Sunday, October 15, 2023

Có phải Mỹ quốc sắp sụp đổ như thành Rome?

 BM

Sự so sánh đó là không công bằng vì hai lý do.


·       Thu đu, Rome đã có nhng con đường tt tn ti hơn mt thiên niên k.

·       Th hai, và nghiêm trng hơn, nước M đã thay đi tiến trình trước đây và hy vng là vn còn thi gian đ thay đi tiến trình mt ln na.


Tuy nhiên, hiện tại nước Mỹ đang đi sai hướng. Thành phố New York, cái nôi của hệ tư tưởng cánh tả và là mô hình thu nhỏ của nguyên nhân gây ra sự suy thoái của Mỹ, gần đây đã tuyên bố sẽ cắt nguồn tài trợ cho cảnh sát để chi thêm 12 tỷ USD cho những người nhập cư bất hợp pháp. Đường phố có thể không an toàn đối với công dân Mỹ, nhưng ít nhất những người bất hợp pháp ở đây sẽ cảm thấy thoải mái.


BM


New York từng là động cơ vĩ đại nhất thế giới cho sự thịnh vượng, và giờ đây người ta đang lũ lượt chạy trốn. Chúng ta chưa bao giờ quen với việc những con bò gặm cỏ ở Quảng trường La Mã, nhưng nhiều thành phố thịnh vượng một thời giờ đây đã bị bỏ hoang toàn bộ. Ngay cả các thành phố có người ở cũng đang suy thoái, với mức thuế tăng nhanh hơn so với các tổ chức đang sụp đổ mà họ dường như đang cung cấp tài trợ.


Bị bỏ lại phía sau là tình trạng vô luật pháp, những cộng đồng đang lụi tàn, và một xã hội hai tầng lớp với giai tầng thấp hơn sống trong cảnh khốn cùng và bất an ngày càng tăng trong khi những người giàu có rút lui đến những khu đất sang trọng.


Giống như Rome trước đó, New York là một lời cảnh báo có giá trị đối với nước Mỹ nói chung bởi vì đất nước chúng ta đang đi cùng hướng với thành phố New York chỉ là di chuyển chậm hơn.


Để tài trợ cho các cuộc chiến tranh ngoại quốc bất tận và chi tiêu lãng phí trong nước, Rome đã phá giá đồng tiền của mình để đánh thuế ẩn đối với người dân.


Nghe có vẻ quen không?


BM

Nghe rất quen bởi vì phá giá đồng tiền chính xác là những gì Mỹ quốc đã làm trong nhiều năm qua. Quản lý tài chính yếu kém đã khiến Rome thất bại và giờ thì tình hình này đang đe dọa nước Mỹ.


Thuế trưng thu đã đẩy hoạt động thương mại ra khỏi Đế chế La Mã, hoặc là hoạt động ngầm dưới hình thức vô tổ chức, trong khi nguồn nhân lực nhàn rỗi lại chuyển sang xếp hàng để kiếm bánh mì. Ngày nay, việc đánh thuế và quy định quá mức sẽ đẩy việc làm ra ngoại quốc, và khiến những người thất nghiệp phải nhận phúc lợi.


Việc Rome thất bại trong cắt giảm chi tiêu trong khi đồng thời bóp nghẹt nền kinh tế của chính họ cuối cùng đã biến nền tài chính của đế chế này trở nên giống như một mô hình lừa đảo kiểu Ponzi. Nợ tăng với tốc độ không bền vững và ngày càng tăng. Ngày nay, Hoa Kỳ có hơn 33 ngàn tỷ USD nợ liên bang, khoảng một phần tư triệu USD cho mỗi gia đình.


BM


Khi sự suy thoái bắt đầu, Rome tăng cường chi tiêu, vay mượn, lạm phát, và chiến tranh, sử dụng bánh mì và rạp xiếc để xoa dịu dân chúng đang tức giận và tuyệt vọng.


Các cuộc chiến tranh ở ngoại quốc được sử dụng để chuyển sự chú ý của người dân vào những kẻ địch bên ngoài và xuất cảng những người đàn ông thất nghiệp. Chi tiêu quân sự tăng vọt có nghĩa là không còn đủ của cải để tài trợ cho sự sẵn sàng quân sự thực thụ, khiến đế chế này dễ bị tổn thương trước các cuộc xâm lược man rợ tại biên giới không được canh phòng của Rome.


Nghe có vẻ quen không?


BM


Khi sự hiệp lực bên trong Rome ngày càng xấu đi, chủ nghĩa bộ lạc đã chiếm ưu thế. Những người cánh tả đã biến nước Mỹ thành một bộ tộc trong nhiều năm, phân nhóm mọi người dựa trên vẻ bề ngoài của họ hoặc bất kỳ đặc điểm không thể thay đổi nào khác mà họ có thể khai thác được phiếu bầu.


Điều đó khiến cho sự đồng nhất là không thể, tước đi một trong những thế mạnh của nước Mỹ. Chính sự thống nhất, chứ không phải sự đa dạng, đã kết nối nhiều nền văn hóa lại với nhau trên mảnh đất này. Điều đó đúng với Đế chế La Mã rất đa dạng và nó cũng đúng với nước Mỹ ngày nay.


BM


Sự suy thoái về tài chính và văn hóa của Rome mang lại một bài học nghiêm túc cho chúng ta ngày nay vì rất nhiều quốc gia khác cũng mắc phải những sai lầm tương tự và gặp phải số phận tương tự. May mắn thay, nhiều quốc gia đã xoay chuyển tình thế: thời Phục Hưng ở châu Âu, thời kỳ Victoria ở Anh quốc, thời Minh Trị ở Nhật Bản.


Nhưng cần có quyết tâm và sự cải tổ sâu sắc. Đầu tiên, chính phủ liên bang cần phải trao lại quyền lực mà họ đã chiếm được từ người dân, cả về mặt kiểm soát và thuế trưng thu. Cho đến năm 1914, chính phủ của chúng ta chi tiêu chưa đến 5% tổng sản phẩm quốc nội. Ngày nay, con số này là gần 40%.


Việc thu hẹp chính phủ sẽ chấm dứt tình trạng thâm hụt gây ra lạm phát đang đè nặng lên các gia đình Mỹ. Điều đó sẽ chấm dứt tình trạng chảy máu dần dần trong nền kinh tế sản xuất, trong các doanh nghiệp và nhà sản xuất nhỏ của chúng ta, cũng như các cộng đồng phụ thuộc vào họ.


BM


Cuối cùng, việc thu gọn chính phủ liên bang về mặt phạm vi ban đầu sẽ giải quyết được nhiều cuộc chiến văn hóa của chúng ta, để lại các lựa chọn cho các cộng đồng riêng lẻ hoặc các gia đình có liên quan.


Khi chính phủ phát triển, người Mỹ dần bị cô lập khỏi cộng đồng của mình và hệ thống của chúng ta. Nhiều người không còn tin vào pháp quyền hay tôn trọng văn hóa công dân đã xây dựng nên nước Mỹ. Thay vào đó, chúng ta nhận được những tuyên truyền đầy hận thù nhằm mục đích chia rẽ chúng ta, chẳng hạn như Dự án 1619, và những người kiểm duyệt của chính phủ tin rằng, theo cách nói của Orwell, “kẻ có thể viết lại quá khứ có thể quyết định tương lai.”


Vẫn còn thời gian. Người Mỹ đã từng phải đối mặt với những khó khăn tồi tệ hơn nhưng lại vươn lên dẫn đầu, từ Cách mạng Mỹ đến Đại Suy Thoái. Nhưng cửa sổ cơ hội đang dần khép lại. Chúng ta càng chờ đợi lâu thì càng có nhiều nạn nhân bị bỏ lại phía sau, thậm chí không có cả những con đường như của La Mã để tưởng nhớ họ.




E.J. Antoni  &  Peter St. Onge  _  Nhật Thăng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.