Làm chính trị là một nghề hái ra tiền ở Mỹ. Nếu không hái ra được nhiều tiền, thì ít nhất cũng được sống sung sướng, giầu có.
Các chính trị gia mỗi người đều được cấp một thẻ Credid card cho cái gọi là “business account“.
Tất cả những chi phí luxurious expenses cho họ như vé máy bay first class, di chuyển bằng xe limousine, ăn nhà hàng cao cấp, ở khách sạn 5 sao v.v… (thậm chí mua sắm cho những bộ quần áo thời trang đắt tiền) đều được tính vào business account này mà họ không phải tốn 1 đồng xu nào từ chính bản thân họ. Thêm vào một quyền lợi nữa là họ có một bảo hiểm sức khỏe tốt nhất, mà nếu người bình thường bỏ ra 5000/tháng mua bảo hiểm cũng chưa chắc gì có được bảo hiểm tốt như bảo hiểm của họ vậy.
Mỗi năm lãnh lương hơn 6 con số, được cung cấp một cuộc sống xa hoa và bảo hiểm y tế cao cấp nhất mà không phải tốn 1 đồng nào, cùng với những quyền lực do vị trí của họ ngồi trong chính phủ, họ dễ dàng dùng chức vụ của mình để kiếm ra tiền qua những thương vụ làm ăn bên ngoài với các công ty do mối dây liên hệ của họ với các quan chức trong chính quyền. Thật là một nghề đáng mơ ước và là một nghề tốt nhất thế giới.
Một vài ví dụ cho việc kiếm tiền từ chức vụ của họ: Chồng của bà thượng nghị sĩ Diane Feinstein, gia đình của Pelosi, gia đình Clinton đều hưởng những mối lợi khổng lồ lên tới cả hàng 100.000.000 USD do thong qua những đạo luật có lợi cho Trung Cộng, (thay vì đóng thuế 40% lên hàng hoá nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Trung cộng chỉ đóng 6%)
Đổi lại chồng của bà thượng nghị sĩ Feinstein được mở công ty ở Trung cộng và kiếm lời cả hàng 100.000.000 đô la mỗi năm. Vợ chồng Bill Clinton nhận được “donation” hàng trăm triệu từ công ty uranium mà họ giúp cho phép Nga được sở hũu 20%.
Gia đình của Pelosi làm chủ những hãng Wine nổi tiếng ở Cali. Chuyên môn mướn những người di dân bất hợp pháp. Chồng bà ta là Paul Pelosi sở hữu công ty đầu tư về tài chính, năm 2011 lợi dụng chức vụ của mình trong quốc hội, khi biết được congressman đồng ý sẽ ra luật giới hạn những lệ phí của thẻ tín dụng, hai vợ chồng bà này lập tức mua 5000 share Stock về Credit, lúc mua là $44, hai hôm sau lên $65 và cứ tiếp tục lên mãi (trước đó chồng của bà ta cũng bê bối về ngành ngân hàng đã bị cho nghỉ việc). Vụ này vào thời đó bị báo chí chỉ trích và đặt tên cho scandal này là soft corruption insider stocks trade. Pelosi chối bay chối biến và nói rằng vụ này là “right wing’s smear”.
Đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu, hầu hết những chính trị gia đều ít nhiều có liên hệ với những vụ như vậy. Tùy theo chức vụ lớn nhỏ thì mức độ kiếm tiền cũng theo đó mà ít hay nhiều, và chính vì vậy họ cũng làm lơ cho những chính trị gia khác. Việc lợi dụng chức quyền của mình để làm giầu của những người này không có gì là ngoại lệ. Càng ở vị trí cao thì càng kiếm được nhiều thương vụ béo bở, nếu ở trong chức vụ càng lâu, kinh nghiệm càng nhiều. Nếu họ lỡ bị mất job thì họ dùng những kinh nghiệm và những mối dây liên hệ có sẵn từ trước để làm việc cho các công ty với tư cách là cố vấn hay là lobbyists, và lại tiếp tục kiếm được tiền như lúc còn đang làm việc. Họ không quan tâm tới số lương mấy 100.000 đô la hằng năm, bởi vì những phi vụ làm ăn do chiếc ghế của mình đem lại mới là cái mà họ nhắm đến, mới là nguồn lợi tức thật của họ.
Nói tóm lại tiền bạc, quyền lực đã làm cho những chính trị gia thành những con người gian dối, nhất là đối với những người khi bắt đầu bước vào nghề này nếu không có tiền thì lại càng dễ trở thành tồi tệ và dễ bị mua chuộc. Càng ở lâu trong chính trường thì họ lại càng dễ bị corrupt .
Khi Hoa Kỳ mới thành lập, vừa thoát khỏi thuộc địa Anh, những người tranh đấu cho nền độc lập và xây dựng một quốc gia Hoa Kỳ dân chủ, ở thời điểm đó, các chính khách hoàn toàn không có hoặc rất ít những đặc tính nêu trên. Kể từ sau thế chiến thứ hai trở đi, tính cách này mới ngày càng rõ nét, và càng ngày càng thấy rõ trong các chính trị gia của đảng Dân Chủ.
President Trump có lẽ là tổng thống giầu có nhất so với các tổng thống Hoa Kỳ
President Washington cũng giầu có nhưng do tài sản của vợ. Trump là một tổng thống hết sức đặc biệt vì hội đủ hai yếu tố quý hiếm: rất giầu nên không bị đồng tiền sai khiến cám dỗ, chưa từng bi corrupt bởi vì không có dính dáng đến chính trị trước khi lên làm tổng thống, và biết hết những mánh lới của các chính trị gia vì trước đó Trump donated tiền bạc của mình cho cả hai đảng.
Nếu đã hiểu cơ bản về những quyền lợi và cách làm việc của các chính trị gia trong guồng máy chính phủ, một người không cần phải thông minh cũng sẽ dễ dàng nhận thấy vì sao các chính trị gia là người dễ thay đổi và dễ bị sai khiến. Không khó nếu Trump muốn dựa vào đồng tiền của mình để sai khiến các chính trị gia cùng hợp tác làm ăn thì Trump đã thành một thế lực ngầm trong bóng tối, mà không phải như bây giờ bị đánh tơi bời chỉ vì ông ta thực sự muốn MAGA.
Trump là một người thông minh và đầy bản lĩnh. Một mình ông ta chống chọi với cả một tập đoàn truyền thông hùng hậu của Mỹ, kết hợp với nguyên một đảng Dân Chủ, cùng với một vài người RINO trong đảng Cộng Hoà.
Nếu ông ta thực sự có tội như những lời cáo buộc, chắc chắn ông ta đã không thoát được. Nguyên cả một đám truyền thông báo chí, FBI, đảng Dân Chủ, xúm vào bơi móc cũng chẳng tìm thấy gì, thì phải nói ông ta quá là trong sạch. Với cái kiểu bới lông tìm vết, bắt lá tìm sâu như vậy, không có tội cũng thành có tội. Cả hai năm trời với một đội quân chuyên môn điều tra giỏi nhất thế giới, được sự hậu thuẫn hoàn toàn của chính quyền mà không tìm ra được gì, thì biết ngay Trump rất trong sạch và họ chỉ cố tình quậy phá ông ta mà thôi.
Đảng Cộng Hòa mất Hạ viện vào tay đảng Dân Chủ, có ba nguyên nhân chủ yếu:
· Thông thường Đảng của tổng thống đương nhiệm thường hay bị mất ghế ở Hạ viện trong các midterm election.
· Rất khó đánh bại những incumbent nếu họ ra ứng cử lại, chỉ trừ khi họ về hưu thì đây là dịp để cho những ứng cử viên mới ra dành ghế. Cuộc bầu cử vừa qua 43 incumbents của đảng Cộng Hòa về hưu luôn, không tái tranh cử. Đây là cơ hội bằng vàng cho đảng Dân Chủ nhận thêm được nhiều ghế cho hạ viện.
· Paul Ryan là người No-Trump ngay từ lúc mới bắt đầu, vì trước đó ông này được chọn làm vice president cùng với Mitt Romney bị Trump đánh bại. Đã thế còn bị Trump từ chối chức ngoại trưởng khi Romney xum xoe với Trump về việc này. Ngay từ đầu của cuộc bầu cử, Ryan đã khuyên các ƯCV của đảng Cộng Hòa đừng embrace với Trump.
Ryan phản đối việc Trump nhắc đến sự xâm lăng của đoàn caravan trong các cuộc campaign. Tuyên bố muốn đưa luật “cấm những trẻ em có quốc tịch do cha mẹ là di dân bất hợp pháp” vào legislation trước khi thành luật chính thức.
Ryan đã không chi tiền quảng cáo cho các ƯCV có tiềm năng thắng cử như tổng thống Trump đã đề cặp. Ông ta làm trái lại với những gì Tổng thống đề nghị trong cuộc bầu cử midterm. Chẳng có gì lạ, vì họ hàng bên vợ của ông ta theo đảng Dân Chủ.
Ryan tuyên bố về hưu năm tới: rõ ràng ông ta tin rằng đảng Cộng Hoà sẽ không nắm được Hạ viện thì nếu ông ta ở lại cũng không giữ được chức vụ này? Thêm vào đó quy luật của đảng Cộng Hoà chỉ cho phép làm Chủ tịch Hạ viện tối đa là sáu năm, nếu Đảng Cộng Hòa vẫn giữ Hạ viện và Ryan vẫn tiếp tục nắm chức vụ này thì cũng chỉ được tối đa vài năm nữa là hết. Ông ta không thể tiếp tục lên cao, vì vậy nếu ở lại cũng “go no where“. Paul Ryan còn trẻ và đầy tham vọng, ông ta không bao giờ rời bỏ chính trường một cách dễ dàng như vậy. Tin đồn ông ta sẽ ra tranh cử tổng thống với Trump vào 2020.
Có lẽ trong tận đáy lòng Trump rất hối tiếc về việc đã đề cử Paul Ryan vào năm 2016. Các thành viên của đảng Cộng hòa đã gây sức ép lên Trump buộc ông phải đề cử Ryan, kết quả Ryan thắng lớn, đánh bại đối thủ là Paul Nehlen. Mỉa mai thay Paul Nehlen lại là người ủng hộ Trump rất nhiệt tình trong kỳ bầu cử tổng thống (Sau khi được tổng thống gửi lời cảm ơn cho việc ủng hộ của mình trên Twitter, theo sự thăm dò cho thấy Paul Nehlen hứa hẹn sẽ đánh bại Ryan, nhưng lúc đó dưới áp lực của đảng Cộng Hoà, Trump phải ủng hộ Ryan trước công chúng) Đó là một mặt trái cho thấy sự lũng đoạn trong các đảng phái, muốn làm một người công bằng không phải là dễ, vì có nhiều sự trói buộc. Trump là người khẳng khái nhất vẫn không thoát khỏi vòng trói buộc này.
Trump cũng là người duy nhất không xài đến thẻ tín dụng như các chính trị gia khác (lớn bé gì tùy theo chức vụ họ cũng đều có cái account này và tax payer là người trả cho những bussiness account này). Đã không lấy tiền lương hàng năm mà tất cả những chi phí của Trump hiện giờ là do ông ta chi trả, thêm vào đó Công ty của gia đình cũng ít nhiều bị ảnh hưởng vì thiếu sự chăm sóc của ông. Tại sao người ta lại không nghĩ sâu sắc đến những vấn đề này và đặt câu hỏi ?
Hãy so sánh Obama trước khi làm tổng thống còn mắc nợ thẻ tín dụng và không trả nổi tiền phạt do vi phạm đậu xe. Sau tám năm ở nhà trắng bây giờ ông ta đã thành triệu phú với hàng chục triệu trong tay (nếu lấy mức lương tổng thống hằng năm sau khi trừ thuế và các chi phí, nhân cho tám năm thì thử hỏi ông ta sẽ được bao nhiêu? So với số tiền ông có bây giờ). Và Clinton khi cho những bộ đồ cũ nát của mình cũng đem khai thuế.
Dân chủ sẽ không còn là dân chủ nếu người dân chưa nhận thức đúng và mãi mãi sẽ chỉ là những nạn nhân của trò lừa dưới cái tên gọi dân chủ.
Nga Lương
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.