Monday, October 19, 2015

Khi con người bị máy móc thay thế

http://baomai.blogspot.com/
Giờ là lúc nghề lái xe tải đang bùng nổ. Theo số liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, lái xe tải hiện đang là nghề được ưa chuộng nhất trên 29 tiểu bang của nước này.

Không phải bởi đó là công việc được mọi người mong muốn, mà bởi nó đơn giản là công việc có sẵn, thu nhập chấp cũng ổn.

Khác với nhiều công việc khác đang suy thoái trong những năm qua, nghề lái xe tải không bị ảnh hưởng nhiều trước những thay đổi vốn tác động tới nhiều việc làm.

Trong vòng một thập niên qua, máy tính, máy rút tiền và máy bơm xăng tự phục vụ đã thay thế hầu hết những người thư ký, nhân viên ngân hàng hay nhân viên trạm xăng. Tuy nhiên, việc đến từng nhà giao nhận hàng, hay lái xe đường dài thì vẫn chưa được tự động hóa.

Công việc vào ‘danh sách đỏ’

Ấy vậy mà công việc này sắp sửa trở thành nghề có nguy cơ tàn lụi.
Các hãng Google, Uber và Tesla đều đang tìm cách sáng chế ra xe tự lái, bắt đầu với những chiếc xe chạy đường dài.
Nếu như các hãng thành công thì đây không chỉ là mối lợi đối với các công ty giao hàng mà nó còn có ích cho an toàn giao thông.

Tuy nhiên xe tự lái không phải là tin tốt đối với tất cả mọi người. Những người chỉ trích nói rằng nếu bước đột phá này trở thành sự thật thì nó sẽ có tác động lớn lao đối với thị trường việc làm.

http://baomai.blogspot.com/
Ở Mỹ, sẽ có đến 3,5 triệu tài xế và 5,2 triệu nhân lực khác làm việc trực tiếp trong ngành nghề này bị mất việc. Ngoài ra, sẽ có vô số trạm dừng trên những con đường mà xe tải hay đi qua sẽ trở thành hoang phế. Nói cách khác, xe tự lái có thể hủy hoại hàng triệu cuộc sống và tạo ra thảm họa cho một ngành nghề quan trọng của nền kinh tế.

Những lời cảnh báo nghiêm trọng như thế thường được đưa ra không chỉ đối với ngành lái xe tải mà còn đối với thị trường lao động trên thế giới nói chung. Máy móc, phần mềm và robot ngày càng trở nên tinh vi thì càng có nhiều người đối diện nguy cơ mất việc.

Theo một nghiên cứu chưa được công bố thì làn sóng đột phá công nghệ tới đây sẽ gây nguy hiểm cho 47% nhân lực trên toàn nước Mỹ.

http://baomai.blogspot.com/
Các hãng đang nghiên cứu và cho ra các mẫu xe cỡ lớn không cần tài xế
Nhưng những dự báo như thế có chính xác hay không, nếu có thì chúng ta có nên lo lắng không? Liệu người máy sẽ thay thế chúng ta, hay những phát minh công nghệ sẽ giúp chúng ta tự do hơn, cho phép ta theo đuổi những công việc khác đòi hỏi sự sáng tạo nhiều hơn cũng như đem lại lợi ích nhiều hơn?

Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?

Máy móc đã thay thế con người trong hàng thế kỷ qua.
“Kinh tế thị trường không bao giờ đứng yên một chỗ,” giáo sư David Autor ở đại học MIT, nói. “Các ngành nghề đều có lúc thăng, trầm,, sản phẩm và dịch vụ thì luôn thay đổi và đây là xu thế đã diễn ra từ bấy lâu nay."

http://baomai.blogspot.com/
Trong quá khứ, khi một số công việc biến mất thì lại xuất hiện những công việc mới. Những công việc thủ công vốn là điều không thể thiếu ở Anh quốc vào năm 1750 đã được thay thế bởi các công xưởng khi cách mạng công nghiệp chiếm lĩnh hồi thế kỷ 19. Nhưng đến thập niên 1980 thì đến lượt các công xưởng bị máy móc thay thế.

Những thay đổi này thường đem đến những kết quả tích cực hơn là tiêu cực cho xã hội. “Nói chung, thời đại của chúng ta trở nên quý giá hơn với những máy móc mà chúng ta sử dụng,” Autor nói. “Chúng ta có thể làm được nhiều thứ hơn."

http://baomai.blogspot.com/
Máy giặt bằng điện đã giúp thay đổi công việc giặt quần áo vốn kéo dài hàng giờ thành việc chỉ cần nhấn nút là xong; các công cụ điện giúp cho công việc xây dựng hiệu quả hơn rất nhiều và máy tính giúp loại bỏ những công việc tính toán hay việc lách vốn đòi hỏi nhiều công sức.

Sinh hoạt cuộc sống, sức khỏe và an toàn cũng được tăng cường thêm. “Nhìn chung thì chúng ta nên vui khi thấy rằng nhiều những công việc như thế thật sự đã biến mất,” ông Carl Frey, đồng giám đốc Chương trình Oxford Martin về Công nghệ và việc làm ở Đại học Oxford, nói.

http://baomai.blogspot.com/
Nhiều tuyến tàu đã được tự động hóa, không cần tới người lái tàu điều khiển

Tốc độ thay đổi quá nhanh

Tuy nhiên, so với trước đây, tốc độ biến chuyển trên thị trường đang diễn ra quá nhanh. Có lẽ ngoại trừ thời Cách mạng Công nghiệp, chưa bao giờ chúng ta lại chứng kiến tốc độ thay đổi nhanh như vậy trong xã hội và lực lượng lao động.

Trong khi vẫn còn quá sớm để kết luận chắn chắn thì các số liệu cho thấy thị trường lao động đã không biến chuyển đủ nhanh để theo kịp thay đổi này.
“Các bằng chứng mà tôi nghiên cứu cho thấy nền kinh tế kỹ thuật số không tạo ra nhiều công việc trực tiếp,” Frey nói. “Những công việc mà nó tạo ra có xu hướng tập trung ở các thành phố như London, San Francisco, New York và Stockholm vốn đẩy giá cả tăng cao, tạo ra sự bất bình đẳng và khiến người ta khó sống hơn.”

http://baomai.blogspot.com/
Khi một số công việc bắt đầu xu hướng dần biến mất thì nhiều người từng thuộc tầng lớp trung lưu như nhân viên du lịch, trực tổng đài điện thoại, kỹ thuật viên phòng nhiếp ảnh, thợ đóng sách phải chuyển sang làm những công việc có thu nhập thấp hơn, chẳng hạn như bồi bàn hay lau dọn nhà cửa. Lý do là bởi họ không có được sự đào tạo cần thiết để chuyển sang làm những công việc khác ở tầng nấc kinh tế tương đương, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ không còn duy trì được cuộc sống của giới trung lưu như trước nữa.
“Đang có sự thay đổi lớn về những kỹ năng mà chúng ta cần,” Alison Sander, một quan chức tại Tập đoàn tư vấn Boston, nói. “Nhưng đó lại không phải là trọng tâm trong nền giáo dục của chúng ta.”

Biến động xã hội

http://baomai.blogspot.com/
Thật vậy, nhu cầu đang tăng cao đối với những lao động có kỹ năng cao và được đào tạo ở trình độ cao nhưng lại giảm mạnh đối với những công việc được đào tạo ở mức độ thấp hay vừa phải, Autor nói.

Danh sách những công việc đang gặp nguy hiểm trong tương lai gần bao gồm nhân viên cửa hàng thức ăn nhanh, nhân viên thu ngân, tiếp thị từ xa, kế toán viên, bồi bàn hay thậm chí là cả nhà báo.

image
Các robot có khả năng phẫu thuật đã bước đầu thay thế tác vụ của bác sĩ, tuy chúng không biết cách an ủi vỗ về bệnh nhân như người thật

Thêm vào đó, những công việc vốn một thời đòi hỏi cao và cần có chuyên môn cao có thể trở nên bình thường nhờ vào sự tự động hóa.

http://baomai.blogspot.com/
Chẳng hạn khi chụp X-quang và các hồ sơ y khoa khác đang được số hóa và thuật toán máy tính ngày càng diễn giải chúng chính xác hơn thì những kỹ thuật viên X-quang sẽ chỉ còn đóng vai trò là những người kiểm tra số liệu chứ không còn là chuyên gia y khoa nữa.
“Nếu các kỹ thuật viên X-quang chỉ phản hồi lại những gì mà máy tính cho ra thì họ không thể nào phát triển được kỹ năng ở mức độ cao được,” ông Nicholas Carr, tác giả cuốn sách The Glass Cage: Automation and Us, nói. “Những công việc vốn từng là rất phức tạp, đặc thù và thú vị bắt đầu trở thành những công việc của máy tính – chỉ cần nhập dữ liệu và màn hình máy tính sẽ cho ra kết quả phân tích.”

Còn chỗ cho con người?

Tuy nhiên sự tự động hóa không nhất thiết dẫn đến ngày tàn của toàn bộ lực lượng lao động. Chừng nào vẫn còn các công việc đòi hỏi ít nhiều sự tham gia của con người thì vẫn còn chỗ cho những người làm công việc đó.

http://baomai.blogspot.com/
Chẳng hạn như khi công cụ tìm kiếm của Google bắt đầu có ưu thế chừng một thập kỷ trước, người ta đã lo sợ rằng nghề nhân viên thư viện sẽ trở nên lỗi thời. Ấy vậy mà nghề thủ thư lại đang gia tăng, tuy những ai làm nghề này đều cần phải đáp ứng được thêm nhiều kỹ năng mới. “Nếu máy móc có thể thay thế hoàn toàn con người thì tôi sẽ trở thành người thừa,” Autor nói. “Nhưng nếu tôi là người có thể điều khiển máy móc đó thì tôi sẽ trở nên có giá hơn.”

Thêm vào đó, nhiều khả năng máy móc và phần mềm sẽ không bao giờ thay thế con người trong một số công việc.

Cho đến giờ, con người vẫn chiếm thế thượng phong ở bất cứ công việc gì đòi hỏi sự sáng tạo, tinh thần kinh doanh, kỹ năng giao tiếp và sự tinh tế trong cảm xúc. Những công việc thuộc những loại này, chẳng hạn như giáo sỹ, y tá, nhà diễn thuyết tạo cảm hứng, người chuyên chăm sóc người khác, hay những người làm việc trong ngành giải trí, nhiều khả năng sẽ ngày càng phát huy hơn trong một thế giới tự động hóa.

http://baomai.blogspot.com/
Cho đến nay, máy móc vẫn chưa thể thay thế được các công việc đòi hỏi sự tương tác, thể hiện tình cảm và sự quan tâm lẫn nhau, như nghề giáo viên, hay tu sĩ
Tương tự, một công việc nào đó có thể được tự động hóa, theo Fred, thì không có nghĩa là nó rồi sẽ được tự động hóa.
Chẳng hạn như mặc dù các nhà hàng đã có thể dùng máy tính bảng đặt tại bàn cho thực khách gọi món và dùng robot để bưng thức ăn hay châm ly nước uống thì xã hội không nhất thiết chấp nhận sự thay đổi này.

Hóa ra mọi người lại chỉ muốn món ăn được phục vụ hay hàng hóa được đóng gói tính tiền hay taxi được lái bởi con người chứ không phải máy móc. Hiện tượng này thể hiện ở sự tái xuất của các ngành nghề thủ công ở các trung tâm đô thị trên khắp thế giới, từ Brooklyn cho đến London, Berlin hay Portland. Thị trường đang bùng nổ đối với các đồ gỗ được làm bằng hình thức thủ công, hay những bộ tai nghe được làm bằng tay. Những sản phẩm này được ưu ái là vì chúng không được tạo ra từ máy móc.

Tạo ra công việc mới

robot animated GIF
Thật ra, đối với tất cả những công việc bị công nghệ đóng lại thì luôn có một làn sóng những công việc mới mà con người có thể tạo ra và khai phá. Cũng giống như một số công việc ngày nay như quản lý cộng đồng mạng xã hội, thiết kế phần mềm cho điện thoại thông minh vốn là chuyện không thể nào tưởng tượng được vào năm 1995, chúng ta không thể nào dự đoán hoàn toàn những công việc nào sẽ xuất hiện trong tương lai. Nhưng chúng ta có thể đưa ra những dự đoán khoa học dựa trên dữ liệu và xu hướng xã hội.

Theo hình dung của Sander thì trong tương lai sẽ có những công việc như tư vấn về gene, nhân viên ngân hàng sinh học, chuyên gia chỉnh sửa phần mềm, chuyên gia chống lão hóa và chuyên gia giảm nhẹ thiên tai ở đô thị – tất cả đều là những ngành nghề thời thượng trong nền kinh tế. Khi ngày càng nhiều người đến sinh sống ở các thành phố, bà dự đoán sẽ xuất hiện những công việc như làm nông ở đô thị, tư vấn về nỗi lo lắng hay thậm chí nhà tâm lý thú cưng.

Chủ động điều chỉnh

http://baomai.blogspot.com/
Đồng thời, chúng ta cũng không nên nghĩ rằng nền kinh tế sẽ tự thích nghi và tự điều chỉnh. Ngay cả khi nó từng xảy ra trong quá khứ thì không có gì đảm bảo nó sẽ xảy ra tương tự trong tương lai.

Để giúp quá trình chuyển giao này không gây quá nhiều thương tổn cho tất cả mọi người, chúng ta nên chủ động trong việc đảm bảo rằng việc một số công việc bị mất đi sẽ đi cùng với những công việc được tạo ra cho những người mất việc.

“Về lâu dài, sự tự động hóa sẽ giúp chúng ta giàu có hơn trên tổng thể nhưng nó cũng tạo ra thách thức về phân phối thu nhập với sẽ có thêm nhiều người rơi xuống đáy,” Autor nói. “Nếu chúng ta có thể tạo ra được những nguồn lực với nhu cầu lao động lớn thì vấn đề sẽ không phải là ‘Ôi, không còn việc làm nữa rồi’ mà sẽ là ‘Ồ không, chúng ta có rất nhiều của cải nhưng chúng ta nên phân phối như thế nào đây?”

Cách làm có trách nhiệm về mặt xã hội có thể sẽ bao gồm tăng cường hỗ trợ cho những người bị mất việc tạm thời và có những chương trình đào tạo có thể tiếp cận được để giúp họ chuyển dịch đến ngành nghề mới. “Khi miếng bánh trở nên to hơn, chúng ta có thể tạo ra hệ thống an sinh tốt hơn cho những người không may vốn có công việc của họ bị thay thế,” Erik Brynjolfsson, giám đốc chương trình Sáng kiến về nền Kinh tế Kỹ thuật số của trường MIT, nói.

http://baomai.blogspot.com/
Đảm bảo cho chương trình đào tạo theo kịp với những thay đổi xã hội cũng là điều cần thiết. “Chúng ta cần phải ngồi xuống để nhìn lại chương trình học hiện nay và so sánh chúng với những hạng mục công việc mới và tự hỏi mình rằng “Chúng ta có đang chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai đúng cách?” Sander nói. Nhiều kỹ năng đang được giảng dạy hiện nay sẽ không còn phù hợp, bà cho biết, và điều này đã dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu.


Rachel Nuwer

http://baomai.blogspot.com/

Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
Nhà ngoại cảm
Có gì là lạ đâu?
Đổ bộ qua Mỹ
Ai mang ai ra biển?
Người Việt và nỗi lo tái định cư ở Biển Hồ
Vô cảm: Sự bất hạnh của dân tộc
Ban nhạc Cuba trình diễn tại Tòa Bạch Ốc
Những “người Pháp” gốc Việt có thể sẽ bị cúp tiền ...
Đốt sách .....rồi bây giờ đấu giá sách
Người Đức hối tiếc vì “trải thảm đỏ” đón dân di cư...
Năm nay 2015 không có mùa nước nổi
Những thành phố nổi tiếng nhất về cà phê
Lạc Bước Rừng Thu
Chuyện lạ ở Thái Lan: Trâu có vảy
Hay ở chỗ: càng học càng nguy hiểm!
DLV_Trần Nhật Quang giáp mặt các nhà bất đồng
Nỗi khát khao chính đáng và cần kíp
Tàu ngầm, đồ chơi đắt tiền của tỷ phú
Nhà máy Fukushima: thảm họa hạt nhân năm 2011
Trung Cộng khánh thành hải đăng ở Trường Sa
Thống đốc California phê chuẩn dự luật về quyền đư...
Sống trong sợ hãi
Phim kinh dị về sư Thái bị kiểm duyệt
Hà Lan điều tra: MH17 bị hỏa tiễn bắn
Cuộc phiêu lưu của Putin tại Syria
Đối sách điệu hổ ly sơn của nhà cầm quyền Việt Nam...
Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước
Du lịch Việt Nam: Không chỉ ăn và uống
Rượu trước bia sau là mau say xỉn?
Làn khói shisha và những điều ít ai biết
Mỹ đẩy mạnh viện trợ thực thi luật hàng hải cho Vi...
20 nước dễ bị tổn hại vì biến đổi khí hậu lập liên...
Ghế lãnh đạo và cán cân Trung-Mỹ
Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay Trung Cộng
Bắc Hàn chầm chậm đổi thay
Khi mèo trải qua cú sốc tâm lý
Những ảo tưởng về TPP
Ta mang trong mình cơ thể người khác?
Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.