Monday, December 9, 2024

Việt Nam được, mất gì nếu ông Trump đánh thuế 60%-100% lên Trung cộng và nhóm BRICS?

 BM

Hai nhà nghiên cứu nói rằng nếu ý định đánh thuế nêu trên trở thành hiện thực, Việt Nam cũng phải chịu một số hậu quả song vẫn có thể thu được các lợi ích to lớn.


Ý tưởng tăng thuế quan, tức thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa của các nước bán vào Mỹ, được ông Trump nêu ra từ đầu năm nay và nói đến cụ thể hơn vào tháng 9. Theo đó, mức thuế 10-20% được áp lên mọi mặt hàng nhập khẩu và 60-100% đối với hàng Trung cộng.


Người từng là tổng thống thứ 45 và sắp là tổng thống thứ 47 của Mỹ muốn gây sức ép để Trung cộng giảm khoản chênh lệch hàng trăm tỷ đô la mỗi năm trong cán cân xuất nhập khẩu giữa hai nước, hay nói cách khác, Trung cộng hưởng thặng dư thương mại trong khi Mỹ bị thâm hụt.


BM

Bên cạnh đó, ông Trump cũng muốn dùng thuế quan để tạo áp lực với Bắc Kinh về những điều mà ông cáo buộc là Trung cộng đánh cắp tài sản trí tuệ của các hãng Mỹ và không ngăn chặn việc đưa lậu dược chất fentanyl vào Mỹ.


Chưa dừng ở đó, hôm 1/12, vị tổng thống đắc cử tuyên bố trên mạng xã hội rằng nếu nhóm các nền kinh tế BRICS do Trung cộng và Nga hậu thuẫn tìm cách tạo ra một loại tiền tệ mới, họ sẽ đối mặt với mức thuế quan 100% của chính quyền mới ở Washington.


BM

BRICS có các thành viên gốc là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung cộng và Nam Phi, hình thành năm 2011. Gần đây, nhóm có thêm các nước Iran, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ethiopia và Ai Cập.


Ông Carl Thayer, giáo sư đã nghỉ hưu của Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, nhận định với VOA rằng Việt Nam không lo ngại về mức thuế 10-20% của chính quyền Tổng thống Trump 2.0 áp vào mọi đối tác trên toàn cầu: “Tất cả các nước đều phải trả khoản tiền thuế như nhau để vào thị trường Mỹ. Mọi cái vẫn như cũ. Việt Nam tương đối có lợi thế cạnh tranh”.


Nhưng nếu ông Trump đánh thuế có mục tiêu, đó sẽ là vấn đề cho Việt Nam, vị giáo sư ở Úc nói, chỉ ra việc Việt Nam nhập các sản phẩm của Trung cộng, chế biến, gia công thêm và xuất khẩu sang Mỹ với nhãn “Made in Vietnam” Sản xuất tại Việt Nam.


BM

Theo Gs. Thayer, đây là vấn đề “nhạy cảm” đã bị Mỹ đưa vào tầm ngắm và Việt Nam đã có động thái giải quyết, tuy nhiên, Washington thấy Hà Nội làm đủ hay chưa vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vì vậy, Việt Nam cần chú ý đến khả năng có các biện pháp trừng phạt nhắm mục tiêu chọn lọc của Mỹ.


Ông cũng lưu ý rằng Việt Nam hiện là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất vì bị Mỹ từ chối nhập khẩu những mặt hàng bị xem là dính líu đến người thiểu số Duy Ngô Nhĩ phải lao động cưỡng bức ở Trung cộng.


BM

Về Trung cộng, nước láng giềng khổng lồ và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị chính quyền mới của ông Trump đánh thuế cao từ 60% trở lên, Việt Nam cũng bị tác động dây chuyền: “Bất cứ điều gì làm tổn thương nền kinh tế Trung cộng cũng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như sau: Nền kinh tế Trung cộng không tăng trưởng, nhu cầu về các sản phẩm sẽ giảm, nước này bị dư thừa năng lực sản xuất, Việt Nam bị rủi ro là Trung cộng sẽ bán phá giá các sản phẩm của họ ở thị trường Việt Nam và ngấm ngầm phá hoại ngành sản xuất của Việt Nam”.


Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên thuộc Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá rằng nếu ông Trump áp thuế 60% lên Trung cộng, động thái đó mang lại cả thuận lợi lẫn thách thức cho Việt Nam.


Trong khi hàng Trung cộng sẽ “không thể đi vào Mỹ được nữa”, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - “vẫn phải tiêu dùng” và họ phải tìm các nhà cung cấp khác thay thế, đó chính là cơ hội cho Việt Nam nói riêng, các nước Đông Nam Á nói chung, ông Việt dự báo và nói thêm: “Đó là cú hích rất lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam và các nước Đông Nam Á vì với số lượng lớn hàng hóa có thể bán vào thị trường Mỹ sẽ mang lại lợi ích cực kỳ lớn cho các quốc gia này và có thể tạo ra sự cất cánh về kinh tế”.


BM

Ở chiều ngược lại, ông Việt cảnh báo về thách thức “không nhỏ” do các doanh nghiệp Trung cộng “rất giỏi, năng động”, gây ra cho Việt Nam: “Một trong những cách họ làm để thoát trừng phạt của phía Mỹ là mở các doanh nghiệp vệ tinh tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia Đông Nam Á khác. Từ đó họ đội lốt để mang hàng Trung cộng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ. Phía Mỹ đã có những cuộc điều tra và trừng phạt thương mại trong chuyện này”.


Mức thuế dự kiến sẽ tăng vọt trong thời Tổng thống Trump 2.0 sẽ càng thúc đẩy các doanh nghiệp Trung cộng “luồn lách”, vẫn ông Việt nói. Trong trường hợp đó, nếu Việt Nam và các nước Đông Nam Á “không quản lý chặt chẽ được”, họ sẽ phải hứng chịu các đòn trừng phạt từ ông Trump.


BM

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ phải lo đối phó với vị tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa về thặng dư thương mại, theo Thạc sĩ Hoàng Việt.


Trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt giá trị 98,5 tỷ đô la, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái và hưởng thặng dư khoảng 86 tỷ đô la.


Hà Nội thường xem khoản thặng dư với Mỹ như là thành tích về kinh tế. Còn trong con mắt của ông Trump, ngay trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ lần thứ nhất, từ 2017 đến 2021, ông đã lên án Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” và ép phải giảm thặng dư.


BM

Giờ đây, khi ông Trump trở lại nắm quyền với thái độ được xem là cứng rắn hơn về thương mại với các nước, ông Việt cho rằng việc điều chỉnh cán cân thương mại Việt-Mỹ là một bài toán khó nữa cho Hà Nội: “Thâm hụt giữa Việt Nam và Mỹ vẫn rất cao theo hướng Việt Nam xuất sang Mỹ nhiều hơn Mỹ xuất sang Việt Nam. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, đây là một thách thức và nếu Việt Nam không xử lý tốt, nó sẽ là cản trở trong quan hệ Việt-Mỹ”.


Hôm 3/12, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan truyền thông chủ lực của nhà nước có nhiệm vụ công bố những quan điểm chính thống của chính quyền về các vấn đề thời sự, đăng bài viết cho hay Việt Nam “tìm an trong nguy” trong bối cảnh chính quyền mới của Mỹ có thể tăng mạnh các mức thuế quan.


“Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng tạo ra cơ hội để Việt Nam tiếp nhận các dòng đầu tư mới, khi các doanh nghiệp toàn cầu tìm cách đa dạng hóa sản xuất để phòng tránh rủi ro địa chính trị”, theo một đoạn trong bài.


BM

“Khi Mỹ đang tìm cách thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ từ Trung cộng, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội ‘lấp chỗ trống,’ sản xuất những mặt hàng mà Mỹ đang thiếu và khó có thể đảm bảo sản xuất trong nước”, một đoạn khác trong bài nêu ra nhận định.


Trong phần cuối bài viết có lời đánh giá rằng “Chính sách ‘America First’ Nước Mỹ trên hết chắc chắn sẽ tạo ra một số ảnh hưởng nhất định, nhưng có thể không quá tiêu cực”.




An Tôn


BM
Chiến thắng thần tốc của quân nổi dậy Syria
Thủ lĩnh lật đổ chính phủ Syria là ai?
Giới trẻ Việt Nam thuê người yêu để làm vui lòng gia đình
Áo Dài
Bỏ việc, sống nhờ bạn trai
Tiền ảo và xung đột lợi ích
Quân nổi dậy Syria chiếm thủ đô, Tổng thống Assad chạy trốn
Vì sao mật gấu, nanh hổ, vảy tê tê... bán công khai trên mạng tại Việt Nam?
Cái ‘nhất’ đáng buồn
Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt
Cạo tóc trong lễ xuất gia
Người phụ nữ giật súng của lính Hàn Quốc
Phụ nữ khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Bán dâm đổi lấy vàng ở các mỏ khai thác trái phép
Cảnh báo sóng thần đã hủy bỏ bờ biển Bắc California
Động đất 7,0 độ Richter ngoài khơi bờ biển California
California, Oregon: Một trận động đất mạnh 7,0 độ richter
Giang hồ Nam bộ bạc màu ‘Lương Sơn Bạc’
Mỹ là nước của di dân
Kế hoạch của Trump về cuộc chiến ở Ukraine: Nhượng đất, từ bỏ gia nhập NATO

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.