Tuesday, October 17, 2023

Sự tĩnh lặng hư không và hương vị trà say đắm lòng người

 BM

Khi uống trà, mọi người thường thích mùi thơm, vị ngọt và hương vị đặc trưng của từng loại trà. Thế nhưng, khi uống trà trong lúc nhàn hạ, phải chăng chúng ta cũng cần quan tâm đến nghệ thuật trà đạo? Thầy dạy trà đạo cho rằng, nghệ thuật trà đạo là loại hình nghệ thuật thể hiện thông qua việc pha trà, dâng trà và thưởng trà. Nếu bình thường không có thói quen này thì không cần bận tâm.


Từ trà đạo bình dân đến trà đạo thuần túy


BM


Học trò hỏi thầy giáo: “Thông thường khi uống trà lúc rảnh rỗi hay sau giờ làm việc, phải chăng chúng ta cũng cần quan tâm đến nghệ thuật trà đạo?”


“Có thể có hoặc có thể không. Nếu một người đã dưỡng thành thói quen nghệ thuật trà đạo, trong quá trình pha trà vô cùng đơn giản cũng có thể biểu hiện ra nội hàm của nghệ thuật trà đạo. Còn nếu ngày thường không có thói quen này, thì cũng đừng bận tâm,” thầy giáo trả lời.


“Nếu trong một bữa tiệc trà đạo trang trọng, người pha trà có cần để ý đến nghệ thuật trà đạo không ạ?,” học sinh hỏi.


BM


Thầy giáo đáp: “Đầu tiên, hãy nhìn vào tính chất của tiệc trà. Nếu là một tiệc trà bình dân, chỉ cần việc pha trà, dâng trà và thưởng trà diễn ra suôn sẻ là được. Dù tiệc trà có hơi tẻ nhạt, hoặc các động tác và trang phục hơi khoa trương một chút cũng không thành vấn đề. Nhưng nếu là tiệc trà muốn thể hiện nghệ thuật trà đạo, hoặc nói đây là tiệc trà thể hiện nghệ thuật trà đạo, thì phải chú ý đến nghệ thuật trà đạo.


Tiếp nữa là xem người chủ trì tiệc trà, gồm cả những người tham gia có trình độ hiểu biết về nghệ thuật trà đạo hay không. Nếu có, những gì họ thể hiện sẽ chứa đựng nội hàm của nghệ thuật trà đạo (tạm thời chưa bàn đến mức độ đẳng cấp). Nếu chưa có, chỉ có thể xem như tiệc trà bình dân.”


“Uống trà và trà đạo có phải là một khái niệm giống nhau không ạ?” học sinh hỏi thêm.


“Uống trà và trà đạo là cùng một khái niệm, nhưng trà đạo và nghệ thuật trà đạo là hai khái niệm khác nhau. Nghệ thuật trà đạo là nghệ thuật thể hiện thông qua việc pha trà, dâng trà và thưởng trà. Trà đạo có thể không có tầng nội hàm này.”

 

“Nghệ thuật trà đạo có cùng ý nghĩa với âm nhạc, hội họa, vũ đạo, kịch nghệ và các bộ môn nghệ thuật khác không ạ?”


Giáo viên khẳng định: “Là cùng một ý nghĩa.”


“Vậy thì trà đạo thuần túy có nghĩa là gì ạ?” Học sinh chuyển sang một phương diện khác để thỉnh ý kiến của giáo viên.


BM

“Trà đạo thuần túy là một loại nghệ thuật thể hiện thông qua việc pha trà, dâng trà và thưởng trà, trọng điểm lấy con người, trà, bộ trà và nước trà làm trung tâm. Lúc này, những thứ đi kèm như cắm hoa, treo tranh, thắp hương, đá cảnh, cho đến những chức năng của trà đạo như dâng trà cho khách, thúc đẩy phát triển các giai tầng xã hội, tiết chế, trừ bệnh, làm đẹp, đều phải gạt bỏ ra khỏi tâm trí.


Đây là cách giải thích tương đối rộng về trà đạo thuần túy. Nếu thu hẹp phạm vi để giải thích trà đạo thuần túy, mang trà đạo thuần túy tách ra khỏi nghệ thuật trà đạo, thì thậm chí không thể thiết lập chủ đề cho nghệ thuật trà đạo. Chẳng hạn, nghệ thuật trà đạo này nhằm diễn tả ý vị trà thiền, biểu hiện mùa xuân trong tuyết, hay để thể hiện niềm vui sum họp sau một thời gian dài xa cách. Đây chính là nghệ thuật trà đạo có tính tiêu đề. Nếu không có những tình tiết miêu tả kèm theo này thì đó là trà đạo thuần túy.


Trà đạo thuần túy chỉ là người, trà và bộ trà cụ, thông qua việc pha trà, dâng trà, và thưởng thức trà để thể hiện nghệ thuật trà đạo tuyệt mỹ.”


Đặc điểm tĩnh lặng hư không của trà đạo


BM


Khi uống trà, hầu hết mọi người đều thích hương thơm, vị ngọt và hương vị đặc trưng của các loại trà khác nhau. Khi nói đến vị đắng, người ta cho rằng trước đắng sau ngọt. Sau khi vị đắng giảm đi, hiện tượng vị ngọt xuất hiện sẽ khích lệ mọi người làm việc chăm chỉ để đạt được kết quả mong muốn.


Tuy nhiên, vị đắng, vị chát luôn là thành phần và mùi vị trọng yếu của trà. Các loại hương, vị và tính chất đặc trưng của trà đều được phát triển trên cơ sở này. Chỉ có một số loại trà có vị đắng hoặc vị chát đặc biệt mạnh hoặc nhẹ, do liên quan đến cây giống và phương pháp chế biến.


Chính nhờ kết cấu của hương và vị trà như vậy làm cho người uống trà không cảm thấy chán. Thậm chí lúc tuổi tác tăng thêm, thì càng cảm nhận sâu sắc hơn về phong cốt của nó.


Sự thơm ngon của trà thể hiện ở tính diễm lệ, huy hoàng và vị ngọt của nó, quyến rũ say đắm lòng người. Tuy nhiên, chúng tôi chưa từng xếp trà vào loại thức uống hoa lệ. Bởi vì vị đắng và chát của trà sau khi vào cơ thể sẽ sản sinh hiệu ứng áp chế mặt sáng sủa, hoa lệ của nó. Vì vậy, trà được xem là vật tiết chế, hư không, tĩnh lặng.


Vẻ đẹp trong nghệ thuật có rất nhiều loại. Có loại sau khi tiếp xúc khiến người ta cảm thấy vui vẻ, có loại làm cho người ta hưng phấn, cũng có loại làm cho người ta cảm thấy bi tráng, có loại làm cho người ta khơi dậy cảm xúc buồn thương, có loại làm kích khởi mạch suy nghĩ không dứt, có loại làm cho người ta cảm thấy trầm tĩnh lẫn chút thê lương. Vị trầm tĩnh, cộng thêm chút thê lương sau cùng này chính là vẻ đẹp của hư không. Đây là một loại cảnh giới đẹp đẽ trong lĩnh vực nghệ thuật đặc thù của trà đạo.


BM


Vì sao tồn tại yếu tố hư không này trong lĩnh vực nghệ thuật trà đạo? Chúng tôi cho rằng nó có liên quan đến thành phần cơ bản của trà. Đó chính là caffein và catechin tạo thành hương vị chính “đắng” và “chát” của trà. Loại bỏ hai thành phần này, trà hầu như không còn là trà nữa và chức năng gây hưng phấn của nó sẽ biến mất.


Trà pha ngon, vị đắng chát và hương thơm hòa quyện với nhau rất hoàn hảo, không chỉ làm giảm bớt vị đắng chát, mà còn tạo thành hương vị trà rất dễ chịu và hấp dẫn. Nó có thể khiến người ta yêu thích suốt đời.


Uống loại trà như thế vào dạ dày, huyết áp bắt đầu hạ xuống, cơ bắp bắt đầu thả lỏng, lực chú ý bắt đầu tập trung làm cho người uống trà dần dần trầm tĩnh lại. Tình trạng sinh lý như vậy là môi trường tốt để vẻ đẹp của sự tĩnh lặng hư không xuất hiện. Chỉ cần có một chút khái niệm hư không và tu dưỡng thì những ý tưởng đẹp đẽ có chút vị thê lương như vậy có thể dễ dàng xuất hiện trong ý thức của bạn.


Có lẽ vì thế mà những người thích uống trà, đặc biệt là các văn nhân, nghệ thuật gia đã ghi chép nhiều tài liệu, tác phẩm về vẻ đẹp hư không của trà. Thế nên, sự tĩnh lặng hư không dần dần hình thành nên thành phần nhân văn của trà. Trà và người xuất hiện nhiều hơn trong ý cảnh của trà đạo và môi trường thưởng trà, hình thành nên tính hư không của trà đạo. Còn khi kết hợp nó với thiền học, bạn sẽ có thể ngộ về trà thiền.


BM


Từ xưa tới nay, trà đạo và thiền học đã có mối liên kết rất chặt chẽ. Chúng tôi tin rằng, lý do của điều này là do tính nhất quán của chúng trong cảnh giới hư không.


Trạng thái hư không (không tịch) là cảnh giới mà người tu Thiền phải học cách để tiến nhập vào. Đó cũng là cách để người thưởng trà trải nghiệm và tận hưởng vẻ đẹp của trà. Tính “tiết chế” được Lục Vũ nhấn mạnh trong “Trà Kinh” cũng là một phương pháp để ông thể ngộ hư không trong cảnh giới trà. Bây giờ chúng ta còn cần thể hiện cảnh giới hư không trong nghệ thuật trà đạo từ góc độ mỹ học.


Nghệ thuật trừu tượng của trà đạo


BM


Nói về “trà đạo,” chúng ta có thể thu hẹp phạm vi chỉ “nước trà.” Những phong cách khác nhau thể hiện trong nước trà đã truyền đạt một phần quan trọng của trà đạo. Nước trà bao gồm màu sắc, mùi thơm, vị cùng trà tính, phong cách, v.v. và còn có cả tâm tình của người pha trà. Thế giới nước trà như vậy là một cảnh giới nghệ thuật thuần túy tương đối trừu tượng và là cốt lõi của nghệ thuật trà đạo.


Từ đầu những năm 1980, chúng ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “pha trà ngon” trong các bài giảng về trà học. Bởi vì trà đạo được xây dựng trên nền tảng của việc pha trà. Nếu nền tảng không vững chắc thì nước trà cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nghệ thuật trà đạo cùng tư tưởng trà đạo được xây dựng trên đó cũng chỉ là thứ thô ráp mà thôi.


Trên thực tế, vẻ đẹp cũng như cảnh giới của trà đạo có thể tìm thấy giữa việc pha trà, dâng trà và thưởng trà. Ngoài con người, trà và bộ trà cụ, không cần thêm bất cứ điều gì như phương án tổ chức, bài trí tiệc trà, hoặc sắp xếp phối hợp với y phục và âm nhạc.


Việc pha trà (bao gồm cả việc khuấy bột trà) và dâng trà thể hiện vẻ đẹp và cảnh giới hữu hình. Còn việc thưởng trà thể hiện vẻ đẹp và cảnh giới vô hình của mùi thơm, vị và trà tính. Nếu chúng ta không chú ý đến bối cảnh môi trường phức tạp và những yếu tố không cần thiết khác như âm thanh, lời nói cử chỉ động tác thừa, nghi thức xã giao và những việc liên quan phạm trù đạo đức thừa, thì sẽ càng chuyên tâm hơn vào “trà.” Với tính chất “đơn giản” như vậy, chúng ta gọi đó là trà đạo thuần túy.


BM


Những đồ vật, âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hễ nhìn thấy, nghe thấy liền biết ngay đó là cái gì. Nếu chưa từng nhận biết về hình tượng hoặc âm hưởng đó, thì chúng ta sẽ xem không hiểu, nghe không hiểu đó là gì. Nhìn từ góc độ trà đạo thuần túy, trà đạo bao gồm nhiều chi tiết mà người bình thường ít gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bởi trà đạo thuần túy không thể hiện qua trang phục, dung mạo và khung cảnh bàn trà, mà thể hiện vẻ đẹp của trà đơn giản thông qua việc pha trà, dâng trà và thưởng trà. Trà khô chỉ là hình sợi đơn thuần, nước trà chỉ là một bát nước có màu sắc, còn vẻ đẹp của trà hàm chứa nhiều nội hàm phi hình tượng.


Chúng ta cũng cần lý giải từ “trừu tượng.” Vì khi cả người nhận và người dâng trà đều có sự hiểu biết về trừu tượng thì mới dễ dàng để hiểu được trà đạo đang nói đến điều gì.


Chúng ta không nên chỉ tán thưởng vẻ đẹp mang tính hình tượng. Chẳng hạn đối tượng là một người, một con hổ, một giáo đường, một tiết tấu âm thanh nhạc cụ miêu tả tiếng chim hót, hay một bài dân ca quen thuộc. Trong lúc đó, một bức tranh chỉ là sự kết hợp của những đường nét và những khối màu, một tác phẩm điêu khắc chỉ là hình khối của một sự vật chưa biết rõ, và một bản nhạc chỉ là sự thể hiện của một số thanh âm, nhưng nó đã đi vào lĩnh vực trừu tượng. Nếu những âm thanh và hình ảnh trừu tượng này có thể biểu đạt một cách hoàn hảo nội hàm mà tác giả muốn nói đến, thì đó chính là cái gọi là nghệ thuật trừu tượng.


BM


Sự hiểu biết và ứng dụng nghệ thuật trừu tượng cần phải được đào tạo. Trừu tượng chiếm một phần lớn trong các lĩnh vực như nghệ thuật, tư tưởng và thẩm mỹ. Nếu thiếu sự hiểu biết và tận hưởng phần này, cuộc sống sẽ chuyển từ gam màu rực rỡ sang đen trắng. Khi nghiên cứu trà đạo, tất yếu phải tiếp xúc với khái niệm trừu tượng, với các phương diện như hội họa, điêu khắc, âm nhạc trừu tượng .v.v.


Việc thưởng thức màu sắc, hương thơm, mùi vị, hình dáng và phong cách của trà cũng cần vượt ra ngoài những bó buộc mang tính hình tượng. Như vậy mới dễ dàng vận dụng được cảnh giới thẩm mỹ phong phú của trà đạo và thưởng thức chúng.




Tịnh Tâm

***

Hành trình khám phá thế giới các loại trà 

 BM

Có sáu loại trà “thật” thường được công nhận, nhưng trên thực tế, có tới hàng trăm loại trà, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và cách pha trà riêng biệt.

Trà là thức uống phổ biến nhất trên thế giới sau nước lọc đồng thời cũng chứa đựng giá trị truyền thống và lịch sử.

https://baomai.blogspot.com/2022/02/hanh-trinh-kham-pha-gioi-cac-loai-tra.html

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.