Pháp Vương Gyalwang
Drukpa đã có gần một chục lần tới thăm Việt Nam thời gian qua theo lời mời của
Chính quyền và Giáo hội Phật giáo do nhà nước VN hậu thuẫn.
Nhà cầm quyền Việt
Nam đang tổ chức 'rước đón' một Pháp vương Phật giáo ở nước ngoài với mục đích
'tuyên truyền' là chính, trong khi vẫn 'siết chặt và đàn áp tôn giáo' ở trong
nước, theo lời một nhà vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo từ Pháp.
Nhân sự kiện Việt
Nam mời vị Pháp vương Gyalwang Drukpa tới thăm nước này gần một chục lần liên tục
trong vài năm trở lại đây và hiện tại vị cao tăng này đang có nhiều hoạt động
'hoành pháp rầm rộ', nhà nghiên cứu Phật giáo Võ Văn Ái từ Paris nói:
"Cái chuyện mời
này hiển nhiên do nhà nước cùng với Giáo hội nhà nước mời, đối với chúng tôi những
việc mời mọc như vậy nó mang thiếu tính chất tôn giáo, mà nó có nhiều tính chất
tuyên truyền."
Theo nhà vận động
này, nhà nước Việt Nam đang muốn đưa ra một thông điệp phản biện những ý kiến
cho rằng nhà nước cộng sản Vỉệt Nam lâu nay vẫn 'đàn áp' tôn giáo.
Ông Võ Văn Ái nói:
"Lời chứng minh
của nhà cầm quyền Hà Nội là mời những vị sư hay mời những vị (chức sắc) tôn
giáo lớn đến Việt Nam để chứng tỏ rằng nếu chúng tôi mời những vị mà là Pháp
Vương, tức là Vua của Pháp, Vua của Giáo lý đạo Phật mà đến Việt Nam, thì làm
sao có chuyện đàn áp Phật giáo hay đàn áp tôn giáo được."
Hiển nhiên không có
Nhân dịp này nhà
nghiên cứu Phật học bình luận về danh xưng 'Pháp vương', ông nói:
"Từ Pháp Vương,
Vương là Vua, đấy là sự tôn trọng về đạo cao, đức trọng của một người tu hành
mà ở cấp cao nhất, vị cao nhất đó thường được gọi là Vua, có thế thôi.
"Chứ còn trong
truyền thống lịch sử của Phật giáo thế giới, hay từ thời Đức Phật, thì không hề
có chuyện có một cái chức gọi là Vương hay là Vua, cái đó không có."
Và nhà vận động nói
tiếp:
"Đạo Phật là vô
ngã, không có một cái ngã nào, cái danh ấy, cái danh là không có rồi, nó giả
danh hết cả, tôi nghĩ đây là do tín đồ họ tôn trọng một vị sư mà họ cho là cao
nhất.
"Bây giờ trong
thế sự này, người mà cao nhất thì người ta gọi là Vua, thì họ tôn vinh vậy
thôi, còn cái việc vị đó có nhận hay không, thì cái đó tùy theo vị đó, còn nói
trên mặt giáo lý, thì hiển nhiên chuyện đó không thể có được."
Ứng xử hai mặt?
Trở lại với chuyến
thăm của vị Pháp Vương Gyalwang Drukpa đang ở thăm Việt Nam, ông Võ Văn Ái bình
luận:
"Chuyện mời thì
chúng tôi luôn kính trọng việc mời, chứng tỏ rằng ít nhất trên bề mặt, người ta
cũng tôn kính những vị Đạo sư, thì đó là vấn đề tốt.
"Nhưng mà đồng
thời cho Phật tử ở trong nước, cho các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo... họ được tự
do sinh hoạt một cách độc lập, thì điều đó phải làm song song, thì mới thấy
lòng tôn kính.
"Còn bây giờ
tôn kính người nước ngoài, nhưng mà chà đạp người trong nước, những vị cao
tăng, ví dụ như là đức Tăng Thống Thích Quảng Độ là một vị cao tăng, kể cả về
kiến thức ngoài đời, cũng như kiến thức về Giáo lý của đạo Phật, tức là một bậc
rất cao tăng.
"Thì tại sao
không mời vị đó ra Hà Nội thuyết pháp đi, tại sao lại cứ luôn luôn quỵ lụy với
người nước ngoài, nhưng mà đối với người cao tăng trí thức, hiểu biết ở trong
nước thì lại chà đạp người ta, thì chúng ta không thể nào chấp nhận cái lối hai
mặt như vậy được," ông Võ Văn Ái nói.
Truyền thông nhà nước
ở Việt Nam cho hay hôm 04/10, 'hàng nghìn Phật tử cùng người dân Thành phố Hồ
Chí Minh' đón Pháp vương Gyalwang Drukpa và tăng đoàn của ông từ Ấn Độ sang, để
truyền giảng thông điệp 'sống đơn giản' tại Chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn.
Báo chí nhà nước
cũng cho hay đã gần mười lần vị Pháp Vương tới Việt Nam trong thời gian vài năm
trở lại đây theo lời mời của Giáo hội Phật giáo được nhà nước hậu thuẫn và thừa
nhận, trong đó ngài đã nhiều lần được các lãnh đạo Đảng, nhà nước và Mặt trận Tổ
quốc các cấp tiếp đón long trọng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.