Tại sao vấn đề nhân quyền không có trong chương trình nghị sự?
Giáo sư Robert Kelly thuộc Đại học Busan giải thích: “Vấn đề này không có trong bản chương trình nghị sự vì người Bắc Hàn phản ứng rất tệ mỗi lần Hoa Kỳ đề cập vấn đề này”.
"Việc nêu quyền con người đã làm gián đoạn các cuộc đàm phán trước đó với Bắc Hàn. Vì vậy, Mỹ nói rằng họ buộc phải giữ vấn đề này lại cho tương lai. Nhưng nếu các cuộc đàm phán tiếp tục, thì ngày càng sẽ có nhiều áp lực từ các nhóm nhân quyền rằng vấn đề này phải được đề cập."
Người Bắc Hàn có biết gì về cuộc hội nghị thượng đỉnh không?
Họ có biết. Truyền thông địa phương đang đưa tin và cũng cho biết cuộc hội nghị là một điều đáng kinh ngạc. Nhưng họ sẽ không được phép theo dõi truyền thông nước ngoài.
Tổ chức Phóng viên không Biên giới xếp hạng Bắc Hàn đứng chót trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Tất cả các tin tức đều phải qua truyền thông nhà nước và người nào bị phát hiện bí mật xem hoặc nghe truyền thông quốc tế có thể bị bỏ tù.
Trong lần đi bộ thứ hai dọc hành lang ngoài trời sau cuộc gặp riêng, ông Kim được hai nhà báo hỏi hai lần: “Chủ tịch Kim, ông sẽ hủy bỏ hạt nhân chứ?”.
Ông Kim không trả lời. Câu hỏi chưa được trả lời thứ ba là: “Ông Kim, ông có từ bỏ các vũ khí hạt nhân của ông không, thưa ông?”
Ông chỉ đi với ông Trump, lờ đi các câu hỏi.
Cũng trong buổi đi dạo này, ông Trump nói với các phóng viên rằng mọi chuyện đang diễn rất một cách rất xuất sắc.
Vì sao ông Kim đến hội nghị sớm hơn ông Trump?
Phóng viên Lee Minji tiếng Hàn phân tích lý do vì sao ông Kim đến sớm ở cuộc hội nghị thượng đỉnh với ông Trump là văn hóa truyền thống của người Triều Tiên.
Đó là người trẻ tuổi đến sớm để tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi hơn.
Ông Kim: ở độ tuổi 30. Ông Trump: 71.
Ai ngồi tại bàn đàm phán sáng nay?
Phái đoàn của Bắc Hàn gồm:
Kim Yong-chol: Được xem là "cánh tay phải" của Kim Jong-un, ông đã đến Washington để chuẩn bị cho cuộc hội đàm thượng đỉnh hồi đầu tháng này, điều này khiến ông trở thành quan chức Bắc Hàn cao cấp nhất từng đến thăm Hoa Kỳ.
Ri Yong-ho: Ngoại trưởng Bắc Hàn. Sự nghiệp ngoại giao bắt đầu từ những năm 1990, khi ông đã từng nhiều lần tham gia đàm phán với Hoa Kỳ.
Ri Su-yong: Trước đây ông từng giữ chức Ngoại trưởng trước khi chuyển giao cho Ri Yong-ho. Tuy nhiên, ông vẫn là một trong những quan chức cấp cao nhất ở Bình Nhưỡng.
Ở bên phía của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang ngồi bên cạnh ông Trump, với chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly ở phía bên cạnh.
Và nếu nhìn thật kỹ, có thể nhìn thấy cố vấn an ninh John Bolton ở ngay góc bàn. Cũng đừng quên, chính bình luận của ông Bolton so sánh Bắc Hàn với Libya đã xém nữa đưa cuộc hội nghị bên bờ sụp đổ chỉ cách đây vài tuần.
Người phụ nữ quan trọng nhất căn phòng
Người phụ nữ này không chỉ là một thông dịch viên. Bà là cầu nối giữa ông Trump và ông Kim. Bà là người phụ nữ quan trọng nhất trong căn phòng họp đó.
'Giơ ngón tay cái'
Có vẻ không phải ai cũng vui mừng về cuộc gặp lịch sử này.
"Người đàn ông không chịu bắt tay Angela Merkel (Thủ tướng Đức) và gọi Justin Trudeau (Thủ tướng Canada) "yếu đuối" vừa đưa một ngón tay cái hưởng ứng cho kẻ độc tài, người đã ra lệnh giết chết người bất đồng chính kiến và gia đình của chính ông ta, trong khi ông ta ngồi đó cười đó vui vẻ."
Một người bày tỏ cảm nghĩ trên Twitter viết.
Ai đang đứng ngoài quan sát?
Trung cộng trong nhiều thập kỷ qua là phe ủng hộ kinh tế chính của Bắc Triều Tiên và rất có thể bất kỳ thỏa thuận nào mà ông Kim đạt được với Mỹ sẽ cần sự chứng thực ngầm từ Bắc Kinh.
Trước những cuộc đàm phán giữa Hàn Quốc, ông Kim đột ngột xuất hiện ở Bắc Kinh trong một chuyến thăm nhà nước - chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức. Điều đó cho thấy ông vẫn cần phải sắp xếp các động thái ngoại giao của mình với Bắc Kinh. Ông cũng đến Singapore trên một chiếc máy bay Trung cộng.
Nhật Bản đang lo lắng quan sát từ bên ngoài. Được coi là kẻ thù của Bình Nhưỡng và nằm trong tầm bắn của tên lửa. Thủ tướng Shinzo Abe đã nhiều lần gặp ông Trump để tìm cách đưa quan điểm của Tokyo vào chương trình nghị sự; quan trọng nhất là việc phóng thích công dân Nhật Bản bị bắt cóc bởi Bắc Hàn.
Nga_ Bắc Hàn từng một đồng minh từ thời Liên Xô cũ, Moscow tuy lên án chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nhưng cũng chỉ trích các biện pháp trừng phạt quốc tế là vô tác dụng. Và tuy trông có vẻ như là Nga đang ngồi ngoài cuộc hội nghị thì chỉ trước đó vài tuần, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Bình Nhưỡng. Và tất nhiên: ông ấy cũng vừa thu xếp tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh Kim-Putin vào cuối năm nay.
Tiếng Anh của ông Kim tốt đến đâu?
"Rất vui được gặp ông, ngài Tổng thống," ông Kim nói với ông Trump bằng tiếng Anh.
Có rất ít thông tin cá nhân về ông Kim, nhưng có những chỉ giấu cho biết ông thực sự thông thạo tiếng Anh.
Dennis Rodman, một cựu cầu thủ bóng rổ và là một người bạn rất thân của ông Kim có đến Bắc Triều Tiên vào năm 2013.
Truyền thông cho thấy hai người đã nói chuyện trực tiếp với nhau mà không cần thông dịch viên. Ông Kim, tất nhiên, đã từng học tập ở Thụy Sĩ.
Trump: "Rất, rất tốt. Mối quan hệ xuất sắc"
Khi được hỏi cuộc gặp riêng với ông Kim Jong-un như thế nào, Tổng thống Donald Trump nói: "Rất, rất tốt. Mối quan hệ xuất sắc."
Cả hai vừa có cuộc gặp mặt đối mặt 35 phút trước buổi làm việc buổi trưa.
Một người đào tẩu Bắc Hàn nói...
Quan sát từ Hoa Kỳ, Grace Jo, một trong nhiều người đào tẩu Bắc Hàn chia sẻ suy nghĩ của mình với phóng viên Hugo Bachega ở Washington.
"Tôi cảm thấy rất tiếc vì quyền con người không được thảo luận. Chúng ta không thể tách rời vấn đề hạt nhân khỏi các vấn đề nhân quyền. Họ phát triển vũ khí hạt nhân trong khi những người khác chết vì đói, bị giam giữ trong tù."
Trung cộng 'dàn dựng' ông Nixon sang thăm hồi 1972
Chủ tịch cộng sản Trung cộng Mao Trạch Đông gặp Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ở nhà ông ở Tử Cấm Thành ngày 22/2/1972
Nhà báo Ngô Ngọc Văn nhân cuộc gặp thượng đỉnh Kim – Trump đã nhắc lại chuyện Trung cộng thời Mao dàn dựng cho ‘du khách; và học sinh Trung cộng đón Tổng thống Richard Nixon năm 1972 ra sao.
Các em nhỏ được nhắc là phải nói tốt khi chẳng may phái đoàn Mỹ hỏi ‘Các em có thích Hoa Kỳ không? Có được ăn no không?”.
Vào thời đói kém đó, một số cửa hàng thực phẩm ở Bắc Kinh còn trưng bày thịt để xóa đi hình ảnh thiếu thốn, theo bà Ngô Ngọc Văn, người lớn lên ở thủ đô Trung cộng trong thập niên 1960-70.
Nhà báo Mỹ Max Frankel từ tờ New York Times đã sang Trung cộng cùng đoàn của Tổng thống Nixon và kể lại ông thấy trong chuyến thăm đến Vạn lý Trường Thành, phía Trung cộng đã dàn dựng để có một nhóm khách du lịch nội địa xuất hiện cùng lúc ông Nixon và phu nhân đến nơi.
Một phụ nữ Trung cộng ăn mặc đẹp còn đứng sẵn để bắt tay phái đoàn Hoa Kỳ.
Nhưng sau này người ta mới biết cả nhóm ‘du khách’ đó là người được chính quyền Trung cộng chọn lựa và đưa đến, theo bà Ngô Ngọc Văn trong bài trên BBC News 10/06/2018.
Người Hàn Quốc vui mừng khi chứng kiến khoảnh khắc lịch sử Tổng thống Trump bắt tay với ông Kim. Họ cũng có một phản ứng tương tự khi tổng thống Moon bắt tay với ông Kim.
Phản ứng của người Nam Hàn về cú bắt tay
Phóng viên Laura Bicker đang có mặt tại một trung tâm cộng đồng người Hàn Quốc ở Singapore và đã quay lại khoảnh khắc người Hàn chứng kiến giây phút hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.