mục, vừa gặp nhau ông đã cười hỏi “Con tái tù rồi phải không?”. Lạy Chúa lòng lành, lạy Cha nhân từ, con là học sinh không ngoan nhưng cũng học giỏi và sống lương thiện, tư pháp lý lịch trắng bóc chứ có phải kẻ vào tù ra khám bao giờ!
Những ai từng sống và nhất là từng… suýt (hay đã) làm rể với một cô gái áo bà ba khăn rằn… thì không thể không biết đến nói lái của người Nam bộ. Sự thật thì nói lái không chỉ Nam bộ mới có, nhưng nói lái ở đây có những đặc thù xuất phát từ tính cách trào lộng nhạy bén của con người, của sức ma sát trong giao tiếp.
Nói lái Nam bộ, nhìn chung thường cấu thành bởi hai từ khác dấu nhau ( róc rách, bùi ngùi…cùng dấu không tạo thành nói lái) trong đó hai phụ âm đầu hoán vị cho nhau. Thí dụ: “Bố chồng” là “Chống bồ”; “Thầy giáo” lái thành “tháo giầy”, “giáo chức” thành “dứt cháo”, chắc là tại lương của các vị này ăn cơm không nổi!… Nhiều trường hợp rất biến báo cốt sao truyền đạt được ý tưởng của người nói, chẳng hạn “lấy vợ” lái thành “vấy nợ” nghe càng có vẻ cảm thán thấm cái sự đời cho những ai một lần sa chân vào vòng đó! Hoặc “lấy chồng” lái ra “chống lầy” nghe hơi bi kịch bởi càng chống càng lầy, mắc vào rồi mới biết, khổ thân biết bao nhiêu!
Theo một nhà giáo vốn là con mọt sách thì nói lái Nam bộ phong phú hơn miền Bắc rất nhiều. Hầu như người nào cũng biết nói lái. Đặc biệt là có hai, ba cách lái của cùng một từ trong khi miền Bắc thường chỉ có một cách lái. Thí dụ bà Hồ Xuân Hương hay ông Trạng Quỳnh nói lái, nhưng lái ra sao thì… bậy quá, viết ra không tiện!
Vài chục năm trở lại đây, do điều kiện kinh tế xã hội có những đổi mới sâu sắc kèm theo đó không thể không có những luồng gió độc tràn vào khi mở cửa làm cho nói lái có thêm chỗ để ra tay. “Dự án tiền khả thi” lái thành “Dự án tiền… khỉ tha” nghe rất ấn tượng có khi nói ngắn mà đủ về một dự án tai tiếng vì không có hiệu quả kinh tế nhưng vẫn vẽ ra làm cho ngân sách bị “khỉ” nó tha vào túi! Trong số các dự án khỉ tha này, tại Sài Gòn cách nay hơn chục năm có công trình chợ “Văn Thánh” được lái thành Chợ “thanh vắng” vì người ta phải giải tỏa nhiều nhà dân để xây nên cái chợ trăm tỉ mà tiểu thương chê không vào thuê sạp do chợ nằm ở chân dốc cầu và lại là… đường một chiều của con đường từ cầu Sài Gòn đổ vào, vốn là điểm nóng của kẹt xe, làm sao có khách nào dám ghé mua?
Trùng tên với chợ (vì nằm trong cùng một khu) là cây cầu nổi cộm về tai tiếng có lẽ trong cả nước về kiểu tay mơ được chỉ định làm thầu, cha chung không ai khóc, đẩy xuống đùn lên và giao trứng cho ác là cầu Văn Thánh 2, thiết kế để trên là cầu dưới là hầm chui, cũng được nói lái thành “cầu… Thanh Vắng”, chỉ nghe đã hiểu tai tiếng của nó lớn ngần nào. Là cầu chui dành cho xe tải nhưng độ tĩnh không thiết kế 2,5m nhưng cầu lún mất… 1,1m thành ra “thanh vắng” bởi xe tải cao không chui qua được! Về cây cầu này, sự tai tiếng còn ở chỗ ngành chức năng (Công chánh: “tranh cống”) áp dụng công nghệ “bù lún” để khắc phục việc cầu làm trên nền địa chất yếu mà không xử lý đúng mức. Thế là “Bù lún” lái thành… bùn lú. Càng bù lún càng bùn lú, mà lú bùn thì lại bù lún tiếp tục!
Nói lái là cách nói hài hước nhưng rất thông minh biến báo, thời a còng a móc nó có biến đổi cách cấu tạo, không câu nệ miễn sao tạo được một “tấu hài” mà chỉ nghe đã biết ám chỉ ai, ngành nào.“Vũ Như Cẩn” (vẫn như cũ), “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên), cái tên của ai đó nghe rất đẹp mà giờ đây thành tiếng xài chùa của nhà báo mỗi khi bí từ đặt tít. Nhiều năm trước, khách nhập cảnh hay doanh nghiệp xin thông quan hàng hóa thường phải làm thủ tục “đầu tiên” mà ai cũng hiểu là phải lấy ra cái phong bì để tìm xem… “tiền đâu”. Không biết bây giờ thủ tục này hết chưa hay… “vũ như cẩn”… điều đó thì chỉ những ai trong cuộc mới trả lời được.
“Sáng mắt trông ghe” (ghé mắt trông sang) lĩnh vực nghệ thuật vốn là nơi làm cho cuộc sống của người ta bớt phần thô ráp dung tục, thì nay thật tội nghiệp cho những cô gái hành nghề người mẫu: Từ “chân dài” thành “chai dần”, ai không biết đôi chân dài là chân… gợi cảm, chân đẹp là người đẹp, nhưng nói lái không phải không bâng khuâng nuối tiếc cho những cặp chân dài đang bị “chai dần”! Chai cái gì và bởi cái gì thì tự hiểu lấy!
“Sáng mắt trông ghe” (ghé mắt trông sang) lĩnh vực nghệ thuật vốn là nơi làm cho cuộc sống của người ta bớt phần thô ráp dung tục, thì nay thật tội nghiệp cho những cô gái hành nghề người mẫu: Từ “chân dài” thành “chai dần”, ai không biết đôi chân dài là chân… gợi cảm, chân đẹp là người đẹp, nhưng nói lái không phải không bâng khuâng nuối tiếc cho những cặp chân dài đang bị “chai dần”! Chai cái gì và bởi cái gì thì tự hiểu lấy!
Nói lái là cách nói vui làm cho lời thành sinh động và đời sinh động theo, lại hàm chứa mục đích phê phán hay phản ánh được chực chất có tính bi kịch. Muốn nói lái điệu nghệ nhất thiết phải nhiều trải nghiệm cuộc sống, nghe thấy nhiều, tiếp cận nhiều và dường như người thiếu thông minh, ít máu hài hước có khả năng nói lái hạn chế?
***
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Theo định nghĩa chung chung của một số nhà Ngôn ngữ học thì Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn và cho rằng đây là một trong những đặc trưng của tiếng Việt, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm. Thí dụ như “lộng kiếng” nói lái thành “liệng cống” hay “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “đơn giản” thành “đang giỡn”…
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.