Hôm 25/9, trong cuộc
họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình
đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở
Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của
Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Hai nguyên thủ đã có họp báo chung sau khi gặp
Đây là thông điệp mạnh
mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Cộng để khẳng định
chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt
Nam.
Tuy ông Tập cho rằng
Trung Cộng có quyền duy trì cái gọi là “chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở
Nam Sa” (Trường Sa) nhưng ông cũng thừa nhận việc cải tạo các đảo trong khu vực
này với một ít lời biện hộ.
Ông nói: “Các hoạt động
xây dựng ở Quần đảo Nam Sa mà Trung Cộng đang tiến hành không nhằm mục tiêu chống
lại hoặc gây ảnh hưởng bất cứ quốc gia nào, và Trung Cộng không có ý định quân
sự hóa chúng”.
Một điều gần như chắc
chắn là nếu như Trung Cộng không khai phát pháo đầu tiên trên “Biển Đông” thì
chính quyền Obama sẽ không làm gì cả cho dù có đạn nổ, máu đổ, đầu rơi.
Đối với
ông Obama, “di sản hòa bình” của ông là trên hết, và ông sẽ để quyết định “tham
chiến” cho người kế nhiệm vì ông sẽ không còn đủ thời gian để có câu trả lời ai
đã khai pháo đầu tiên.
Mô hình mới của quan
hệ Trung-Mỹ
Ngoài việc khẳng định
chủ quyền “Nam Hải”, ông Tập còn cho biết thêm về chính sách ngoại giao của Trung
Cộng, đặc biệt đối với Hoa Kỳ.
Ông phát biểu rằng,
“Trung Cộng cam kết chắc chắn con đường phát triển hòa bình. Để làm việc với Hoa
Kỳ nhằm xây dựng các mô hình mới của mối quan hệ quan trọng quốc gia mà không
có xung đột, không đối đầu, với sự tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác có lợi là
một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng”.
Hôm 25/9 là lần thứ
sáu ông Tập và ông Obama gặp nhau. Cả hai đều nhắc lại “chủ thuyết con đường
phát triển hòa bình của Trung Cộng mà ông Tập đã trao đổi với ông Obama vào
tháng 6/2013 tại California.
Ông Tập phát biểu thêm rằng “Trung Cộng không muốn có xung đột, đối đầu với Mỹ và mong muốn hợp
tác vì lợi ích chung”.
Khái niệm “lợi ích
chung” này là gì thì ông Tập vẫn chưa diễn giải cho công luận Mỹ hiểu nhưng trước
thềm chuyến thăm Nhà Trắng, ông nói: “Cả hai bên (Hoa Kỳ và Trung Cộng) phải vì
lợi ích cốt lõi của nhau, tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và
giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Chắc chắn một điều
là Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” lâu dài ở Châu Á – TBD và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo
vệ quyền lợi của mình ở khu vực này như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng
tuyên bố. Và lợi ích đó là kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng theo tiêu
chí tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hàng không mẫu hạm
USS Nimitz tại Biển Đông
Giả sử như tiêu chí
đó cũng là những gì mà “Trung Hoa Mộng” của ông Tập hằng mơ ước thì cớ gì mà
ông Tập phải khuyến cáo Hoa Kỳ cần “tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm
soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Thực ra lời khuyến
cáo của ông Tập ngụ ý cảnh báo Hoa Kỳ nên tìm hiểu kỹ “lợi ích cốt lõi” của Trung
Cộng là gì để “tránh tính toán sai lầm chiến lược” dẫn đến xung đột gây ra đại
hoạ.
Nhưng “lợi ích cốt
lõi” của Trung Cộng là gì nếu như đó không phải là muốn độc quyền thôn tính
toàn bộ “Biển Đông”, xưng hùng xưng bá và đẩy Hoa Kỳ ra ngoài khu vực?
Một Trung Cộng phát
triển hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền, luật pháp quốc tế, hòa hiếu,
hữu nghị, hợp tác với láng giềng và cộng đồng quốc tế vì lợi ích chung chắc chắn
là một Trung Cộng không phải như những gì chúng ta đang biết hôm nay.
Xung đột quân sự
Trung-Việt
Với những gì đã và
đang xảy ra, nhất là với tuyên bố hôm 25/9 vừa qua của ông Tập, không ai còn
nghi ngờ gì nữa về dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng.
Và Việt Nam nằm hoàn
toàn trong tầm ngắm ngắn hạn của Trung Cộng trên Biển Đông với một lý do rất
đơn giản là không ai hiện giờ có trách nhiệm pháp lý đến cứu Việt Nam mặc dù Việt
Nam đang có trên cả chục đối tác chiến lược trên toàn cầu.
Tuy viễn ảnh một “đại
chiến” trong khu vực chỉ là giả thuyết nhưng một cuộc đụng độ quân sự có giới hạn
trên biển và/hoặc cả trên bộ là điều hoàn toàn khả thi.
Hôm 22/9, nhà nghiên
cứu cao cấp Joshua Kurlantzick đã có một bản báo cáo dài đăng trên Tạp chí ngoại
giao uy tín hàng đầu của Mỹ “Council on Foreign Relations” nhận định về khả
năng một cuộc đụng độ quân sự Trung-Việt.
Việc cải tạo đảo của
Trung Cộng đang gây quan ngại
Bài viết tựa đề “A
China-Vietnam Military Clash” cảnh báo các nguy cơ của một cuộc đối đầu quân sự
nghiêm trọng giữa Trung Cộng và Việt Nam đang ngày càng dâng cao.
Tác giả còn khẳng định
sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ Trung-Việt từ vài năm qua sẽ làm tăng khả năng
xung đột quân sự giữa hai nước trong vòng 12 đến 18 tháng sắp tới; và tác giả
thúc giục Hoa Kỳ cần tìm cách xoa dịu căng thẳng, giúp ngăn chặn một cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng trong khu vực, sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền lợi của
Hoa Kỳ.
Tác giả còn hé lộ một
số thông tin quan trọng (BBC chưa kiểm chứng độc lập), thí dụ như bộ đội biên
phòng Việt Nam và Trung Cộng đã từng chạm súng hai lần trong năm 2014 và 2015,
mặc dù không rõ nguyên nhân và tình hình an ninh biên giới Việt-Trung trên bộ rất
căng thẳng, hai bên dường như đã chuẩn bị sẵn sàng trong mấy tháng qua cho một
cuộc đọ súng.
Quan hệ Việt Trung
cũng rất căng thẳng từ sau vụ giàn khoan khổng lồ HD-981 của Trung Cộng ngang
nhiên xâm phạm thềm lục địa Việt Nam vào mùa hè năm 2014, và nhất là sau chuyến
công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 7 vừa qua, một động thái
được cho là có sự “chuyển trục chiến lược” sang Hoa Kỳ của ĐCSVN.
Trường Sa và kế hoạch
tấn công Việt Nam
Với vị trí chiến lược
đặc biệt của Quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, cộng với việc Việt Nam
là nước duy nhất có nhiều đảo nhất và chiếm nhiều đảo lớn trong quần thể này,
việc Trung Cộng cần loại Việt Nam càng sớm càng tốt ra khỏi khu vực là điều hết
sức cần thiết không những cho hiện tại mà cho cả tương lai.
Ngoài những lợi ích
về kinh tế biển và năng lượng, nơi đây còn có giá trị chính trị và ngoại giao để
kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, và với giá trị quân sự, sẽ là trạm trung
chuyển tiền phương cho toàn bộ khu vực nối liền với đảo Hải Nam và Trung Hoa lục
địa.
Liệu Obama sẽ làm
gì trước các động thái của Trung Cộng?
Hơn thế nữa về trung
hạn, với khả năng Trung-Thái hợp tác khai thông kênh đào Kra, thì Trung Cộng sẽ
không còn sợ bị Mỹ và đồng minh phong tỏa ở eo biển Malacca, trục lộ yết hầu nối
liền “Biển Đông” với Ấn Độ Dương, và cũng là huyết lộ của Trung Cộng ra thế giới.
Kiểm soát Trường Sa
sẽ đảm bảo thế thượng phong chiến lược của Trung Cộng trong khu vực.
Khả năng xung đột Việt-Trung
xảy ra rất cao còn vì một lý do quan trọng nữa. Đó là thái độ của chính quyền
Obama, đặc biệt trong năm bầu cử 2016 nhiệm kỳ cuối của ông Obama.
Năm 2016 là năm bầu
cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ mà lại là năm mà ông Obama vừa bị Quốc hội Mỹ trói
tay, trói chân vì ngân sách, vừa là năm cuối của nhiệm kỳ II trước khi về hưu.
Cho nên ông Obama sẽ
không thể làm gì được nhiều ngoài những lời tuyên bố hùng hồn nhưng vô thưởng
vô phạt. Ông không khác chi con “vịt què” như người Mỹ vẫn thường nói.
Nếu có, Trung Cộng sẽ
chọn thời điểm mùa hè 2016 để khởi chiến, vì ngoài điều kiện thời tiết tự nhiên
thuận lợi cho hành quân trên bộ, trên không lẫn trên biển, Trung Cộng còn có yếu
tố “thiên thời và nhân hòa của Mỹ”.
Vào thời điểm này là
lúc cao trào của mùa bầu cử bên Mỹ, các ứng cử viên Mỹ tha hồ phát biểu nhưng sẽ
không có ai ra được quyết định gì.
Vậy trước nguy cơ sắp
mất Trường Sa, người Việt chúng ta trong và ngoài nước sẽ phải làm gì? Ông Tập
Cận Bình đã nói: “Nam Hải từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”. Còn chúng
ta sẽ nói gì với cộng đồng thế giới, với tiền nhân, hậu thế của chúng ta, và với
cả kẻ thù?
Luật sư Vũ Đức Khanh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.