Wednesday, April 4, 2018

Người lính qua dòng nhạc Việt


Câu hát ấy, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, theo tôi mãi. Câu chuyện bắt đầu tư những ngày xa xưa, thuở tôi còn là cậu học trò nhỏ vừa bước vào năm học đầu tiên của một trường trung học ở thành phố cao nguyên có cái biệt danh nghe buồn buồn là "Buồn-muôn-thuở". Cậu học trò ấy, vào mỗi sáng thứ Hai, cùng chúng bạn đứng xếp hàng ngay ngắn trước sân cờ nao nức chờ đợi phút giây được tham dự vào nghi thức thượng kỳ đầu tuần trong bầu không khí thật trang nghiêm giữa sân trường thuở ấy.

"Đứng thẳng người," thầy tôi dặn, "ngực ưỡn ra, miệng hát lớn, mắt hướng về lá quốc kỳ cho tới khi bài quốc ca chấm dứt." Tôi đã làm theo đúng lời thầy, mắt dõi theo lá cờ từ từ từ từ được kéo lên, nhẹ bay trong gió. Lá cờ màu vàng tươi phấp phới bay trong nắng sớm giữa bầu trời lồng lộng, có từng cụm mây trắng lững lờ... Bỗng nhiên, trong một thoáng, câu hát ấy -không phải câu hát trong bài quốc ca - nghe vẳng lên trong đầu tôi, Xa nhìn thấp thoáng trong mây / muôn bóng quân Nam chập chùng... Cùng lúc, tôi như nhìn thấy thoáng ẩn thoáng hiện trong những cụm mây nơi phía chân trời mờ xa, "chập chùng" những đoàn quân đang tiến bước.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi không thể biết chắc những gì tôi nghe thấy và trông thấy ấy, là tiếng nhạc ở trong đầu, là "bóng mây ảo giác", hay là những bài hùng ca, những bài học lịch sử mà chúng tôi học được từ những người thầy đã in hằn trong tâm trí, khiến mỗi lần dõi mắt trông theo lá cờ vàng phất phới trong nắng trong gió là mỗi lần câu hát ấy lại vẳng lên và đoàn quân ấy lại "thấp thoáng trong mây".

Chúng tôi trông đợi những sáng thứ Hai, trông đợi những phút được đắm mình vào không khí đầy vẻ cuốn hút của buổi lễ thượng kỳ. Không khí ấy, với tôi, như mang một vẻ gì thiêng liêng, như nhuốm một vẻ gì bi tráng của những trang sử Việt hào hùng, của những chiến công thần kỳ và của những nợ máu xương chồng chất. Trong những phút ấy, lòng tôi bỗng dâng lên những cảm xúc thật kỳ lạ, vừa là niềm ngưỡng phục, vừa là niềm tự hào, vừa ngùn ngụt hào khí trong máu trong tim cậu học trò ở tuổi vừa lớn, hòa cùng tiếng nhạc trầm hùng như giục giã những bước chân đi tới.
https://baomai.blogspot.com/

Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!...

Những năm học nối tiếp theo nhau, và ngày tháng trôi đi bình lặng.

Thế rồi, những năm tháng êm đềm vụt biến mất, cơn bão ủa lịch sử đã cuốn phăng đi tất cả, cuốn phăng đi biết bao nhiêu là số phận. Không còn nữa lá cờ vàng phất phới giữa bầu trời lồng lộng, không còn nữa những đoàn quân "thấp hoáng trong mây", không còn nữa ngôi trường chúng tôi yêu quý. 

Chúng tôi tan tác như bầy chim hoảng loạn.

Thế nhưng câu hát ấy, bài hát ấy và những bài hát về người lính, về những "đoàn quân ra đi", từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, mãi mãi không rời.

Hành trình của người lính

image
1.   "Từng đoàn người trai đi viết sử xanh" (2)

Những câu hát "hào khí ngút trời" ấy ở trong bài "Lục quân Việt Nam" (1950) của Văn Giảng & Hương Việt. Những "đoàn quân ra đi", những "thiên hùng ca", những "anh hùng" xông pha trận mạc "phá tan cường binh" và "khắp nơi tung hoành"... đã làm dậy lên bầu máu nóng hừng hực và lòng yêu nước nồng nàn của bao thanh niên thuở ấy, những muốn đem tài trai phụng sự tổ quốc và vẫy vùng ngang dọc để thỏa "chí tang bồng".

image 

"Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt / xếp bút nghiên theo việc đao cung". (3) Người trai ra đi với lời thề sắt son ghi trên báng súng. Màu áo chiến binh thay cho màu áo học trò.


Phút tiễn đưa chỉ có ánh mắt vời vợi trông theo của mẹ già như trao gửi nỗi niềm tin yêu.



"Hành trang giã từ" chàng trai mang theo luôn có lời dặn dò, nhắn nhủ thiết tha của người mẹ hiền yêu dấu.



Những bà mẹ Việt Nam đều giống nhau. Lòng thương con vô bờ nhưng "tình nước sâu hơn", mẹ giấu đi nỗi bịn rịn và giọt lệ tiễn đưa để đứa con yêu thong dong lên đường.

Chàng trai đất Việt" trong câu hát của Thanh Châu được "minh họa" rõ nét là chàng "thanh niên Quốc Gia", ra đi vì lý tưởng Quốc Gia.


Những chàng trai trẻ đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, cả những tháng năm tươi đẹp nhất của đời mình cho tình yêu đất nước. Những chàng trai "trong tim thì sôi máu / khóe mắt có trăng sao" ("Kỷ niệm", Phạm Duy), đi dưới một "rừng cờ phấp phới", một bầu "trời Việt mênh mang".



Những đoàn người nối tiếp những đoàn người, mang tổ quốc trên vai, mang tình yêu nước trong tim, hàng hàng lớp lớp theo nhau lên đường theo tiếng gọi của non sông.




Thao trường đổ mồ hôi / chiến trường bớt đổ máu. Ngưỡng cửa đầu tiên các chàng trai phải vượt qua là những rèn luyện và thử thách của "đoạn đường chiến binh" nơi các quân trường để trở thành người lính thực thụ.



Như những mũi tên bắn đi bốn phương tám hướng trong ngày lễ ra trường, những chàng trai đất Việt "lên đường nhập ngũ tòng quân" vừa là đứng lên đáp lời sông núi, vừa để thỏa chí tang bồng hồ thỉ, vẫy vùng ngang dọc.

Vì thương nước thương dân, thương quê hương mịt mờ khói lửa, thương những kiếp người lầm than, những người trai hôm nay vào chiến dịch, nguyện thề "dâng cả đời trai với sa trường". Những nắm tay xiết chặt, những bước chân đi tới, những ánh mắt rạng ngời.

Thương dân nghèo rung hoang c cháy
thy ni xót xa ca kiếđọđày / Anh đi! ...

Hành trang của người lính trong nhạc Phạm Đình Chương là lòng yêu nước thương dân, là lòng súng nhân đạo cứu người lầm than. Hành trang ấy là chính nghĩa, là lý tưởng của người lính miền Nam, là đối nghịch với sắt máu, với bạo tàn.

Dẫu biết rằng "cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi", người lính chiến trên những tuyến đầu lửa đạn vẫn không hề nao núng lòng.



Nhạc điệu rộn ràng và hùng tráng như một khúc quân hành.

2. "Anh đi mai về chiến thắng"

Người lính vẫn miệt mài đi, với lý tưởng phụng sự đất nước, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cho một ngày hòa bình về trên quê hương.



Những đoàn quân trùng trùng tiến bước, "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".



"Xuất quân" của Phạm Duy là tiếng trống thúc quân dập dồn hòa cùng nhịp bước quân hành.
"Thúc quân" của Văn Giảng & Hương Việt là điệu kèn xung trận, là lời thúc giục bao trai tráng lên đường "diệt tan giống tham tàn". 

Nhìn trong hơi gió thong bóng quân Nam lướđi
Th cùng dit tan ging tham tàn thúc quân vùng lên!
Nơđâđất nướđang hiến bao đấng anh linh
Xương trng xây thành / c tâm đền núi sông ơn nhà

"Chí làm trai dặm nghìn da ngựa / gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao", (3) người lính chiến vào sinh ra tử, luôn cận kề những bất trắc hiểm nguy, tuy không da ngựa bọc thây nhưng cũng lắm khi đi không ai tìm xác rơi như những người hùng không tên tuổi.



Người lính can trường xông pha trận mạc với tinh thần quyết chiến quyết thắng, với khí thế "đánh một trận, sạch không kình ngạc / đánh hai trận, tan tác chim muông" (4) làm khiếp đảm giặc thù.


Như người lính chiến ôm súng mơ ngày về quang vinh trong nhạc Phạm Đình Chương, ngày vui chiến thắng, ngày thanh bình về trên quê hương là nỗi khát khao của cả một dân tộc trong một đất nước bao năm chiến tranh ròng rã.




Những đoàn quân ra đi năm nào với niềm tin tất thắng, nay trở về ca khúc khải hoàn trong vinh quang chiến thắng.

Th đô ơi, th đôĐoàn quân ta đã v đây!
Sau bao nhiêu ngày luôn ước mơ
ngày chiến thng quay v chn xưa

"Bài ca chiến thắng" của Minh Duy là một trong những bài hùng ca đẹp nhất làm dậy lên niềm tự hào về một quân lực đi là đi chiến đấu! đi là đi chiến thắng!

Th đô ơi th đôĐoàn quân ta đã v đây!
Tiếng reo vang, vang dy mt tri
lp lp tinh k bay trong gió!


Vòng hoa chiến thắng mà người dân hậu phương choàng vào cổ những người lính vừa trở về từ chiến trường lửa đạn là vòng hoa của tình quân dân thắm thiết, của lòng cảm phục, biết ơn và tin cậy.

Kìa đoàn quân chiến thng tr v vi xóm làng
thành công còn ghi dđầu súng
Nhng tm gương kiêu hùng / pht phi vui trong lòng
Bu tri th đô đón mng!

Còn nỗi mừng vui nào lớn hơn, còn nỗi xúc động nào lớn hơn được trông thấy lại lá cờ thân yêu bay lồng lộng giữa bầu trời tổ quốc, trên thành phố quê ta vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Lá cờ vàng thấm máu những người lính kiêu hùng vừa ngã xuống đêm qua.


Những người lính quả cảm dựng lại ngọn cờ vàng trên những thành quách đổ nát sau trận chiến khốc liệt giành lại từng tấc đất quê hương là một trong những cảnh tượng bi hùng nhất của những trang sử Việt.

"Lòng ta như thành này

Vinh quang trong tan nát?"

Câu thơ của Cao Tiêu là cảm xúc thực lòng của người lính trong những phút lặng nhìn ngọn cờ chiến thắng tung bay giữa hoang tàn đổ nát, khi chiến trận vừa kết thúc.

Vui bên nhau mt l nghn ngào / qu hôn đất thân yêu

Qung Tr ơi, chào quê hương gii phóng!

("Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu", Lê Kim Hoa)

Những hy sinh gian khổ, những máu xương người lính đổ ra nơi tiền tuyến để giữ yên bờ cõi và mang về cuộc sống yên lành, ấm êm cho hậu phương vẫn luôn được người đời khắc ghi.


https://baomai.blogspot.com/



Duyên tiền kiếp là có thật
8 lời khuyên ăn uống khiến mọi người lầm tưởng là....
Việt Nam không có phiên toà thực sự
Sếp biết nhiều về bạn thế nào?
Ai nói 'Tứ đại phát minh' là của Trung cộng?
Tin Vịt _ Gạo vàng ?
Kim Jong Un đưa vũ khí mới đến bàn đàm phán
Mẹ Nấm Ơi!
Việt Khang, anh là ai
Giới đấu tranh VN chia sẻ kinh nghiệm bị bắt tù
Những điều cần biết về cà phê và nguy cơ ung thư
Phim 'Con đường trên núi' và Síu Phạm
Hãy theo đuổi công việc có ý nghĩa
Người vượt biên đánh cắp nước Mỹ
Tường biên giới của Trump 'đã khởi công'?
Trump tuyên bố 'không thỏa hiệp' về di dân DACA
Trung cộng quả là… tài!
Câu chuyện về quá trình bị ‘Trung cộng hóa’ của Ca...
Canada ngừng tiếp nhận Visa công dân Việt Nam
Đảng Dân Chủ là Đảng gì ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.