Thuốc Đông y ở khu phố thảo
dược đường Triệu Quang Phục, quận 5 Sài Gòn.
Vừa qua, theo
tin của 24h.com, nhiều bác sĩ đều đồng tình là khó phân biệt thuốc Đông y thật
hay giả và những loại thuốc càng đắt, càng dễ làm giả.
Mới đây, thông tin càng khiến người dân bị sốc là tại chính một số bệnh viện công lập có chữa trị bằng Đông y, Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư. đã lấy gần 400 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm và kết quả có tới 60% trong số đó chưa đạt chất lượng, đặc biệt có 20% số thuốc bị trộn cát, xi măng, tạp chất hay tẩm ướp hóa chất độc hại! Vậy là, chưa kịp “hết sợ” sau vụ thuốc cam nhiễm độc chì thì người bệnh lại càng thêm hoang mang…
Mới đây, thông tin càng khiến người dân bị sốc là tại chính một số bệnh viện công lập có chữa trị bằng Đông y, Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư. đã lấy gần 400 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm và kết quả có tới 60% trong số đó chưa đạt chất lượng, đặc biệt có 20% số thuốc bị trộn cát, xi măng, tạp chất hay tẩm ướp hóa chất độc hại! Vậy là, chưa kịp “hết sợ” sau vụ thuốc cam nhiễm độc chì thì người bệnh lại càng thêm hoang mang…
Đáng quan tâm là những vị thuốc bị làm giả rất đa dạng, từ những loại giá thành không cao, dễ trồng ở nhiều nơi như vị thuốc thỏ ty tử (cây tơ hồng), liên nhục (hạt sen)…, cho đên lại mắc tiền như nhân sâm, đông trùng hạ thảo…
Bài viết trên
24h.com còn ghi nhận là theo nhiều chuyên gia y tế, việc phân biệt thuốc Đông y
thật - giả không hề đơn giản và ngay cả những thầy thuốc kinh nghiệm vẫn có thể
nhầm lẫn. Bởi vậy, hầu hết người dân không thể phân biệt được, thậm chí khi
sinh bệnh mới biết mình dùng phải thuốc rởm. Cách đơn giản nhất, theo nhiều
lương y, để hạn chế mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng là tìm đến những
nơi có uy tín lâu năm, kiểm tra cẩn thận trước khi mua, cảnh giác với các loại
thuốc đã tán thành viên, và tuyệt đối không mua những loại thuốc đã mốc, màu
sắc thiếu tự nhiên hoặc có mùi lạ.
Bên cạnh sự quản lý, kiểm soát lỏng lẻo của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng nguyên liệu và thuốc Đông y bị làm giả, kém chất lượng nhiều như hiện nay, còn có nguyên do không nhỏ từ các biện pháp và chế tài xử lý khi vi phạm bị phát hiện quá nhẹ nên cả người buôn bán lẫn người các lương y đều “nhờn”. Như gần đây, nhiều vụ cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hàng trăm hộp thuốc Đông y bị làm giả, nhưng chỉ xử phạt hành chính với số tiền vài triệu đồng, nên “đâu lại vào đấy”.
Bên cạnh sự quản lý, kiểm soát lỏng lẻo của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng nguyên liệu và thuốc Đông y bị làm giả, kém chất lượng nhiều như hiện nay, còn có nguyên do không nhỏ từ các biện pháp và chế tài xử lý khi vi phạm bị phát hiện quá nhẹ nên cả người buôn bán lẫn người các lương y đều “nhờn”. Như gần đây, nhiều vụ cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hàng trăm hộp thuốc Đông y bị làm giả, nhưng chỉ xử phạt hành chính với số tiền vài triệu đồng, nên “đâu lại vào đấy”.
Từng có con nhỏ là “nạn nhân” của “thuốc cam gia truyền” phải nằm viện để thải loại độc chì, luật sư Nguyễn Thủy Nguyên (Đoàn Luật sư Hà Nội) bức xúc cho rằng, chính việc “khó” xử lý trách nhiệm hình sự hành vi buôn bán, sản xuất thuốc Đông y giả đã khiến cho tình trạng thuốc giả tràn lan như hiện nay.
Trước đây, như báo TT đưa tin, Bộ Y tế đã từng tổ chức một cuộc lấy mẫu kiểm tra đông dược sau khi nhập khẩu vào thị trường VN qua cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc) thì phát hiện nhiều loại dược liệu quý như nhân sâm đã bị tách chiết 100% hoạt chất trước khi vào VN, dược liệu thực chất chỉ còn là rác, và giá bán tại gốc chỉ... 2.500 đồng/củ nhân sâm.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.