Hôm thứ 3/5, Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung cộng đưa hơn một triệu tín đồ Hồi giáo dân tộc thiểu số Uyghurs vào các trại tập trung ở Tân Cương, nơi mà Trung cộng liên tục phủ nhận và gọi đó là “trường học nội trú”.
Những bình luận của ông Randall Schriver, lãnh đạo chính sách châu Á thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ – có khả năng gia tăng căng thẳng với Trung cộng – đất nước luôn nhạy cảm với những lời chỉ trích quốc tế, theo Reuters.
Bắc Kinh đã mô tả các các trại tập trung là các “trung tâm đào tạo nghề” và để nhằm ngăn chặn mối đe dọa của Hồi giáo cực đoan. Quan chức đứng đầu Tân Cương hồi tháng 3 đã trực tiếp bác bỏ các thuật ngữ so sánh các trại ở Tân Cương là “trại tập trung”, mà cho rằng nơi đó “giống như trường nội trú”.
Các cựu tù nhân đã kể lại và mô tả cho Reuters, những trải nghiệm cá nhân khi bị tra tấn trong các cuộc thẩm vấn ở trại tập trung. Họ sống trong ngục tối chật chội, bị ép buộc từ bỏ đức tin, không được sử dụng tiếng mẹ đẻ và phải chịu đựng cưỡng chế tiếp thụ tư tưởng Đảng Cộng Sản Trung cộng (ĐCSTC), khiến một số người tìm đến cái chết để thoát thân.
Mỗi buổi sáng lúc 5 giờ, họ đứng dậy trong lồng sắt, trước khi ăn cơm, họ phải hát những bài hát ca ngợi chính quyền Trung cộng, lặp lại “Tập Cận Bình vạn tuế”. Những người không thể thuộc lòng câu đó bằng tiếng Hán thì không thể ăn cơm và bị đánh đập, theo lời kể của một nhân chứng là cô Mihrigul Tursun, 29 tuổi.
Cô Mihrigul Tursun, 29 tuổi, (ảnh giữa) đã khóc trong buổi họp báo ở Wash.DC, khi kể về những gì mình đã trải qua ở trại tập trung.
“Toàn bộ các làng ở miền Nam Tân Cương gần như vắng bóng những người trẻ tuổi và trung niên – tất cả đã bị đưa vào các lớp “giáo dục”, và “chỉ còn lại những người cao tuổi và những người rất ngoan ngoãn ở lại”, RFA trích một nguồn tin giấu tên.
Xung quanh nơi Trung cộng cho là “trường nội trú” được xây tường cao bằng dây thép gai, tháp canh và cảnh sát ngày đêm túc trực, camera giám sát gắn khắp nơi theo dõi từng hành động cử chỉ người Duy Ngô Nhĩ và ngăn chặn tác nhà báo tiếp cận tác nghiệp.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Schriver, hay sử dụng thuật ngữ liên quan đến Đức Quốc xã khi nói về trại tập trung của chính quyền Trung cộng. Khi một phóng viên hỏi tại sao ông sử dụng thuật ngữ này, Schriver nói rằng nó phù hợp, bởi: “cho chúng ta hiểu mức độ nghiêm trọng của việc giam giữ, ít nhất là một triệu nhưng có khả năng là hơn với 3 triệu người trong tổng số khoảng 10 triệu người (Duy Ngô Nhĩ ở Trung cộng)”.
“Vì vậy, một phần rất đáng kể của dân số, những gì xảy ra ở đó, mục tiêu của chính phủ Trung cộng và những bình luận công khai của họ làm cho nó trở thành một từ mô tả rất phù hợp”, theo Schriver.
Những biển hiệu trong cuộc biểu tình của người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong ở Hoa Kỳ hôm 6/4/2019, ở Washington: “Con muốn nói ngôn ngữ của mình, muốn ăn thức ăn của mình!”, “Hãy thả cha mẹ con ra, chúng con muốn về nhà”, “Cha mẹ của con ở đâu?”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 2/5 đã sử dụng cụm từ các “trại cải tạo” để mô tả các trại tập trung ở Tân Cương và cho biết hoạt động của Trung cộng là “gợi nhớ đến những năm 1930”.
Đại sứ quán Trung cộng tại Washington đã không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của giới báo chí.
Chính phủ Mỹ đã cân nhắc các lệnh trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung cộng tại Tân Cương, một khu vực rộng lớn giáp với trung tâm châu Á, nơi sinh sống của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.
Hôm 3/4, trong một bức thư chung gửi đến ông Mike Pompeo, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cùng 40 nghị sĩ Hoa Kỳ đã kêu gọi nhanh chóng áp dụng các lệnh trừng phạt đối với người đứng đầu ĐCSTC ở Tân Cương, Bí thư Khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Ô. Trần Toàn Quốc, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương (bên phải).
Trong thư yêu cầu trừng phạt các quan chức Trung cộng khác “đồng lõa trong các vi phạm thô bạo về nhân quyền” theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu. Trung cộng đe dọa sẽ trả đũa “cân xứng” để chống lại bất kỳ biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Người Uighur chiếm khoảng 45% dân số Tân Cương
Bắc Kinh đã đề xuất “Kế hoạch 5 năm Trung cộng hóa Hồi giáo 2018-2022” nhằm phá hủy logo Halal có mái vòm hình lưỡi liềm của nhà thờ Hồi giáo, và cấm các trường tôn giáo và các khóa học tiếng Ả Rập khác nhau, theo Bitter Winter.
Các quan chức Mỹ cho biết, Trung cộng đã vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa ở Tân Cương, đưa ra hình phạt dạy chữ Hồi giáo cho trẻ em, và cấm cha mẹ đặt cho con của họ theo tên Duy Ngô Nhĩ, phải đặt theo tên người Hán.
Quá trình loại bỏ dần dần tiếng mẹ đẻ của người Duy Ngô Nhĩ trong logo Đại học Y khoa Tân Cương.
Các học giả và nhà báo đã ghi lại những chứng cứ về các trạm kiểm soát kiểu lưới của cảnh sát Trung cộng trên khắp Tân Cương, và hàng loạt bộ sưu tập DNA người dân Tân Cương.
HK01 đưa tin, Đại học Tân Cương, Đại học Y khoa Tân Cương và Đại học Sư phạm Yili lần lượt bị xóa bỏ những chi tiết là chữ Duy Ngô Nhĩ trong huy hiệu gốc của nhà trường.
Hoa Tâm
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.