Sunday, January 12, 2020

Ô nhiễm không khí _ người nước ngoài từng nghĩ đến việc rời Hà Nội

BM
James Joseph Kendall (trái) - người sáng lập ra Keep Hanoi Clean, và sống ở Hà Nội 7 năm qua - nói rằng anh đã nghĩ đến việc chuyển đến sống ở một thành phố khác nếu tình trạng ô nhiễm không khí trở nên quá trầm trọng.

Không chỉ những cư dân nội đô, mà cộng đồng người nước ngoài đang sống và làm việc ở Hà Nội cũng có thể cảm nhận rõ luồng không khí mờ đục, ngột ngạt bao trùm thành phố suốt nhiều tháng qua.

Tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội đạt mức báo động vào hồi tháng 9, trầm trọng hơn vào tháng 11 và vẫn ở trong mức độ "có hại cho sức khoẻ" trong những ngày cận Tết.

BM
  
Trước tình trạng này, một số người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở thủ đô lo lắng và thậm chí, nghĩ đến việc chuyển đi nơi khác ở.

"Tôi nhận ra tình trạng không khí bắt đầu xấu đi vào có lẽ từ 5 năm trước và chắc chắn nó đang trở nên tồi tệ hơn mỗi năm," Douglas Snyder, một chuyên gia về công nghệ xanh và xây dựng thân thiện với môi trường, hiện đang giảng dạy ngành Khoa học môi trường tại Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết.

Snyder nói rằng, những dấu hiệu rõ rệt nhất là bầu trời mù đặc, nhiều người bị ho khi tiết trời vào Đông, hay khi ô nhiễm không khí trầm trọng.

BM
  
James Joseph Kendall, một giáo viên mầm non tại Ecopark, thì nói anh có thể ngửi thấy mùi khét từ việc đốt rác thải nhựa ở nhiều nơi trong thủ đô.

"Có những ngày tôi cảm thấy chất lượng không khí quá tệ để đi ra ngoài tập thể dục hay làm các hoạt động khác. Những người tôi nói chuyện cũng đồng ý rằng, đôi khi họ phải ở trong nhà vì chất lượng không khí quá kém," Kendall chia sẻ. 

BM
Douglas Snyder (người đứng thứ ba, từ phải qua, hàng ba) cùng các bạn trẻ tại một buổi vệ sinh môi trường do Keep Hanoi Clean tổ chức

Anh cho biết, anh phải mua một chiếc máy lọc không khí đặt trong phòng ngủ, và cảm thấy có thể thở tốt hơn vào ban đêm.

Cũng giống như Kendall, Snyder cũng phải mua nhiều máy lọc không khí để trong nhà và hạn chế ra ngoài.

"Nhưng tôi thấy bạn bè người Việt Nam của tôi có vẻ ít quan tâm về vấn đề ô nhiễm không khí hơn là những người bạn ngoại quốc của tôi.

"Tôi không chắc tại sao người dân địa phương lại ít lo lắng hơn, thậm chí ngay cả khi chỉ số AQI ở mức rất không tốt cho sức khỏe hay thậm chí độc hại. Tôi không thể hiểu được vì sao học sinh mẫu giáo vẫn được cho phép ra ngoài chơi."

Có thể tôi sẽ trở về Mỹ

BM
  
Kendall đến từ thị trấn Springfield ở bang Ohio, Hoa Kỳ. Anh đến Hà Nội cách đây 7 năm, vào tháng 8/2013, và đem lòng yêu mến Hà thành.

"Tôi yêu Hà Nội và muốn ở đây lâu dài. Nhưng quả thật là tôi đã nghĩ đến việc chuyển tới Đà Lạt hay một nơi khác ở Việt Nam có chất lượng không khí tốt hơn", Kendall nói.

Ý định đưa mẹ anh đến Hà Nội sống cùng anh cũng gặp trở ngại khi "không khí sẽ quá khó thở với bà nên bà do dự về việc chuyển đến đây."

BM
Douglas Snyder, chuyên viên về thiết kế xây dựng xanh và là Tổng giám đốc Keep Hanoi Clean nói rằng, với việc "tập trung thực hiện các giải pháp, hy vọng chúng ta có thể hít thở dễ dàng hơn ở thành phố tuyệt vời này."

Trong khi đó Snyder, người đã sống ở Hà Nội gần 8 năm qua thì "ngày càng trở nên mệt mỏi với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng lên mỗi năm" và đã nghĩ đến việc chuyển đến Đà Nẵng hay thậm chí trở lại Hoa Kỳ.

BM

"Mùa thu này có vẻ tệ nhất từ trước đến nay, vì vậy [ô nhiễm không khí] là một mối lo thường xuyên."

BM
  
Kendall và Snyder đều ở trong ban quản trị của Keep Hanoi Clean, một doanh nghiệp xã hội, với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và thường xuyên tổ chức các sự kiện dọn dẹp đường phố thủ đô.

Cả hai đều sinh sống ở Việt Nam lâu năm và muốn gắn bó với thủ đô. Bởi vậy Keep Hanoi Clean là một trong những cách họ cùng nhiều bạn trẻ đóng góp cho cộng đồng và thành phố nơi họ đang sống.

Nguyên nhân chính do đâu?

BM
  
Về tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, một thành viên khác của Keep Hanoi Clean cho rằng, khói bụi đến từ xe cộ, bếp than, công trình xây dựng hay đốt đồng không phải là tác nhân "nhỏ" mà cùng với nhau, chúng khiến tình trạng không khí tồi tệ hơn rất nhiều.

Việc tìm ra nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm luôn là một thử thách thú vị trong nhiều năm qua, theo Snyder.

"Đúng là nó theo một mùa nhất định, từ tháng 11 đến tháng 3 là những tháng tồi tệ nhất."

Và vì vậy, Snyder nói, có thể loại trừ kết luận cho rằng khói bụi thải ra từ xe cộ là nguyên nhân chính, vì xe cộ luôn đi lại tấp nập quanh năm.

"Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là không khí trở nên tồi tệ nhất, cho nên chúng ta có thể nghi ngờ rằng, việc đốt than sưởi vào mùa Đông và hiện tượng nghịch nhiệt [là tác nhân]."

BM
  
"Việc đốt đồng chỉ diễn ra trong tháng Chín và tháng Mười. Tôi cũng nghi ngờ các công trường xây dựng khiến không khí ô nhiễm nhiều. Đúng là có bụi phát sinh từ xáo trộn đất và xe tải trên những con đường đất, nhưng việc đốt cháy từ động cơ diesel còn nghiêm trọng hơn.

"Và trên đường phố, số lượng xe tải và xe bus chạy bằng diesel còn nhiều hơn số máy xúc trên các công trường xây dựng trong thành phố."

BM
Không khí mờ đặc bao quanh Hà Nội nhiều tháng qua

Trích dẫn từ báo cáo của tổ chức GreenID, vốn sử dụng phần mềm để theo dõi hướng gió trong những ngày chất lượng không khí kém, Snyder nói, vào mùa Đông, gió thổi từ hướng Đông, vì vậy Hà Nội có vẻ đã nhận được một lượng lớn ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và điện than từ Quảng Ninh.

"Ai cũng có thể đếm được số lượng nhà máy điện quanh Hà Nội để thấy nó nhiều đến thế nào. Dường như, ô nhiễm từ cụm công nghiệp cộng với hiện tượng nghịch nhiệt đã 'nhốt' các chất ô nhiễm ở nội đô. Và đây có thể là nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí tồi tệ."

Hôm 14/12, Bộ Y tế đã gửi 14 khuyến cáo để người dân đối phó với ô nhiễm không khí.

Đây là hướng dẫn đầu tiên của bộ này, sau nhiều đợt chất lượng không khí biến động, đặc biệt từ tháng 9, theo báo Tuổi Trẻ. Trong các khuyến cáo này có hạn chế ra đường, tăng cường tập thể dục, vệ sinh bằng nước muối, hạn chế hút thuốc và tránh nơi khói thuốc.

BM
Một hoạt động của Keep Hanoi Clean

Snyder cho biết, vì không biết tiếng Việt nên ông đã không biết đến 14 khuyến cáo đối phó với ô nhiễm không khí của Bộ Y tế.

"Mức độ quan tâm của chính phủ đối với tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội là rất đáng hoan nghênh. Trước đây, những trao đổi về vấn đề này chỉ đơn giản xoay quanh thực tế là có rất ít thiết bị đo lường, vì vậy kết quả không được cho là đáng tin cậy."

"Giờ khi có nhiều máy được lắp đặt trên thành phố, và các chỉ số khá đồng đều nhau, điều này cho thấy chất lượng không khí thực sự là vấn đề không thể bỏ qua."

Chúng ta phải giảm lượng khí thải

"Tôi hy vọng rằng tất cả những người sống và làm việc tại Hà Nội và các khu vực lân cận bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về cách chúng ta có thể giảm khí thải."

BM
Nhiều người nước ngoài sống ở Việt Nam quan tâm đến vấn đề môi trường và thường tham gia vào các hoạt động dọn rác quanh các bờ hồ ở Hà Nội

"Về cơ bản, chúng ta cần ngừng đốt mọi thứ - từ rác, đến than, xăng, dầu diesel và chất thải nông nghiệp... - đó là tôi chỉ kể tên một số.

"Mọi hình thức đốt cháy đều mang lại sản phẩm phụ làm tổn hại sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là trẻ em và người già.

"Với việc tập trung vào thực hiện các giải pháp, hy vọng chúng ta có thể hít thở dễ dàng hơn ở thành phố tuyệt vời này," Snyder nói.

Theo báo cáo mới nhất của Liên minh toàn cầu về sức khoẻ và ô nhiễm (GAHP), mỗi năm, có 52.000 người Việt chết vì ô nhiễm không khí.

BM
  
Nếu tính chung khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam trong top 10 nước có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cao nhất, cùng với Trung Quốc, Lào, Campuchia...

Hôm 30/12, liên minh của các tổ chức xã hội đã ra tuyên bố bày tỏ sự không đồng tình với các dự án nhiệt điện than.

Tuyên bố nhấn mạnh về nguy cơ hủy hoại môi trường, khí hậu, sức khỏe con người, đe doạ sự sống và đưa ra ba đề xuất: tạm dừng triển khai các dự án nhiệt điện than; tháo gỡ khó khăn với dự án năng lượng tái tạo; tham vấn ý kiến người dân về triển khai các dự án năng lượng.

BM

Cụ Lê Đình Kình _ Chết vì giữ đất
Cuộc đột kích Đồng Tâm mờ sáng xóa đi cơ hội ôn hòa
5 việc nên làm vào buổi sáng để có sức khỏe tuyệt vời
Chiến dịch 18 tháng theo dõi, tiêu diệt tướng Soleimani
Hàng không thế giới phản ứng sau vụ máy bay Ukraine rơi ở Iran
Các cuộc biểu tình gây sức ép lên giới lãnh đạo Iran
Uống sữa bò tốt hơn hay sữa đậu nành tốt hơn?
Khai hỏa tấn công Đồng Tâm _ “Hàng thì sống, chống thì chết”
Biểu tình tại Iran sau vụ bắn hạ máy bay Ukraine
Chiến tranh và vấn đề ném bom mục tiêu dân sự, văn hóa
Từ TC theo Thành Cát Tư Hãn đến Georgia để thành tinh túy ẩm thực
Thế trận binh lực Mỹ ở Trung Đông
Thủ Tướng Iraq yêu cầu Mỹ bắt đầu chuẩn bị để rút quân khỏi Iraq
Những kỹ thuật Trung cộng dùng để giám sát dân chúng
Thứ trưởng Mỹ hối thúc ASEAN thách thức TC quân sự hóa Biển Đông
Mỹ chúc mừng Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan
Kính lạy Thiên Chúa nhân từ lắng nghe lời con cầu xin
Trung cộng 'lạnh gáy' trước viễn cảnh này của Mỹ
Chiến hạm Nga suýt đâm trúng khu trục hạm Mỹ
TT Trump nói rằng _ Iran có kế hoạch tấn công bốn sứ quán Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.