Các nước nên cảnh giác trước những mối đe dọa nghiêm trọng do tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của các kênh truyền thông toàn cầu của Trung cộng, theo một báo cáo mới do Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố.
Báo cáo có tiêu đề “Dấu chân truyền thông toàn cầu của Trung cộng: Phản ứng của nền dân chủ trước sự mở rộng ảnh hưởng của chế độ độc tài,” đã nêu chi tiết cách Trung cộng đã “tận dụng những lời tuyên truyền, những thông tin sai lệch, sự kiểm duyệt và gây ảnh hưởng đến các nút chính trong luồng thông tin” khi chế độ này mở rộng nỗ lực của họ để “định hình nội dung truyền thông” trên toàn cầu nhằm phắc họa hình ảnh Bắc Kinh dưới một ánh sáng tích cực.
Giữa các hoạt động gian lận về ngoại giao và hoạt động cưỡng chế đã được thiết lập là một vùng xám, theo lời mô tả của báo cáo này, là “sức mạnh sắc bén”- khai thác sự cởi mở của các xã hội phương Tây để thao túng nội dung truyền thông nước ngoài-mà Bắc Kinh đã tận dụng để trục lợi.
Cô Sarah Cook, tác giả của bản báo cáo đồng thời là giám đốc nghiên cứu về nhân quyền của Trung cộng, Hồng Kông và Đài Loan thuộc tổ chức nhân quyền Freedom House cho biết: “Lợi thế sắc bén hơn của họ thường làm xói mòn các chuẩn mực dân chủ, xói mòn chủ quyền quốc gia, làm suy yếu tính bền vững tài chính của các kênh truyền thông độc lập và vi phạm luật pháp sở tại.”
“Không có quốc gia nào là miễn nhiễm: các mục tiêu này bao gồm cả các quốc gia nghèo và yếu kém về thể chế cũng như các cường quốc dân chủ giàu có,” cô nói.
Một người tiêu thụ báo đang đọc một ấn bản tại Châu Phi của tờ nhật báo Trung cộng trước một quầy tin tức ở thủ đô Kenya vào ngày 14/12/2012.
Trung cộng bắt đầu nói về tầm quan trọng của việc “kể câu chuyện Trung cộng” từ khoảng năm 2013. Vào tháng 09/2013, lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình, tại một hội nghị về công tác tư tưởng và tuyên truyền toàn quốc, đã nói rằng điều quan trọng là Trung cộng phải làm tốt công tác tuyên truyền ở nước ngoài bằng cách truyền bá “tiếng nói của Trung cộng.”
Giờ đây, trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra, Bắc Kinh cho biết điều quan trọng là phải kể “câu chuyện Trung cộng” về thành công của chế độ này trong việc chống lại sự lây lan của virus Trung cộng, thường được gọi là virus corona chủng mới.
Một bài báo được đăng trên trang web chính thức của Trung cộng vào tháng 7 năm ngoái (2020) nói rằng cốt lõi trong “câu chuyện Trung cộng” là “câu chuyện của Trung cộng”. Do đó, những câu chuyện như vậy nên “chứng minh tại sao lịch sử lại chọn Trung cộng”, rằng chế độ này đã phục vụ lợi ích cho người dân và cai trị đất nước bằng trí tuệ ra sao.
Chiến thuật của Bắc Kinh để viết lại câu chuyện toàn cầu về Trung cộng đã mở rộng đáng kể trong suốt thập kỷ qua, “đến mức hàng trăm triệu người tiêu thụ tin tức trên khắp thế giới thường xuyên xem, đọc hoặc nghe thông tin được tạo ra hoặc chịu ảnh hưởng bởi Trung cộng, mà thường không biết gì về nguồn gốc của nó,” báo cáo này cho biết.
Khai thác các lỗ hổng phương Tây
Báo cáo trên lưu ý rằng những điểm yếu hiện có ở các nước phương Tây đã trợ giúp cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trên toàn cầu của mình.
Truyền thông nước sở tại có thể thấy rằng khó mà cưỡng lại những lời đề nghị hợp tác hoặc các giao dịch quảng cáo từ các công ty có liên kết với nhà nước Trung cộng do bị thiếu vốn; các quan chức địa phương, các tổ chức tư vấn và xã hội dân sự có xu hướng thiếu hiểu biết sâu sắc về Trung cộng; Theo báo cáo cho biết, các nhà ngoại giao Trung cộng đã khai triển các chiến dịch lâu dài để kiểm soát các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở nước ngoài và kiểm duyệt việc đưa tin bất lợi của các phương tiện truyền thông. Việc sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng do Trung cộng sở hữu như WeChat trong cộng đồng người Hoa, sự phân cực chính trị gia tăng và tâm lý đối kháng với phương Tây ở một số quốc gia cũng đóng vai trò là lợi thế cho Bắc Kinh.
“Hàng trăm sự cố đã xảy ra trên khắp thế giới trong thập kỷ qua chứng tỏ rằng một khi Trung cộng—hoặc một công ty, hãng thông tấn hoặc chủ sở hữu có liên hệ mật thiết với đảng này—có được chỗ đứng trong một kênh phổ biến thông tin, thì các nỗ lực thao túng chắc chắn sẽ đi theo sau đó,” báo cáo này nêu rõ.
Chẳng hạn, trong bối cảnh bùng phát COVID-19 ngày càng tồi tệ, Trung cộng đã chĩa những lời cáo buộc phân biệt chủng tộc [vào Hoa Kỳ] để tránh bị buộc tội, chỉ trích các quan chức Hoa Kỳ vì đã sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán” cho dù thuật ngữ này trước đây đã từng xuất hiện trong chính các bài báo trên các kênh truyền thông nhà nước Trung cộng.
Báo cáo này cũng đã trích dẫn hàng ngàn chuyến đi của các nhà báo nước ngoài do Bắc Kinh tài trợ là chìa khóa để gây ảnh hưởng đến việc đưa tin của giới truyền thông phương Tây. Các nhà báo thường bị giám sát chặt chẽ trong các chuyến đi này, và chỉ được phép thấy một góc nhìn mà Trung cộng muốn họ thấy.
Trong khi đó, việc Trung cộng mua lại các kênh truyền thông sở tại đã mang lại thành công trong việc chuyển hướng biên tập trong các câu chuyện về Đài Loan, Nam Phi và Cộng hòa Séc.
Một cuộc khảo sát của Liên đoàn Nhà báo Quốc tế có trụ sở tại Brussels, được công bố vào tháng 06/2020, cho thấy 2/3 thành viên của liên đoàn này tin rằng Trung cộng đang tạo ra “sự hiện diện hữu hình” trên các kênh thông tấn quốc gia của họ. Các liên đoàn báo chí từ ít nhất tám quốc gia cho biết họ đã ký kết các thỏa thuận với các tổ chức Trung cộng, thường bao gồm các thỏa thuận về việc chia sẻ nội dung, các chương trình trao đổi nhà báo hoặc tham gia vào các sự kiện của chính quyền Trung cộng.
Và các mạng xã hội toàn cầu như Facebook và Twitter, hiện vẫn bị cấm ở Trung cộng, đã gỡ bỏ hàng loạt tài khoản có nguồn gốc từ Trung cộng mà đã thực hiện các chiến dịch phối hợp nhằm thúc đẩy quan điểm thân Bắc Kinh và gây bất hòa.
Cùng với việc chế độ Trung cộng đang áp dụng một “cách tiếp cận toàn xã hội để kiểm soát một cách độc tài,” thì cần phải có một phản ứng mạnh mẽ từ phương Tây, cô Cook cho biết trong bản báo cáo. Một số khuyến nghị của cô bao gồm việc tăng cường giám sát việc đưa tin trước thềm bầu cử của các hãng thông tấn và giám sát các kênh truyền thông Hoa ngữ; đánh giá kiểm duyệt và kiểm tra bảo mật của các ứng dụng do Trung cộng sở hữu; nghiên cứu để xác định quyền sở hữu các phương tiện truyền thông và các mối liên hệ tài chính với Trung cộng; và những nỗ lực khắt khe hơn từ cơ quan giám sát tự do báo chí để cảnh báo công chúng cũng như các nhà lập pháp về ảnh hưởng của Trung cộng.
Hạo Văn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.