Sunday, June 14, 2020

Hoa Kỳ quyết can dự mạnh mẽ hơn _ ủng hộ Asean trước Trung cộng?

BM
Biển Đông, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển có tranh chấp nhất về chủ quyền

Công thư gần đây của Hoa Kỳ gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) chứng tỏ Washington muốn đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung cộng và các nước lên nghị trình hàng đầu thời gian tới, theo một bình luận từ Philippines.

Hôm 1/6, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã yêu cầu lưu hành công thư như một văn bản chính thức gửi đến tất cả thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an.

Công thư này để sự đáp lại công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung cộng tại LHQ ngày 12/12/2019.

BM
  
Tin cho biết trong thư, Hoa Kỳ nói họ phản đối các yêu sách của Trung cộng tại Biển Đông.

"Mỹ yêu cầu Trung cộng một lần nữa tuân thủ các quy định quốc tế về tuyên bố chủ quyền như đã nêu trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông và ngừng các hành động khiêu khích trong khu vực", Đại sứ Mỹ nói trong thư.

Thời điểm lá thư của Hoa Kỳ

BM
  
Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines (University of the Philippines College of Law) , nói với BBC News Tiếng Việt rằng thời điểm lá thư của Hoa Kỳ rất quan trọng.

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982, đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung cộng.

Ban đầu phán quyết này được một số người hy vọng có thể mở đường tiến tới giải quyết các tranh chấp về quyền đối với các vùng biển ở Biển Đông.

BM
Đại diện của Mỹ tại LHQ, Đại sứ Kelly Craft

Tuy nhiên, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla chỉ ra rằng tình hình từ 2016 đến gần đây đã nhạt đi.

"Xung lực từ phán quyết tòa 2016 nói chung giảm đi, một phần không nhỏ vì chính phủ tổng thống Duterte không muốn dùng thắng lợi của Philippines do nguyên nhân kinh tế và chính trị."

"Vẫn thỉnh thoảng có va chạm, đa số là với Việt Nam quanh quần đảo Hoàng Sa, Indonesia ở quần đảo Natuna, và mọi nước có tranh chấp ở Biển Đông đều kiên quyết trong tuyên bố của họ."

BM
  
"Tuy nhiên, ưu tiên vừa qua chủ yếu nhằm cố gắng có Bộ Quy tắc ứng xử."

Nhưng bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nói sau khi phái đoàn thường trực Trung cộng tại LHQ gửi công hàm ngày 12/12/2019, tình hình trở nên khác đi.

BM
  
"Công hàm Trung cộng lập tức thúc đẩy phản ứng ngoại giao của Việt Nam, Philippines và thú vị là cả Indonesia, vốn là nước thường tránh liên quan."

Ngày 12/12/2019, Malaysia có Công hàm số HA 59/12 liên quan đến Đệ trình về thềm lục địa mở rộng của mình tại Biển Đông lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS).

Cùng ngày, Trung cộng gửi Công hàm số CML/14/2019 tại LHQ phản đối Đệ trình trên của Malaysia.

Ngày 6/3/2020, Philippines gửi liên tiếp Công hàm số 000191-2020 để phản đối Công hàm CML/14/2019 của Trung cộng và Công hàm số 000192-2020 để phản đối Đệ trình của Malaysia.

Ngày 23/3/2020, Trung cộng gửi Công hàm số CML/11/2020 phản đối Philippines.

Ngày 2/4/2020, Tổng thư ký LHQ cho lưu hành công hàm số 22/HC-2020 của Phái đoàn thường trực Việt Nam để phản đối các yêu sách của Trung cộng tại Biển Đông thể hiện trong hai công hàm số CML/14/2019 và Công hàm số CML/11/2020.

Ngày 10/4/2020, Phái đoàn Việt Nam tiếp tục gửi Công hàm số 24/HC-2020 đề cập Công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm số 25/HC-2020 đề cập các Công hàm ngày 10/4/2020 của Philippines.

Sự quay lại mạnh hơn của Hoa Kỳ

BM
  
Về công thư ngày 1/6 của Hoa Kỳ, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla quan tâm việc nó xảy ra cùng lúc, khi ngày 2/6, Philippines đã đình chỉ việc hủy Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng, cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này.

"Hoạt động của Manila mở đường cho sự quay lại mạnh hơn của Hoa Kỳ trong vùng."

"Lá thư của Mỹ ra dấu là họ một lần nữa tập trung vào Biển Đông, gửi thông điệp cho Đông Nam Á rằng Washington ủng hộ chống lại sự hung hăng của Trung cộng."

Nhìn rộng hơn, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nhấn mạnh cáo buộc về sự hung hăng của Trung cộng trên biển được đặt vào bối cảnh căng thẳng chung với Hoa Kỳ.

BM
  
"Đó là một phần trong danh sách than phiền về tình báo, tấn công mạng, thương mại bất công, và cáo buộc về Covid-19."

"Khi gửi thư cho LHQ, Hoa Kỳ thực tế đã đặt tranh chấp Biển Đông trở lại sân khấu chính trị, trong lúc thế giới trở nên thù địch hơn với Trung cộng," bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nói.

Trung cộng muốn tận dụng sự biết ơn

BM
Giáo sư Leszek Buszynski đang nghiên cứu về Biển Đông, và là chuyên gia về an ninh châu Á. 
  
Trong khi đó, từ Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Leszek Buszynski giải thích vì sao Trung cộng gần đây lại gửi các công hàm lên LHQ.

"Có vẻ như Trung cộng muốn tận dụng sự biết ơn trong Đại hội đồng LHQ, sau khi đã gửi khẩu trang chống virus corona cho các nước, sau dự án Vành đai - Con đường, hỗ trợ kinh tế cho châu Phi và các nước như Lào, Campuchia."

"Bằng cách này, họ muốn vô hiệu hóa phán quyết của Tòa năm 2016, nói rằng yêu sách của Trung cộng không có cơ sở pháp lý."

Giáo sư Leszek Buszynski dự đoán Trung cộng hy vọng LHQ sẽ thông qua một nghị quyết ủng hộ Bắc Kinh về Biển Đông.

BM
  
"Tôi không nghĩ Trung cộng sẽ đạt được nghị quyết đó, vì Đại hội đồng LHQ có nhiều tiếng nói khác nhau, không phải tất cả đều biết ơn Trung cộng."

Sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines, nhận xét công thư của Mỹ gửi LHQ là rất đặc biệt.

"Có lẽ lá thư là sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ về đòi hỏi của Trung cộng trên Biển Đông."

BM
  
"Tôi nhấn mạnh chữ Chính thức, vì trước đây Mỹ cũng đã phản đối lập trường của Trung cộng phi chính thức khi đưa tàu đi vào vùng tranh chấp."

"Lá thư của Đại sứ Kelly Craft nêu lại một số điểm trong phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông, đây là việc Mỹ chưa từng làm."

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla chỉ ra rằng với việc ra quan điểm rất gần với Việt Nam, Philippines…Washington "thực tế là đang bộc lộ sức nặng ảnh hưởng đằng sau các nước".

"Nó có thể khuyến khích các nước nhỏ khẳng khái hơn trong việc phản bác sự hung hăng của Trung cộng, lập một mặt trận đoàn kết."

"Phần lớn sự bạo gan của Trung cộng xuất phát từ việc họ lợi dụng được sự mất đoàn kết trong vùng," bà nói.


BM

Cuộc bầu cử 2020 tập trung vào vấn đề Trung cộng
Tôi đã thấy 10 lần tổng thống Mỹ điều quân ra phố
Làm cách nào để tranh luận với người phân biệt chủng tộc
Mỹ đối diện làn sóng dịch Covid-19 thứ hai
Tác giả cẩm nang ‘đánh Mỹ’ nói về Đài Loan và Hong Kong
Lười nhác có phải bản chất của con người?
Pelosi và Đảng Dân chủ “Anh hùng hóa” một tội phạm?
Vụ kiện khiến cả nước Mỹ cảm thấy xấu hổ
Cô gái gốc Việt phục vụ cộng đồng trong đại dịch COVID-19
Dối trá về Kỳ Thị và Hận Thù
Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Đại dịch virus corona 'còn lâu mới hết'
Việt Nam nên làm gì để đón Apple đưa nhà máy tới?
Vũ Hán có thể đã bị virus corona từ sớm qua ảnh vệ tinh
Người gây chia rẽ vĩ đại
Lại chuyện bạo động dân da đen
Nên dựa vào cá nhân giỏi hay tập thể trung bình để thành công?
Sức mạnh thần thánh của sự nhàm chán

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.