Là người sống ở hải
ngoại, tôi không được theo dõi sát tình hình văn học trong nước, nhưng cũng cố
gắng tìm đọc một số tác phẩm mới được quan tâm.
Mới đây, theo giới
văn nghệ trong nước, tập thơ Sẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư đang được
đánh giá cao. Nhà thơ Hữu Việt nhận xét rằng đó là một tập thơ “nhiều triết luận
về những bức bối thời cuộc”.
Phan Huyền Thư
Báo Tuổi Trẻ ngày
7/10/2015 cho biết tập thơ đã được trao giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm
2015. Bài báo nhận xét: “Tập thơ Sẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư thì mới
lạ và mới mẻ trong tư duy thơ về cá nhân con người khi lọt lòng mẹ mang vết sẹo
làm người trong một cõi nhân sinh nhiều lo âu và bất na.”
Nguyễn Việt Chiến
Một bài thơ trong tập
sách, “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn”, có đề dẫn “gửi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến”.
Ông Việt Chiến từng có bài thơ nổi tiếng “Tổ quốc nhìn từ biển” ra đời năm 2011
khi Trung Quốc gây hấn cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông.
Bài thơ của Phan Huyền
Thư cũng nói về biển, bắt đầu là:
Nếu tôi chết
hãy đem tôi ra biển
vì tôi là hạt muối
buồn
kết tủa từ cô đơn
tự ăn mòn mình bằng
mơ mộng
Nếu tôi chết
hãy ném tôi vào sóng
cào đến xước mặt
hoàng hôn
nàng tiên cá hát ru
con
mê hoặc đêm trăng những
chàng thuỷ thủ
trôi theo dòng hải
lưu tình sử
giam hồn mình dương
liễu Quán Thế Âm...
Khi bài đăng trên
Facebook của nhà thơ Phan Huyền Thư, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có bình luận:
“May mà đã in trong tập thơ mới được giải thưởng, nếu không lại có kẻ đạo ý
thơ, tứ thơ để nhận xằng là thơ của họ, chúc mừng em”.
Có thể, ông Chiến
đang muốn nhắc đến một “bức bối thời cuộc” khác, cuộc tranh cãi ai là tác giả
bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình” giữa bà Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân
Phúc, một cựu binh biển đảo.
Nhưng chính những ý
kiến kể trên lại khiến nhiều độc giả thắc mắc về tính nguyên bản của câu thơ
trích từ thi tập Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư.
Nhiều người, đặc biệt
là những người từng là thuyền nhân Việt Nam, vẫn nhớ nằm lòng câu “Khi tôi chết
hãy đem tôi ra biển” của ông Du Tử Lê, câu thơ mở đầu cho bài thơ cùng tên.
Sau này, nhạc sỹ Phạm
Đình Chương có phổ thành nhạc phẩm với tiêu đề không thay đổi và trở nên phổ biến
trong cộng đồng hải ngoại cũng như trong nước.
Xét về tổng thể của
hai bài thơ, “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” và “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”
là hai tác phẩm độc lập từ cấu trúc cho tới ý tứ. Tuy nhiên, hai câu mở đầu giống
nhau đến 75% (chỉ khác đúng hai chữ) và hai câu đó lại là hai câu chính ý của
toàn bộ tác phẩm.
Có thể, Phan Huyền
Thư đã nhập tâm và trùng ý với Du Tử Lê một cách ngẫu nhiên vì thi phẩm của Du
Tử Lê vốn dĩ cũng không quá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, nhất là những thi phẩm
thuộc diện “cấm kị” như “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển”. Tuy nhiên, dù sao
đó vẫn là một trùng lặp tối kị trong văn chương.
Việc một tập thơ với
‘tai nạn’ nhỏ như vậy được chấm giải đặt ra vấn đề rất lớn về chất lượng hội đồng
giám khảo giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội cũng như hội đồng biên tập của đơn vị
xuất bản.
Ai mang ai ra biển?
Ông Du Tử Lê? Phan Huyền Thư? Hay những người có trách nhiệm với nền văn nghệ
Việt Nam đương thời?
Thái Văn Tuấn
*****
Biển của chung mọi
người
Nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên
Tập thơ Sẹo độc lập của
nhà thơ Phan Huyền Thư đã được trao giải thưởng văn học 2015 của Hội Nhà văn Hà
Nội.
Giá trị của tập thơ
đã được khẳng định ở sự “Từ khi thoát khỏi lòng mẹ thành một hình hài người,
thành một cái sẹo độc lập trong đời, con người đã phải khắc khoải đi tìm mình
và luôn cật vấn mình trong một cõi nhân sinh nhiều lo âu và bất an, trong một
xã hội nhiều níu kéo và ràng buộc, khắc khoải suy tư trên hành trình tìm về và
tìm lại bản thể mình, con người mình, không để bị chìm lấp trong im lặng đám
đông.
"Tập thơ cũng
chứa nhiều băn khoăn về thơ hôm nay trong cuộc sống hôm nay. Tác giả viết thơ
xoáy vào tâm trí người đọc hơn là nương nhờ cảm xúc, lấy chất nghĩ làm nền cho
câu thơ, bài thơ, hơn là chất cảm. Thơ nhờ đó hiện đại và thiết thực hơn.” (Báo
cáo trao giải).
Bài thơ thứ 18 trong
tập mang tên “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” có dòng phụ đề “Thư gửi nhà thơ Nguyễn
Việt Chiến”. Đọc bài thơ có thể cảm nhận được tâm trạng tức tối của nhân vật trữ
tình muốn được chết đi như một sự giải thoát khỏi những bủa vây của cuộc sống,
những giới hạn không thể vượt qua trong cõi thế:
Giữa biển đời hạn
hán tình thương
bạc thếch nỗi niềm
ươn nhờn ngộ nhận
mỏng như vệt máu khô
loang sa mạc
chờ tín hiệu được giải
thoát
từ cảnh giới xanh
dương
Nhưng rồi chưa chết
được, thì tôi sẽ là ai, nhân vật trữ tình phải lựa chọn một cách sống, một thái
độ sống trước câu hỏi đó – câu thơ được trình bày trong tập theo hình một dấu hỏi:
Là ai nếu nhạt nhẽo
Là ai nếu giả tạo
Là ai nếu bon chen
Là ai nếu đớn hèn
Là ai nếu ngu dốt
Là ai nếu dị hợm
Là ai nếu…
Có lẽ đã chết vẫn tốt
hơn
Cái phụ đề của bài
thơ nhắc người đọc phải để nó trong tổng thể văn bản tác phẩm mà đọc vì tập thơ
này dưới tên gọi chính tác giả có ghi phụ đề là “Một tập thơ viết để trò chuyện
với những người bạn”.
Ngoài Nguyễn Việt
Chiến, trong tập còn có những bài trò chuyện, đối thoại với Nguyễn Hữu Hồng
Minh, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Phan Hoàng, Phạm Tường Vân, Lê Vĩnh Tài, Trần Tuấn… Mỗi
bài thơ như vậy phải đọc trong cả trường liên văn bản với những người được tác
giả trò chuyện.
Trở lại bài thơ “Có
lẽ đã chết vẫn tốt hơn” gửi Nguyễn Việt Chiến, đây là một bạn thơ thân thiết của
tác giả mà trong thời điểm bài thơ viết ra anh vừa bị vào tù ở tư cách một nhà
báo chống tiêu cực. Cảm xúc và liên tưởng của nhà thơ về cái chết – giải thoát
vì thế càng được tăng mạnh.
Tôi nói kỹ về bài
thơ để nói rằng đây là một sáng tác độc lập của Phan Huyền Thư, không vay mượn,
không “đạo” gì của ai hết.
Cả bài thơ của Phan
Huyền Thư chỉ có câu mở đầu ngẫu nhiên giống gần như hoàn toàn câu thơ của Du Tử
Lê. Chỉ khác câu họ Lê (Du Tử Lê là bút danh nhé) bắt đầu bằng “Khi”, còn câu họ
Phan bắt đầu bằng “Nếu”, một bên là mặc định, một bên là giả định. Còn hai bài
thơ hoàn toàn độc lập với hai ý tứ và chủ đề khác nhau.
Hình thức triển khai
hai bài thơ cũng khác nhau. Ở đây, tôi khẳng định không có bản chính và phái
sinh. Ai biết đọc thơ thì đều nhận thấy như thế. Cái câu mở đầu ấy “Nếu tôi chết
hãy đem tôi ra biển” theo hình thức ngữ pháp “Nếu A… hãy B” là một kiểu câu
quen thuộc của tư duy và thường có ở nhiều ngôn ngữ.
Nhà thơ Hoàng Nhuận
Cầm có bài thơ “Tốt hơn, đừng chết” viết đã khá lâu. Bài thơ này của họ Hoàng mở
đầu các khổ đều bằng câu “Nếu tôi chết – hãy tìm tôi nhé” để rồi kết thúc bất
ngờ:
“Nếu tôi chết, Tốt
hơn đừng chết / Ai sẽ phục sinh Em trong những tối không chồng”.
Nhà thơ nổi tiếng
Tây Ban Nha F.G. Lorca trong bài thơ “Memeto” (Ghi nhớ) cũng đã viết “Cuando yo
me muera / enterradme con mi guitarra / bajo la arena” (Khi tôi chết / hãy chôn
tôi với cây đàn ghi ta / dưới cát – Đan Tâm dịch).
Vậy, mẫu câu “Nếu A…
hãy B” là chung của tư duy và ngôn ngữ. Cố nhiên trong một mẫu chung, những câu
viết ra theo mẫu của từng người sẽ mang nét riêng, mà nếu nó nổi bật thì sẽ được
ghi nhớ. Nhưng thế không có nghĩa là những người khác, trong những hoàn cảnh độc
lập khác, không thể theo mẫu đó mà viết ra câu thơ của mình có thể trùng hợp ngẫu
nhiên với câu thơ đã có.
Nói vậy, tôi không hề
phủ nhận câu thơ đã trở nên quen thuộc với nhiều người của nhà thơ Du Tử Lê
trong bài thơ mà tôi đã đọc từ gần ba chục năm trước và đã có lần nhắc đến
trong một bài viết về văn học hải ngoại.
Liên hệ đến trường hợp
nhạc sĩ Phó Đức Phương, ông có một bài hát hay tên là “Chảy đi sông ơi”. Có lần
tôi hỏi ông có biết là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có một truyện ngắn mang tên
“Chảy đi sông ơi” viết trước bài hát của ông. Nhạc sĩ cười mà rằng tớ chẳng biết,
cảm xúc của tớ về con sông Hồng vĩ đại đã cho tớ cái tên bài hát như thế, mà cậu
có thấy đúng là phải chảy đi sông ơi không nào!
Từ một câu thơ trong
một bài thơ nghe quen với câu thơ của một người khác mà cho bài thơ đó là “đạo”,
rồi cả tập thơ là “đạo”, thiết nghĩ đó là nhận xét hồ đồ, vội vã.
Phạm Xuân Nguyên
*****
Thu hồi giải thưởng
cho thơ Phan Huyền Thư
Hội Nhà văn Hà Nội
ra quyết định thu hồi giải thưởng đã trao tập thơ Sẹo Độc lập của tác giả Phan
Huyền Thư, theo truyền thông Việt Nam.
Nhà thơ Phan Huyền
Thư đã gửi đơn xin trao lại giải thưởng từ sáng ngày 20/10, kèm lời xin lỗi tới
nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, nhà báo, độc giả và gia đình.
Tuy nhiên lá đơn
cũng khẳng định bài thơ Bạch Lộ được viết từ năm 1996 và "gửi cho một số tạp
chí ở Mỹ".
Bài báo Tuổi Trẻ đăng
ngày 20/10 có đoạn viết: "Phan Huyền Thư không thừa nhận mình đạo thơ, mà
chỉ nói rằng, trong thời điểm hiện nay, vì chưa có những chứng cớ chứng minh
bài thơ mình viết từ năm 1996, trong khi đó quá trình tìm kiếm lại bản thảo,
hay những văn bản về bài thơ, có thể còn kéo dài vì còn phải liên lạc lại với
các nơi trong và ngoài nước..."
Bài thơ Buổi sáng do
nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc
Tập thơ Sẹo Độc lập
ban đầu gây nghi vấn khi có câu thơ trong bài Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn gần giống
với một câu thơ của nhà thơ Du Từ Lê.
Sau đó, nhà phê bình
văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng, hai câu thơ, xét về câu chữ có thể giống
nhau, nhưng ý tứ phát triển thơ hoàn toàn khác nhau, trong bài viết ông gửi
cho mục Diễn đàn của BBC Tiếng Việt.
Tuy nhiên, đến hôm
19/10, nhiều bài báo trích lời nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho rằng, bài Bạch
lộ trong cuốn Sẹo Độc lập cũng đã 'đạo' lại bài thơ Buổi sáng của bà, viết năm
2000.
Đến năm 2003, bài Buổi sáng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc đặt tên là Catinat Cà phê Sáng.
Đến năm 2003, bài Buổi sáng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc đặt tên là Catinat Cà phê Sáng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.