Friday, October 20, 2023

ĐCH gặp quá nhiều khó khăn để chọn một chủ tịch Hạ viện

 BM

Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã cố gắng nhưng không bầu được chủ tịch Hạ viện sau hai tuần huyên náo chứng kiến nhà lãnh đạo tiền nhiệm bị chính đảng của mình lật đổ, Hạ viện gần như đóng cửa, và hội nghị của Đảng Cộng Hòa rơi vào tình trạng “hỗn loạn” như cách nói của một dân biểu.


Dân biểu Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio), người thứ hai được Đảng Cộng Hòa đề cử chức chủ tịch Hạ viện trong hai tuần, đã thất bại trong hai cuộc bỏ phiếu trên sàn trong tuần này khi hơn hai mươi thành viên Đảng Cộng Hòa từ chối bỏ phiếu cho ông.


Các cuộc bầu chọn chủ tịch Hạ viện thường chỉ là một vấn đề chiếu lệ. Tại sao Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện lại mất nhiều thời gian như vậy để hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của khối đa số?


Câu trả lời liên quan đến cuộc chơi những con số là Quốc hội Hoa Kỳ, đặc tính của Đảng Cộng Hòa, và yếu tố cơ bản nhất trong bất kỳ hình thức lãnh đạo nào: niềm tin.

Khối đa số hết sức mỏng manh


BM

Đảng Cộng Hòa có lợi thế chín ghế trong Hạ viện. Đây không phải là mức dẫn đầu nhỏ nhất trong lịch sử, nhưng điều đó có nghĩa là chỉ cần năm thành viên Đảng Cộng Hòa cũng có thể ngăn chặn bất cứ điều gì mà khối đa số này cố gắng thực hiện. Và điều đó đã xảy ra nhiều lần.


Trong lịch sử, Quốc hội đã có những biến động mạnh mẽ từ chu kỳ bầu cử này sang chu kỳ bầu cử tiếp theo, thay đổi hàng chục ghế từ đỏ sang xanh và ngược lại. Do đó, lợi thế mà đảng đa số được hưởng thường lớn hơn một chút.


Sáu lần trước đây khi Đảng Cộng Hòa kiểm soát Hạ viện, số ghế chênh lệch trung bình là 40. Đối với Đảng Dân Chủ, khoảng cách dẫn đầu trung bình là 45 ghế trong khoảng thời gian tương tự. Với chênh lệch số phiếu như vậy, việc cô lập những dân biểu thiên tả nhất hoặc có tư tưởng bảo tồn truyền thống nhất sẽ dễ dàng hơn. Còn với đa số ít ỏi thì điều đó gần như không thể.


“Vấn đề là họ cần thêm 20 phiếu bầu của Đảng Cộng Hòa,” cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, một cộng tác viên của ấn phẩm nói: “Với 20 phiếu bầu của Đảng Cộng Hòa, quý vị có thể có tám hoặc chín người hành động điên rồ. Nhưng khi quý vị chỉ còn cần bốn hoặc năm phiếu bầu thì điều đó thực sự khó khăn.”


Tuy nhiên, trong Quốc hội nhiệm kỳ lần trước, Đảng Dân Chủ chỉ dẫn trước mười phiếu nhưng đã có thể tập hợp sự ủng hộ dành cho chủ tịch Hạ viện của họ và thông qua một số đạo luật quan trọng như Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ, Đạo luật Giảm Lạm phát, và dự luật chi tiêu tổng hợp trị giá 1.7 ngàn tỷ USD.


Tại sao Đảng Cộng Hòa không thể hiện ra sự hiệp lực như vậy?


BM

Đặc tính ngoan cố của Đảng Cộng Hòa


Một số thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã sẵn sàng xếp hàng đằng sau ứng cử viên được đề cử trong hội nghị, bất kể người đó là ai, chỉ vì mục đích tiến bộ.


“Cuối ngày hôm nay, tôi sẽ rất vui được sát cánh cùng ông Jim Jordan hoặc ông Steve Scalise hoặc có thể có một người khác nhưng chúng tôi chỉ cần việc này được hoàn thành,” Dân biểu Nicole Malliotakis (Cộng Hòa-New York) nói.


Điều đó thể hiện một danh hiệu truyền thống hơn của Chủ nghĩa Cộng Hòa được dẫn chứng trong cái gọi là Điều răn thứ 11 của Tổng thống Ronald Reagan: “Quý vị không nên nói xấu về một thành viên của Đảng Cộng Hòa. Rốt cuộc, hầu hết các thành viên Đảng Cộng Hòa đều sẵn sàng gắn bó với nhau bất kể những khác biệt trong nội bộ đảng.


Tuy nhiên, từ lâu, Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện tồn tại một đặc tính ngoan cố khiến cho các chủ tịch đôi khi cảm thấy rất khó chịu.


Một lý do khiến ông Gingrich từ chối tái tranh cử chức chủ tịch Hạ viện vào năm 1998 là do sự phản đối của những người theo đường lối cứng rắn trong chính hội nghị của ông mặc dù ông đã đưa ra một ngân sách cân bằng trong bốn năm, chấn chỉnh lại phúc lợi, và cắt giảm thuế.


BM

“Có 18 hoặc 19 thành viên cho rằng tôi chưa đủ cứng rắn. Họ nói họ sẽ không bỏ phiếu cho tôi. Cũng giống như ông McCarthy,” ông Gingrich nói, nhắc đến Dân biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California).


Các cựu chủ tịch Hạ viện John Boehner (Cộng Hòa-Ohio) và Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin) cũng gặp khó khăn tương tự trước sự phản đối gay gắt của một nhóm nhỏ nhưng kiên quyết gồm các thành viên Đảng Cộng Hòa theo đường lối cứng rắn.


Thái độ “làm theo cách của tôi, không có lựa chọn khác” không phải chỉ đặc biệt có ở các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa. Cử tri Đảng Cộng Hòa cũng ít có xu hướng thỏa hiệp hơn cử tri Đảng Dân Chủ hoặc cử tri độc lập, và thái độ đó đã kiên cố hơn trong một phần tư thế kỷ qua.


Theo một cuộc thăm dò của Đại học Monmouth, phản ứng trước việc chính phủ liên bang chuẩn bị đóng cửa vào tháng trước, 64% người dân Mỹ cho biết họ muốn các thành viên Quốc hội thỏa hiệp để tránh việc đóng cửa, trong khi 31% người dân Mỹ cho rằng các thành viên nên tuân thủ các nguyên tắc của mình.


Tuy nhiên, chỉ 50% cử tri Đảng Cộng Hòa ủng hộ sự thỏa hiệp trong khi gần như một nửa còn lại, 46%, cho rằng các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa nên tuân thủ các nguyên tắc của họ.


Hai mươi lăm năm trước, cử tri Đảng Cộng Hòa vẫn ít có khả năng thỏa hiệp hơn cử tri Đảng Dân Chủ, nhưng rõ ràng hiện nay họ sẵn sàng thỏa hiệp hơn.


Vào tháng 12/1996, 63% cử tri Đảng Cộng Hòa cho rằng các nghị sĩ nên thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận với Tổng thống đương thời Bill Clinton. Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal, chỉ có 28% cử tri Đảng Cộng Hòa cho biết họ nên “bảo vệ các nguyên tắc của mình.”


BM

Sự cứng rắn của các thành viên Đảng Cộng Hòa dường như đã tăng lên trong những năm qua và điều đó ngày càng được phản ánh rõ tại Quốc hội.


Như Dân biểu Max Miller (Cộng Hòa-Texas) đã nói ngay trước hội nghị đề cử của Đảng Cộng Hòa đầu tiên rằng: “Nếu ông Jim Jordan không đạt được đa số trong hội nghị đó, tôi sẽ xuống sàn Hạ viện và tiếp tục bỏ phiếu cho ông Jim Jordan.”


Giờ đây một số thành viên Đảng Cộng Hòa đang nói rằng họ sẽ ủng hộ bất cứ ai ngoại trừ ông Jordan.


Nhưng nếu tất cả các thành viên Đảng Cộng Hòa đều đang tranh đấu cho những mục tiêu giống nhau giảm nợ, an ninh biên giới, và giảm bớt các quy định thì việc ai là chủ tịch Hạ Viện có gì quan trọng chứ?


Thiếu sự tin tưởng


BM

image

BM


Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện thường đồng ý về nghị trình của họ nhưng thường bất đồng về cách để hoàn thành công việc đó.


Một số người muốn nhìn thấy sự thâm hụt liên bang được loại bỏ gần như ngay lập tức. Đối với họ, việc cắt giảm chi tiêu liên bang 1% cho thấy sự thiếu nghiêm túc. Họ lo sợ rằng nếu Quốc hội không đưa ra những lựa chọn khó khăn ngay bây giờ thì việc cắt giảm chi tiêu liên bang sẽ không bao giờ xảy ra.


Những người khác có một cái nhìn xa hơn. Họ coi việc cắt giảm chi tiêu nhỏ là những thành tựu nhỏ tiếp nối góp phần tạo nên một thành tựu lớn.


Sự khác biệt trong cách tiếp cận đó có thể dẫn đến sự hoài nghi và mất lòng tin, mặc dù họ làm việc vì cùng một mục tiêu.


Ông Boehner đã viết về hiện tượng đó trong cuốn hồi ký “On the House” của mình. Ông là chủ tịch Hạ viện khi Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (còn được gọi là Obamacare) được ban hành vào năm 2010, và ông đã dẫn đầu các nỗ lực để đảo ngược đạo luật này cho đến khi về hưu vào năm 2015.


“Việc thông qua một đạo luật như Obamacare ngay từ đầu đã khó thì việc bãi bỏ hoặc ‘không thông qua’ đạo luật này cũng khó không kém,” ông viết. “Cách để làm được điều đó là tháo dỡ từng phần quan trọng từng chút một.”


BM

Không phải ai cũng đồng tình.


Than phiền về một nhà lập pháp đã có một cách tiếp cận khác, ông Boehner viết: “Ông ấy muốn việc đó được thực thi ngay lập tức, và theo cách của ông ấy, không có lựa chọn khác. Và tất cả những người còn lại trong chúng tôi, những người phản đối Obamacare nhưng không bác bỏ ngay lập tức, đều bị cho là ngu ngốc hoặc lười biếng hoặc tệ hơn là những kẻ phản bội.”


Nội bộ Đảng Cộng Hòa vẫn tồn tại kiểu căm ghét như vậy.


Ông McCarthy bị bãi nhiệm khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện một phần cũng vì một số thành viên tin rằng ông không nghiêm túc trong việc cắt giảm chi tiêu liên bang. Giọt nước tràn ly khi ông thông qua nghị quyết tiếp tục chi tiêu hôm 30/09, điều mà họ cho rằng đã báo hiệu công việc bình thường trở lại.


BM

Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida) cho biết khi tranh luận về việc bãi nhiệm ông McCarthy, “Chúng ta cần một chủ tịch Hạ viện, một ứng cử viên lý tưởng mà không muốn trở thành chủ tịch Hạ viện và không theo đuổi điều đó bằng mọi giá trong suốt những năm tháng trưởng thành của ông, người mà sẽ nắm bắt thời cơ và làm tất cả mọi việc có thể để chiến đấu cho đất nước.”


Đối với hội nghị lần này của Đảng Cộng Hòa, việc bầu ra chủ tịch Hạ viện không phải là việc chọn ra cái tên tiếp theo trên danh sách.


“Niềm tin đã bị phá hủy trong căn phòng đó,” Dân biểu Max Miller (Cộng Hòa-Ohio) cho biết.


Trong tiến trình đề cử, một số lượng đáng kể các thành viên đã nói với các phóng viên về việc ý kiến của họ được lắng nghe và được tham gia vào quá trình ra quyết định. Họ tìm kiếm một người lãnh đạo mà họ có thể tin tưởng được.


Tìm kiếm sự hiệp lực


BM


Khối đa số Đảng Cộng Hòa rất đa dạng, đến mức một số thành viên tự hỏi liệu có thể thống nhất bầu ra một ứng cử viên hay không.


Một số địa hạt thuộc hoàn toàn Đảng Cộng Hòa, bao gồm một số địa hạt mà cựu Tổng thống Donald Trump chiến thắng hơn 50 điểm phần trăm hồi năm 2020. Một số địa hạt khác Tím hoàn toàn. 18 thành viên Đảng Cộng Hòa đại diện cho các địa hạt mà Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.


image

Một số ghế chỉ nghiêng về Đảng Cộng Hòa trong cuộc bỏ phiếu ưu tiên. Những vị trí khác được coi là chưa ngã ngũ trong năm 2024.


Việc thống nhất hội nghị có thể trở thành thách thức đối với bất cứ ai trở thành chủ tịch Hạ viện kế nhiệm.

 

Giả sử ông Jordan có thể chiếm ưu thế đắc cử, ông Gingrich suy nghĩ về thách thức trong việc thống nhất.


“Tôi nghĩ câu hỏi là, liệu ông Jordan lựa chọn cuộc chiến nào?” ông Gingrich cho biết. “Khi ông ấy đi vào phòng hội nghị và nói rằng, ‘Đây là điều mà chúng ta sẽ làm,’ có bao nhiêu phần trăm những người tham gia hội nghị sẽ ủng hộ ông ấy?”


“Và điều gì sẽ xảy ra nếu hội nghị trở nên hỗn loạn? Tôi không nghĩ chúng ta sẽ biết được vào lúc này.”




Lawrence Wilson

baomai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.