Saturday, September 4, 2021

Cách quân đội Hoa Kỳ đánh chặn hoả tiễn ở Afghanistan vào ngày cuối cùng

 BM

Vào ngày 30/8, ngày cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan, họ đã sử dụng Hệ thống vũ khí Phalanx để đánh chặn hoả tiễn của tổ chức khủng bố.


Ngày 30/8 là ngày cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan. Vào buổi sáng cùng ngày, đội quân khủng bố đã dùng hỏa tiễn để cố gắng tấn công phi trường Kabul. Được biết 5 quả rocket đã bị hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ đánh chặn, hiện chưa có tin tức về thương vong và Quân đội Hoa Kỳ cũng chưa tiết lộ thông tin chi tiết. Vậy Quân đội Hoa Kỳ đã làm cách nào để đánh chặn hoả tiễn của nhóm khủng bố?

 

Trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine hồi tháng 5, Hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel đã đóng một vai trò to lớn trong việc đánh chặn hàng nghìn quả rocket phóng từ Hamas. Mặc dù Quân đội Hoa Kỳ đã mua một số Hệ thống Vòm Sắt nhưng chúng vẫn chưa được triển khai ở Afghanistan. Trên thực tế, ngoài Hệ thống Vòm Sắt của Israel, nhiều quốc gia gồm cả Hoa Kỳ còn có hệ thống đánh chặn tầm thấp, tầm ngắn có thể đánh chặn hoả tiễn, đạn pháo, phi cơ không người lái.


BM

Vào ngày 30/8, sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào phi trường Kabul ở Afghanistan, phát hiện một chiếc xe bị hư hỏng có trang bị một bệ phóng hoả tiễn ở ghế sau.


Lần đánh chặn hoả tiễn này có thể là do Hệ thống vũ khí Phalanx (Phalanx Weapon System) do công ty Raytheon sản xuất. Phalanx còn được gọi là Hệ thống vũ khí tầm gần, tuy không phải là một loại vũ khí mới nhưng nó đã được sử dụng rộng trên các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ và là tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và phi cơ ở cự ly gần. Ngoài ra, vì Hệ thống vũ khí Phalanx có thể nhanh chóng đánh chặn hoả tiễn và phi cơ nên nó tất nhiên cũng có thể đánh chặn hoả tiễn, đạn pháo và phi cơ không người lái có tốc độ tương đối thấp.

 

Theo giới thiệu của Công ty Raytheon, Hệ thống vũ khí Phalanx là một loại súng bắn nhanh, dùng máy tính và radar để điều khiển và dẫn đường. Nó có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không, bao gồm phi cơ, đạn pháo và hoả tiễn,v.v.

 

Vũ khí chính của Hệ thống vũ khí Phalanx là khẩu pháo Vulcan 20mm, được đặt trên bệ xoay và dẫn đường bằng radar. Vũ khí này có tầm bắn hiệu quả khoảng 5.5 dặm (khoảng 8,85 km), có thể bắn 3 phát/phút và tốc độ bắn tối đa có thể đạt 4,500 phát/phút, khiến mục tiêu sa vào màn lưới lửa và tiêu diệt chúng trên không. 


BM

Ngày 31/1/2020, binh sĩ Hoa Kỳ nạp đạn cho Hệ thống vũ khí Phalanx trên đất liền ở Fort Hill, Oklahoma, Hoa Kỳ.

 

Khẩu pháo Vulcan 20mm sử dụng đạn xuyên giáp 15mm trang bị vỏ nhựa và một cánh quạt kim loại nhẹ. Mỗi viên đạn có giá khoảng 30 USD, nếu bắn liên tục trong một phút thì mất khoảng 90,000 USD. Tuy nhiên, nó chỉ mất 10 giây hoặc ít hơn để dò tìm, theo dõi, dẫn đường và đánh chặn mục tiêu. Do đó, so với việc bảo vệ tính mạng con người, vũ khí, trang thiết bị hay tài sản có giá trị cao thì chi phí này hoàn toàn xứng đáng.

 

Hệ thống Vòm sắt của Israel có phạm vi điều khiển lớn hơn và hệ thống phóng hoả tiễn có thể triển khai một cách phân tán nhưng lại có chi phí cao hơn. Còn phạm vi điều khiển của Hệ thống vũ khí Phalanx tương đối nhỏ, nhưng mỗi hệ thống đều hoạt động độc lập, cơ động và linh hoạt hơn, dễ khai triển và vận hành, và chi phí tương đối thấp hơn.


BM

Vào ngày 20/10/2010, Quân đội Hoa Kỳ đã thử nghiệm Hệ thống vũ khí Phalanx trên xe ở Arlington, Virginia.

 

Hệ thống vũ khí Phalanx trên đất liền bắt đầu được khai triển tại phi trường Bagram ở Afghanistan vào năm 2012. Trước đó nó đã được Quân đội Hoa Kỳ sử dụng để bảo vệ các căn cứ của Iraq. Hệ thống vũ khí Phalanx trên đất liền có mục tiêu rõ ràng hơn và được trực tiếp liệt vào hệ thống đánh chặn hoả tiễn, pháo và súng cối (Counter-Rocket, Artillery, Mortar Intercept System, viết tắt là C-RAM).

 

Năm 2019, Quân đội Hoa Kỳ đã ký hợp đồng trị giá 205,2 triệu USD với Công ty Raytheon để mua các Hệ thống vũ khí Phalanx. Các hệ thống tương tự trên biển và trên đất liền cũng được bán cho các đồng minh của Hoa Kỳ. Để xem video Hải quân Hoa Kỳ bắn thử nghiệm Hệ thống vũ khí Phalanx.

 

Các chiến hạm của Trung cộng nhìn chung cũng được trang bị các hệ thống vũ khí tương tự. Chúng ban đầu được nhập cảng từ Nga vào năm 2000, sau đó được Trung Cộng bắt chước và cải tiến thêm. Ngoài ra, Trung Cộng còn sao chép các hệ thống vũ khí tương tự của Hoa kỳ và Châu Âu, nhưng chưa từng được đưa ra thực chiến.

 

Công ty Raytheon cũng đã phát triển hệ thống vũ khí SeaRAM trên cơ sở Hệ thống vũ khí Phalanx và hỏa tiễn khung phi cơ lăn RAM (tên đầy đủ là Rolling Airframe Missile). Hoả tiễn với bộ khởi chạy RAM 11 cell thay thế cho bộ pháo 20mm và có thể đánh chặn hoả tiễn chống hạm tốc độ cao với tốc độ ít nhất 2 Mach/giờ, tương đương 2,450 km/giờ. Trong tương lai hệ thống này có thể sẽ xuất hiện phiên bản trên đất liền.


BM

Vào ngày 8/4/2021, tàu tác chiến ven bờ lớp độc lập LCS 18 đã phóng hỏa tiễn khung phi cơ lăn RAM ở Thái Bình Dương.

 

Trung Cộng cũng bắt chước hoả tiễn RAM của Hoa Kỳ và phát triển hệ thống hỏa tiễn Hồng Kỳ 10, được lắp đặt trên các chiến hạm mới chế tạo. Kể từ tháng 11/2015, các tàu khu trục của Hoa Kỳ bắt đầu lắp đặt hệ thống hỏa tiễn SeaRAM tiên tiến hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy “bản sao” của nó tại Trung cộng. Để xem video về vụ phóng thử hoả tiễn SeaRAM của Hải quân Hoa Kỳ, vui lòng nhấp vào đây.

 

Tuy nhiên, cả RAM và SeaRAM đều là hệ thống phòng thủ hoả tiễn tầm ngắn của hạm đội Hải quân Hoa Kỳ. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hoa Kỳ cũng được trang bị hỏa tiễn SM-3 và SM-6 để đánh chặn tên lửa tầm trung và tầm xa, bao gồm cả đánh chặn tên lửa đạn đạo. Trung Cộng vẫn chưa “đánh cắp” được các công nghệ này nên hiện chỉ sở hữu hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn Hồng Kỳ 10 và Hệ thống vũ khí Phalanx. Phòng thủ hoả tiễn cũng là một trong những điểm yếu lớn nhất của Trung cộng.

 

Tương tự, Quân đội Hoa Kỳ đã triển khai một số lượng lớn các hệ thống đánh chặn hoả tiễn Patriot và cung cấp chúng cho các đồng minh, trong khi Trung Cộng vẫn đang cố gắng bắt chước các hệ thống hỏa tiễn S-400 và S-300 của Nga.

 

 

 

Cao Nghĩa  _  Minh Phương 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.