Sunday, May 5, 2019

Tuyển cử và cử tuyển, chiếc đèn cù của bộ máy nhân sự VN

BM
Học sinh đến cầu may tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước kỳ thi đại học

Ý kiến nói "cạnh tranh" và "minh bạch hóa" vẫn là hai điểm yếu nhất là hai điểm yếu nhất của việc tuyển dụng, bổ nhiệm trong hệ thống chính quyền ở Việt Nam.

Các vụ gian lận điểm thi bị lộ diện thời gian vừa qua không phải là quá ngạc nhiên với dư luận Việt Nam. Hiện tượng danh hiệu, bằng cấp không phản ánh được năng lực nhân sự trong bộ máy chính quyền đã đáng lo ngại từ lâu.

BM
  
Từ chỗ bãi bỏ hoàn toàn cơ chế tuyển dụng dựa trên khoa cử, xem trọng lòng trung thành với đảng cầm quyền hơn năng lực chuyên môn, hiện nay chính quyền lại đưa bằng cấp thành một điều kiện cần trên hồ sơ để bổ nhiệm chức vụ.

Và sự đánh đồng bằng cấp với năng lực đã tạo ra một thị trường bằng cấp sôi động và hố sâu khoảng cách giữa hai phạm trù.

Khoa cử ngàn năm

BM
Mạng xã hội Việt Nam tháng 4/2019 nóng lên với vụ nâng điểm ở Hòa Bình

Gần 100 năm trước, chính quyền thực dân Pháp hạ bệ hệ thống giáo dục Nho giáo, một hệ thống chủ yếu đánh giá con người ở tầm hiểu biết văn-sử-triết, và cách thức tuyển cử nhân sự vào bộ máy cai trị dựa trên khoa cử.

Hệ thống khoa cử vốn bị coi là lạc hậu khi xét từ điểm nhìn hiện đại này lại được vận hành khá minh bạch theo quy trình "tuyển cử", tức "tuyển" rồi mới "cử". Người ta phải khổ luyện, vượt qua các kỳ thi ("tuyển") rồi mới được đưa vào danh sách bổ nhiệm quan lại ("cử").

Khoa cử theo truyền thống Nho giáo vốn có tiếng là nghiêm khắc. Người nào vượt qua được quá trình khổ luyện thi cử và đỗ đạt cũng phần nào thể hiện được ý chí và phẩm chất.

Bên cạnh phần lớn người được thừa hưởng quyền hành theo dòng tộc, hệ thống khoa cử nghiêm khắc giúp chắt lọc ra một số người có phẩm chất để được bổ nhiệm làm quan. Lịch sử khoa cử cho đến trước thế kỷ 20 chưa ghi nhận trường hợp nào đỗ đầu các k thi do gian lận hoặc nhờ có "người đỡ đầu".

BM
  
Phương thức "tuyển cử" của hệ thống cũ được hiện đại hóa khi người Pháp áp đặt bộ máy quản lý thuộc địa.

Đầu thế kỷ 20, trong hệ thống giáo dục, các chức vụ quản lý chuyên môn được trao cho nhiều người bản địa chứng minh được năng lực. Người Pháp xây dựng các trường cao đẳng để đào tạo người phục vụ cho chính bộ máy của mình. Nhiều người trong số này là những trí thức tài danh của dân tộc.

Đảo ngược quá trình đào tạo

BM
Một hội chợ du học tại Việt Nam

Sau cách mạng tháng Tám 1945, hệ thống chọn lọc, tuyển dụng nhân lực cho bộ máy quản lý nhà nước thông qua quy trình "tuyển cử" hoàn toàn bị đảo ngược. Việc bổ nhiệm người giữ các chức vụ quản lý từ cấp xã, phường, địa phương, đến cấp trung ương chủ yếu dựa trên lòng trung thành với đảng cầm quyền.

Chủ trương này được tuyên truyền rộng rãi là "hồng" hơn "chuyên".

Hệ thống giáo dục quốc dân vẫn tồn tại, nhưng không phải để nuôi dưỡng ra những người quản lý và lãnh đạo đất nước. Phần lớn những người lãnh đạo đất nước từ 1945 đến cuối thế kỷ 20 vẫn là những người gắn bó với hai cuộc chiến tranh. Đại đa số không được đào tạo về mặt chuyên môn ở lĩnh vực mình quản lý.

Khi hợp nhất đất nước năm 1975, chính quyền Hà Nội vẫn bổ nhiệm những người trung thành với cách mạng vào nắm giữ các vị trí quản lý chuyên môn ở miền Nam. Kể cả khi những người miền Nam hiện đang nắm giữ chức vụ đó có kiến thức chuyên môn cao hơn.

Bằng cấp và thị trường chỉ dành cho bộ máy

Chủ trương "hồng hơn chuyên" của Đảng Cộng sản dần dần được chuyển dịch dần thành "vừa hồng vừa chuyên". Từ những năm 1990, Việt Nam bắt đầu chính thức có các quy chế về bổ nhiệm và tiền lương của viên chức nhà nước.

Từ đầu những năm 2000, khi việc phát triển kinh tế được nhấn mạnh hơn, việc tuyển dụng nhân sự vào bộ máy nhà nước dường như trở lại với guồng máy khoa cử.

Đảng Cộng sản Việt Nam đòi hỏi nâng cao tỷ lệ đảng viên có bằng cấp chuyên môn. Các cơ quan nhà nước được yêu cầu phải 'tăng chất lượng nhân sự".

Điều này thường được hiểu đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người có chức danh và bằng cấp cao trong bộ máy chính quyền. Nói cách khác, bằng cấp và danh hiệu bị "ép" trở thành từ đồng nghĩa với "năng lực và chất lượng" nhân sự.

Yêu cầu về danh hiệu và bằng cấp trở thành một tiêu chí quan trọng về mặt danh nghĩa để bổ nhiệm chức vụ, tăng lương, thăng chức trong các cơ quan nhà nước.

Về hình thức, người ta quay trở lại với hệ thống "tuyển cử" mà chính mình xóa bỏ trước đây, chỉ có điều, quy trình đảo ngược thành "cử tuyển". Người ta "quy hoạch nhân sự", tức lựa chọn người để xếp vào các vị trí trong bộ máy hiện tại và tương lai ("cử") rồi sau đó cho những người đi học để "nâng cao trình độ" ("tuyển").

Việc "học", đúng hơn là lấy bằng cấp, do đó biến tướng thành sự hợp thức hóa vị trí đã được sắp xếp trong hiện tại và tương lai.

BM
Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Nhu cầu lớn và cấp bách này được thị trường nội địa và nước ngoài đáp ứng một cách hiệu quả. Người ta có thể nhanh chóng lấy bằng sau đại học bằng nhiều khoá cấp tốc, đào tạo không theo chuẩn mực thông thường.

Nhiều chương trình học bổ túc, ngắn ngày, học tại chức được tổ chức để thỏa mãn nhu cầu lấy chứng chỉ hơn là bổ sung cập nhật tri thức và phát triển năng lực.

Vì lý do giữ ghế hoặc để thăng chức, nhiều người phải cấp tốc lấy bằng. Ngay cả khi ngành học không có liên quan gì đến đòi hỏi chuyên môn cần có của chức vụ.

Danh hiệu thạc sĩ, tiến sĩ, vốn dĩ thường được cộng đồng thế giới dùng trong khung cảnh hẹp, chủ yếu là trong giới nghiên cứu, giảng dạy. Mục đích chính của nó là tiện dụng trong trao đổi học thuật.

Rất nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền và Đảng Cộng sản hiện nay chạy đua các danh hiệu này, sử dụng cho các bối cảnh hoàn toàn các hẳn với thường thấy trên thế giới.

Bằng cấp và danh hiệu, không hẳn là năng lực thực sự, được sử dụng như một công cụ trên giấy tờ để bổ nhiệm nhân sự.

Các cơ quan nhà nước cũng áp dụng cơ chế "thi công chức". Song cơ chế này không chứng minh được độ minh bạch cao.

Cạnh tranh và minh bạch

BM
  
Logic của việc gian lận điểm thi rất đơn giản: người đỗ cao trong k thi đầu vào, bằng tốt đầu ra, sẽ có "danh chính ngôn thuận" hơn để được sắp xếp vào một vị trí tốt trong bộ máy nhà nước.

Theo tôi, nếu chính quyền thực sự có mục tiêu "tìm người tài" phục vụ cho hệ thống, mà danh hiệu và bằng cấp chỉ là một tín hiệu, thì cần có một cơ chế hoàn toàn khác để tái lập hệ thống đồng nhất giữa bằng cấp và năng lực.

Trong đó, cơ chế cạnh tranh bình đẳng và minh bạch hoá quy trình là hai yếu tố chủ chốt.

Mặc cho hệ thống tuyên truyền nói bao nhiêu về hai cụm từ này, "cạnh tranh" và "minh bạch hóa" vẫn là hai điểm yếu nhất trong hệ thống tuyển dụng và bổ nhiệm chức vụ trong hệ thống chính quyền.



Nguyễn Thị Thủy

BM

Giáo đường Do Thái được người Hồi giáo coi sóc ở Ấn Độ
Tình huống chính trị tại Ba Đình
Đi “săn” rác thải nhựa VN
Fake News ở Mỹ tinh vi như thế nào?
Nhà sáng lập WikiLeaks ra tòa xử dẫn độ sang Mỹ
Vua Thái Lan Vajiralongkorn đăng quang
Quần đảo Thất vọng _ Hành trình đến thiên đường có thật
Không có “Bác” trong ngày … vui đại táng!
Nguyễn Văn Thiệu _ “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi.”
Cô Nhíp
Cuộc sống, cái chết và vẻ đẹp trong mất mát
Mất tích _ chỉ vì bài viết “Những khó khăn của Việt Nam hiện nay”?
Thư của “quân Giải Phóng” gửi “Ngụy Quân”
Tuổi trẻ Tàu _ ước mơ hay sống vội ?
Kẻ thù của tiến bộ
Vì sao Nguyễn Tấn Dũng phì cười giữa đám ma Lê Đức Anh?
Thương chiến Mỹ-Trung và vòng đàm phán Lighthizer-Lưu Hạc
Vì sao người Thụy Sĩ vẫn thích tiền mặt
Chuyện “Cái nồi ngồi trên cái cốc”
Bí ẩn bao quanh tân Hoàng hậu Thái Lan

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.