Tuesday, May 1, 2018

Cô gái Mỹ mặc áo xường xám gây tranh luận

https://baomai.blogspot.com/
Cô Keziah trong chiếc áo xường xám

Những bức hình một học sinh trung học Mỹ mặc áo xường xám đi dự dạ hội trường học làm dấy lên tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội sau khi một số người cáo buộc cô gái 18 tuổi này "chiếm đoạt văn hóa".

Tuần trước, cô gái mang tên Keziah, không phải người Trung cộng, đăng những bức ảnh cô mặc áo xường xám, trang phục truyền thống của Trung cộng, làm trang phục dạ hội ở tiểu bang Utah, Mỹ, trên Twitter.

Một người dùng Twitter có tên Jeremy Lam phản ứng: "Văn hóa của tôi không phải là...trang phục dạ hội của bạn," và dòng này được rất nhiều người chia sẻ.

https://baomai.blogspot.com/

Dòng tweet và lời chỉ trích của ông Lam đã nhận được hàng trăm ngàn like, hàng chục ngàn retweet và hàng ngàn bình luận. Những người ủng hộ và phản đối tranh luận nảy lửa suốt cuối tuần qua về khái niệm chiếm đoạt văn hóa - khi những nền văn hóa thống trị sử dụng văn hóa thiểu số.

https://baomai.blogspot.com/
Các bức hình cô Keziah mặc áo xường xám tại prom trên Twitter

Ông Lam giải thích trên Twitter tại sao ông lại thấy phiền lòng về những bức hình này. Ông nói áo xường xám xuất thân từ một trang phục không có phom được mặc khi lau dọn nhà. Sau đó nó hóa thân thành biểu tượng của quyền lực phụ nữ.

"Tại thời điểm khi phụ nữ châu Á không có tiếng nói, họ đã tạo ra không những là một tác phẩm nghệ thuật mà còn cả một biểu tượng của vận động [cho nữ quyền]," ông viết.

"Trang phục này thể hiện nữ tính, sự tự tin và bình đẳng giới qua hình thức đẹp và bắt mắt.

"Kiểu dáng của nó sau đó lan khắp châu Á như một trang phục đẹp và dấu hiệu của giải phóng phụ nữ.

"Tôi tự hào về văn hóa của tôi, kể cả những rào cản cực đoan mà những người bị đưa ra ngoài lề trong nền văn hóa đó đã vượt qua. Để cho trang phục này bị cuốn vào chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ và phục vụ cho khán giả da trắng chẳng khác nào tư tưởng thực dân."
https://baomai.blogspot.com/
Xường xám là trang phục truyền thống của phụ nữ Trung cộng

Bài viết của ông Lam rõ ràng đã làm động lòng nhiều người. Tại thời điểm viết bài này, nó đã được hơn 167.000 "like" và được retweet gần 40.000 lần.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy vậy, cô Keziah từ chối gỡ những bức ảnh này khỏi Twitter theo lời gợi ý của một số người.

"Đối với những ai đang có phản ứng tiêu cực: Tôi không có ý thiếu tôn trọng văn hóa Trung cộng," cô viết.

"Đơn giản là tôi thể hiện sự đánh giá cao văn hóa của họ. Tôi không xóa post của tôi vì tôi không làm gì ngoài tỏ lòng yêu mến văn hóa Trung cộng. Nó là... một chiếc váy. Và nó rất đẹp."

Cuộc tranh luận tiếp diễn, và người dùng mạng xã hội cả hai bên tiếp tục lên tiếng.

"Chuyện này không được," một người viết. "Tôi không [bao giờ] mặc trang phục truyền thống của Triều Tiên, Nhật hay bất kỳ trang phục truyền thống nào khác và tôi là người châu Á... Có rất nhiều lịch sử đằng sau những trang phục này."

"Nếu bạn 'đánh giá cao' và 'yêu' văn hóa của chúng tôi, bạn sẽ biết đó là áo truyền thống," một người khác viết. "Thế mà bạn lại viết 'nó chỉ là một chiếc váy'... Điều bạn nói không cho thấy bạn đánh giá cao mà cho thấy sự chiếm đoạt."

This isn’t ok. I wouldn’t wear traditional Korean, Japanese or any other traditional dress and I’m Asian. I wouldn’t wear traditional Irish or Swedish or Greek dress either. There’s a lot of history behind these clothes. Sad.

Những người khác thì ủng hộ Keziah.

"Trông bạn thật đẹp và chiếc váy thật lộng lẫy," một người viết trên Twitter. "Chúng ta đang sống trong một thế giới tuyệt vời nơi chúng ta có thể chia sẻ văn hóa và trang phục với những kiểu dáng đặc biệt từ khắp thế giới đại diện cho văn hóa của Trái đất và nghệ thuật của nhân loại."

You look gorgeous and the dress is stunning! What a wonderful world we live in where we can share culture and dress in special design and style from across the world representing the culture.

"Các em gái tuổi vị thành niên không dễ tìm được sự chấp nhận và lòng tự tin nên tôi rất mừng là hàng ngàn người đang dùng mạng Twitter để ủng hộ... gọi cô gái này là kẻ phân biệt chủng tộc vì cô phạm tội tày trời là mặc trang phục Trung cộng đến buổi dạ hội," một người khác viết với giọng mỉa mai.

Tìm hiểu về tất cả các nền văn hóa

Keziah nói "không bao giờ tưởng tượng một buổi lễ đơn giản như prom lại có thể dẫn tới tranh luận từ nhiều nơi trên thế giới."

"Chúng ta sống trong một xã hội đa văn hóa và nên tìm hiểu về tất cả các nền văn hóa," cô nói.

"Đây là cách duy nhất chúng ta có thể vượt qua những thái độ phân biệt chủng tộc và trở nên tốt hơn."

"Tôi xin lỗi nếu tôi đã xúc phạm ai đó. Tôi không bao giờ có ý định làm ai tức giận. Đơn giản là tôi tìm thấy một trang phục đẹp và giản dị và tôi chọn mặc trang phục này."

Chiếm đoạt văn hóa

https://baomai.blogspot.com/

Đây là cuộc tranh luận mới nhất sau một loạt các tranh cãi trên mạng về khái niệm chiếm đoạt văn hóa.

Năm 2016, một video quay tranh cãi giữa một thanh niên nam da trắng với kiểu tóc tết dreadlock và một thiếu nữ da đen từ chối để kiểu tóc này đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem trên YouTube.

Vào tháng 2/2018, ca  Jesy Nelson của ban nhạc nữ Little Mix cũng bị cáo buộc chiếm đoạt văn hóa sau khi cô đăng ảnh mình để tóc kiểu dreadlock trên Instagram.

https://baomai.blogspot.com/
Một người sống tại Berlin mang kiểu tóc dreadlocks

Tháng 6/2016, nhà văn Nguyễn Thanh Việt, người đoạt giải thưởng Pulitzer Prize 2016 với tiểu thuyết "The Sympathizer" (Cảm tình viên), có bài viết trên trang LA Times về chiếm đoạt văn hóa.

Bài viết được dịch sang tiếng Việt và đăng trên Facebook cá nhân của ông, trong đó có đoạn:

"Những sinh viên đại học với gương mặt bôi đen. Một đầu bếp da trắng hướng dẫn cách ăn phở Việt Nam. Những sinh viên da màu xem món sushi không ngon là một sự xúc phạm văn hoá. Một nhà văn da trắng mô tả người da màu một cách vụng về.

https://baomai.blogspot.com/

"Đây là những ví dụ về "chiếm đoạt văn hoá," như một số người gọi như thế, đã làm dấy lên những câu hỏi đáng suy ngẫm: Ai sở hữu văn hoá? Ai có quyền lên tiếng về một nền văn hoá? Phải chăng có những thiểu số quá nhạy cảm?

"Có thật yếu tố bản sắc dẫn đến sự đồng nhất trong tư duy? Điều gì đã xảy ra với quyền tự do ngôn luận?"

https://baomai.blogspot.com/

Chiến Hạm không người lái của Hải Quân Hoa Kỳ
Những bài tựa đề có chữ "Hoa Kỳ" "USA" "Mỹ"
Thị trấn kỳ lạ chỉ có một người sống ở Mỹ
Những con Raccoons phải ra đi
Caren Turner: ‘shut the f— up’
Đường đến nghĩa trang nhanh hơn nếu…
Ý nghĩa sau mỗi món ăn trên bàn tiệc hội nghị Nam ...
Cơ thể phụ nữ như thế nào là quyến rũ nhất?
Tháng Tư nghe lại 'Nối vòng tay lớn'
Những bài tựa đề có chữ "Miền Bắc" & "Miền Nam"
Những bài tựa đề có chữ "Bắc Hàn" "Nam Hàn"
Hai đệ nhất phu nhân Nam – Bắc Hàn Quốc
Donald Trump: Chuyến phiêu lưu của những phẩm chất...
Mang về Mỹ trái táo bị phạt $500
Thi thể người chết bị bán đi toàn cầu
Những vị hoàng đế suy kiệt vì sex & Thái Giám Triều Nguyễn
Bài bút ký đầy nước mắt
Quà tặng thêm (bonus): của hoạt động tình dục
Toàn văn Tuyên bố chung Thượng đỉnh liên Triều
Hỏi về gọi điện thoại ra ngoại quốc miễn phí

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.