Giáo sư Thayer bàn về
"hai khả năng" cho ghế Tổng bí thư Đảng.
Giáo sư Carl Thayer,
nhà quan sát chính trị Việt Nam, phân tích về bế tắc chính trị cấp lãnh đạo trước
thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Trong bài viết đăng
trên tạp chí The Diplomat vào hôm 02/10/2015, ông Thayer cho rằng đấu
đá ghế nhân sự cấp lãnh đạo tại Việt Nam và vụ xử nhà báo làm gián điệp cho Trung
Cộng đặt ra nhiều câu hỏi về hướng đi tương lai.
Giáo sư Thayer mở đầu
bài viết bằng việc nói tới thực trạng công bố dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế
hoạch Kinh tế Xã hội (2016-2020) chậm.
Dự thảo báo cáo như
vậy được đưa ra 9 tháng trước kỳ Đại hội 11 trong khi lần này đưa ra chỉ 4
tháng trước.
Mặc dù việc lựa chọn
các ghế lãnh đạo đã được thảo luận tại hội nghị trung ương lần thứ mười một của
Ủy ban Trung ương Đảng hồi tháng Năm nhưng không có tuyên bố nào cả.
Giáo sư Thayer cho rằng
các nhà quan sát tại Hà Nội cho biết Ủy ban Trung ương có thể được triệu tập lại
vào tháng Mười để giải quyết bế tắc việc lựa chọn lãnh đạo với một phiên tiếp
theo được lên lịch cho tháng 11 nếu không đạt được đồng thuận.
Nếu Ủy ban Trung
ương Đảng không thể đạt được sự đồng thuận về hai ứng viên cho ghế Tổng bí
thư Đảng (như báo chí nói có hai người đều từ miền Nam là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong khi ghế này vốn là của người miền bắc)
thì sẽ có hai khả năng xảy ra, theo ông Carl Thayer.
“Khả năng thứ nhất
là cả hai ứng viên sẽ rời vũ đài chính trị để nghỉ hưu và vị lãnh đạo đảng tiếp
theo sẽ được các ủy viên Bộ Chính trị bầu chọn.
“Khả năng thứ hai là
nhà lãnh đạo đảng hiện này là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được tái bổ nhiệm với sự
nhất trí rằng ông sẽ nhường đường cho một lãnh đạo khác trước khi hết nhiệm kỳ
5 năm của mình.
“Giải pháp này sẽ
tương tự như tại Đại hội Đảng lần thứ tám vào năm 1996 khi bầu lại ông Đỗ Mười
làm Tổng Bí thư và nhất trí rằng ông sẽ từ chức trước giữa nhiệm kỳ. Ông Lê Khả
Phiêu đã thay ông Đỗ Mười vào cuối năm 1997.
Người cho đăng, kẻ bắt
gỡ
Việc cho xét xử công
khai ông Hà Huy Hoàng cựu nhà báo trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam
làm gián điệp cho Trung Cộng đang gây bàn luận nhiều.
Theo ông Thayer, trước
thềm đại hội đảng nào thì các sự kiện xảy ra đều được các nhà quan sát chính trị
nghiên cứu kỹ để xem gió đang thổi về hướng nào và trước kỳ đại hội này cũng vậy.
"Chẳng hạn như
khi Đại sứ quán Trung Cộng tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi chào mừng ngày Quốc
khánh Trung Cộng (được tổ chức sớm vào ngày 29 tháng 9) tại Hà Nội, Việt Nam đã
cử đại diện là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh tới dự.
"Ông Vinh không
phải là ủy viên Bộ Chính trị và dự kiến sẽ nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12. Có bàn
tán nhiều tại Hà Nội về lý do tại sao một quan chức tương đối "thấp cấp"
lại đại diện cho chính phủ Việt Nam.
"Ngày 30 tháng
9, một ngày sau lễ tân tại Đại sứ quán Trung Cộng, truyền thông Việt Nam đưa
tin Hà Huy Hoàng, một cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao và từng là phóng viên báo
Thế giới và Việt Nam, bị xử và bị tuyên án tù 6 năm vì tội làm gián điệp cho Trung
Cộng.
Mỗi chuyến thăm này
[Tập Cận Bình và Barack Obama tới Hà Nội] có thể được xem là những phép thử
riêng biệt cho định hướng tương lai của Việt Nam.
"Truyền thông
đưa tin về các vụ gián điệp liên quan đến công dân Việt Nam là cực kỳ hiếm. Điều
này dẫn đến đồn đoán về thời điểm của phiên toà và người cho phép đăng tin.
"Sau đó người
ta càng đồn đoán nhiều hơn khi báo Tuổi Trẻ, VnExpress và các báo khác đã gỡ
bài trên trang web của họ. Nay người ta quay sang bàn tán ai là người ra lệch gỡ
các bài báo này xuống," ông Thayer viết.
Theo Giáo sư Carl
Thayer thời điểm xảy ra phiên tòa xử nhà báo Việt Nam là gián điệp cho Trung Cộng
diễn ra trong bối cảnh có đấu đá chính trị trong hàng ngũ chính trị chóp bu trước
thềm Đại hội Đảng 12.
“Rõ ràng là một vấn
đề trọng tâm chưa được giải quyết là Việt Nam xử lý các mối quan hệ với Trung Cộng
và Hoa Kỳ như thế nào.
"Dự thảo Báo
cáo Chính trị đại hội 12 không đưa ra gợi ý về định hướng trong chính sách
trong tương lai về chủ đề rắm rối này.
Có tin nói Bắc Kinh
nói với Hà Nội về việc không thích Ngoại trưởng Phạm Bình Minh "leo
cao" vì "thân Mỹ".
Ông Thayer cho rằng
rõ ràng là một số nhân vật trong hàng ngũ chính trị cao cấp của Việt Nam đã duyệt
việc đưa tin phiên xử hoạt động gián điệp của công dân Việt cho Trung Cộng. Động
thái này diễn ra ngay sau khi có tin Việt Nam cho phép Trung Cộng mở một Tổng
Lãnh sự quán tại Đà Nẵng.
"Việc cho xét xử
công khai [vụ gián điệp] này một dấu hiệu quan trọng cho thấy việc Việt Nam xử
lý mối quan hệ với Trung Cộng và Hoa Kỳ ra sao là một chủ đề nóng bỏng vào
lúc này," ông Thayer nhận định.
"Những người phản
đối việc Việt Nam xích quá gần với Hoa Kỳ nói về "mối đe dọa của biến hòa
bình" là đe dọa an ninh quốc gia. Họ chỉ ra áp lực của Mỹ về nhân quyền và
tự do tôn giáo như là một phần của mối đe dọa này.
"Các cáo buộc về hoạt động gián điệp cho Trung Cộng châm ngòi cho quan ngại gồm các tiếng nói khác
nhau đang góp giọng rằng Trung Cộng vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam và có thể đang cố gây ảnh hưởng đến kết quả của Đại hội Đảng toàn
quốc sắp tới.
"Giới quan sát
tại Hà Nôi nói với tờ The Diplomat rằng Trung Cộng đã chọn một số nhà lãnh đạo
Việt Nam để nhắn gửi rằng họ phản đối việc thăng quan tiến chức cho Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh, người được xem là thân Mỹ.
"Các nguồn tại
Việt Nam cũng cho Hà Nội biết ở lúc gặp kín rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể
hoãn chuyến thăm dự kiến của mình đến Việt Nam trong tháng này nếu Hà Nội không
ngưng việc chỉ trích các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Cộng.
Cũng những nguồn này tin rằng chuyến thăm sẽ được tiến hành vì đối với Trung Cộng
thì đây là chuyến thăm quan trọng," Giáo sư Thayer viết.
Diễn biến hòa bình
và gián điệp TC
Tác giả nói vè khả
năng Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam trong tháng 11 sau khi Chủ tịch Tập Cận
Bình thăm Hà Nội vào tháng 10.
"Những người muốn
thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ nhấn mạnh những lợi thế kinh tế của vị thế hội
viên trong thỏa thuận TPP. Nhóm này hiện đang chống lại biện luận về "mối
đe dọa của biến hòa bình" bằng cách chỉ ra rằng hoạt động gián điệp Trung
Cộng là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.
"Nói cách khác,
các mối đe dọa diễn biến hòa bình từ Hoa Kỳ hiện đang được đấu đầu với mối đe dọa
lật đổ từ Trung Cộng.
"Việc Việt Nam
quyết định công khai phiên xử gián điệp, cùng với việc thả một số người bất đồng
chính kiến trong những tháng gần đây, là chỉ dấu cho thấy khả năng thay đổi có
thể có trong quan hệ Việt-Mỹ.
"Gần đây Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đã nói trong một cuộc phỏng vấn tại New York với hãng
thông tấn AP rằng việc Trung Cộng xây dựng đảo nhân tạo của là bất hợp pháp
theo luật quốc tế và đe dọa an ninh biển."
Theo Giáo sư Thayer,
bình luận của ông Sang là "nhắm cả vào cả công chúng quốc tế và quốc nội."
"Lời lẽ của ông
kể như như đặt nền tảng để làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ đồng thời có thể
được xem là việc đánh bóng hình ảnh của mình về lập trường an ninh quốc gia đối
với trong nước.
"Việt Nam dự kiến
sẽ tổ chức đón các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình trong tháng
10 và Tổng thống Barack Obama trong tháng 11.
"Trong bối cảnh
giới lãnh đạo còn đang đấu đá như hiện nay thì mỗi chuyến thăm này có thể được
xem là những phép thử riêng biệt cho định hướng tương lai của Việt Nam",
Giáo sư Thayer kết luận.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.