Wednesday, October 14, 2015

Tàu ngầm, đồ chơi đắt tiền của tỷ phú

http://baomai.blogspot.com/
Lặng lẽ làm việc trong một khu công nghiệp ở Vero Beach, bang Florida, Hoa Kỳ, Johh Ramsay, một kỹ sư 34 tuổi, đang phác thảo thiết kế một chiếc tàu ngầm có khả năng đi đến năm điểm sâu nhất dưới đại dương.

Đó là tàu ngầm riêng dành cho một nhà tỷ phú.

Kỳ công, đắt đỏ

image
Triton Submarines là một trong số bốn công ty duy nhất nhận thiết kế và sản xuất tàu ngầm tư nhân trên thế giới

“Đây sẽ là một phương tiện làm thay đổi thế giới, và chắc chắn sẽ làm thay đổi ngành tàu ngầm,” Ramsay nói.

Chiếc tàu ngầm chở được hai người trị giá 25 triệu đô la phải mất sáu tháng để thiết kế và hãng tàu ngầm Triton Submarines mất thêm hai năm nữa để sản xuất.

image
“Chưa từng có ai làm ra được một phương tiện lặn ngầm cá nhân có thể dùng để dùng đi dùng lại nhiều lần, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm điều đó.”

Khách hàng của ông là một trong ít những người xem đáy đại dương là sân chơi mới.

image
Jacques Cousteau 
Một lớp tỷ phú mới đang đánh thức đam mê giống như đam mê của Jacques Cousteau – nhà thám hiểm đại dương nổi tiếng thế giới – tiềm ẩn trong người họ, và họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn.

Với giá thành khởi điểm từ ba triệu Mỹ kim và cần có một du thuyền làm chỗ đậu tàu ngầm, những chiếc tàu ngầm riêng không phải chỉ để phiêu lưu mà còn giúp thúc đẩy nghiên cứu và thám hiểm bằng những cách không ai mơ tới chỉ hồi một thập niên trước.

image
“Xu hướng này bắt đầu một phần từ việc cho rằng sở hữu tàu ngầm là điều thú vị, và một phần từ việc có những cá nhân có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu công nghệ tàu ngầm,” Charles Kohnen, chủ hãng sản xuất tàu ngầm SEAmagine Hydrospace Corp ở California, nói.

image

“Đây không chỉ là nỗ lực đi đến nơi chưa có ai từng đi đến, mà là nỗ lực tới những nơi đó rồi trở về để kể lại hành trình.”

image
Xuống đáy biển sâu bằng tàu ngầm tư nhân khiến các nhà nghiên cứu có cơ hội phát hiện ra những loài sinh vật dưới đáy biển.

Cho thuê tàu ngầm

Vẫn còn trong giai đoạn phôi thai, ngành công nghiệp đóng tàu ngầm cá nhân mới chỉ gồm bốn công ty, tính đến nay đã sản xuất ra khoảng từ 20 đến 30 chiếc tàu ngầm thuộc sở hữu tư nhân trên khắp thế giới, theo ông Kohnen, một người tiên phong trong lĩnh vực này và đã bán chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 2000.

image
Những người sở hữu tàu ngầm riêng này thường cho thuê trọn chiếc với giá thuê lên đến 30.000 Mỹ kim một ngày.

Một số trong những chiếc tàu ngầm này đã được các tỷ phú khác thuê lại để tìm cảm giác mới trong kỳ nghỉ, còn một số chiếc khác được các nhóm nghiên cứu mượn để khám phá sinh vật biển hay thám hiểm xác tàu đắm.

image
Titanic
Rất ít tổ chức nghiên cứu khoa học có khả năng mua nổi tàu ngầm, chưa nói tới việc bảo trì hay trả chi phí đắt đỏ để đưa tàu ngầm ra biển. Do đó, hợp tác với những chủ tàu ngầm tư nhân thuê tàu là phương pháp tốt nhất.

Hồi 2013, các nhà nghiên cứu đi trên chiếc tàu ngầm tư nhân ngoài khơi Nhật Bản đã lần đầu tiên quay hình lại được một con mực khổng lồ trong môi trường sống tự nhiên của nó.

image
Vào tháng Ba năm đó, một nhóm các nhà khoa học sử dụng chiếc tàu ngầm của Paul Allen, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft, đã phát hiện ra xác chiến hạm Musashi của Nhật Bản, vốn bị đánh chìm ngoài khơi Philippines trong thời Đệ nhị Thế chiến.

Tỷ phú mê khám phá

Tuy nhiên, đôi khi sự say mê khám phá lại xuất phát từ chính chủ nhân tàu ngầm.

Hồi năm 2012, đạo diễn James Cameron đã phá kỷ lục lặn một mình sâu nhất khi ông sử dụng chiếc tàu ngầm riêng của ông để thám hiểm Rãnh Mariana, điểm sâu nhất dưới đáy đại dương nằm ở tây Thái Bình Dương.

image
Đạo diễn Hollywood từng phá kỷ lục lặn một mình xuống sâu nhất khi thám hiểm Rãnh Mariana bằng tàu ngầm riêng DeepSea Challenger
Chiếc tàu ngầm của Cameron không được thiết kế để lặn xuống nhiều lần dưới áp lực vô cùng lớn dưới đáy đại dương, cho nên sau hành trình duy nhất này nó được cho nghỉ hưu.

Hầu hết tàu ngầm tư chỉ xuống được đến độ sâu 1.000M là tối đa. Thách thức lớn nhất khi chế tạo tàu ngầm vẫn là khoang ngồi của hành khách vốn bị ép lại dưới áp lực nước dưới đáy biển.

Các tàu ngầm của hãng Triton có khoang hành khách làm bằng acrylic dày 6,5 inch được sản xuất ở Đức với giá khoảng một triệu đô la. Để lặn xuống độ sâu sâu hơn, tàu ngầm phải có sức chịu đựng cao hơn rất nhiều, bao gồm một lớp kính siêu dày có thể tốn kém đến gấp bốn gấp năm lần, Ramsay nói.

image
Những chủ tàu ngầm tư nhân có thể tiến hành nghiên cứu hay thám hiểm hiệu quả tới mức nào vẫn là điều chưa rõ ràng, George Bass, giáo sư danh dự thuộc chương trình nghiên cứu Đại dương thuộc Đại học Texas A&M, nói.

Bass là một trong số những người tìm ra được nhiều xác tàu đắm nhất trên thế giới, nhất là ở vùng biển Địa Trung Hải. Có lần ông đã tìm thấy 14 xác tàu đắm ở Thổ Nhĩ Kỳ trong một tháng.

Cần có kiến thức

Tuy nhiên Bass không tin rằng những tỷ phú có tàu ngầm riêng có thể làm được như vậy.
“Họ có thể tìm ra xác tàu đắm hay cái gì đó mới mẻ,” Bass nói. “Nhưng phải cần rất nhiều kiến thức và nghiên cứu mới làm được điều đó.”

image
Ở Costa Rica, một chiếc tàu ngầm có tên là DeepSee đang được các nhà thám hiểm, các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học dùng để lặn xung quanh đảo Cocos nằm cách đất liền khoảng 350 hải lý.

Với những dòng hải lưu giao nhau đặc biệt, vùng biển xung quanh hòn đảo là nơi rất đa dạng về san hô và sinh vật hiếm ở biển, từ sinh vật phù du cho đến cá mập.

Chủ tàu DeepSea, một công ty tư nhân, cho phép các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Costa Rica sử dụng tàu ngầm miễn phí, ông Shmulik Blum, người điều hành dự án, nói; đôi khi họ đã tìm thấy những sinh vật mới mà trước đây chưa hề được nhìn thấy.

image
Hai năm trước, các nhà nghiên cứu Costa Rica đã tìm thấy một họ san hô hoàn toàn mới. Đây là khám phá chưa từng có trong vòng 40 năm, Blum nói.

Loại san hô mềm mới phát hiện này nằm ở độ rất sâu đến nỗi chúng chưa từng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không có bất cứ sắc tố gì.

Bằng cách sử dụng cánh tay robot của DeepSea, các nhà nghiên cứu đã lấy một mẫu đem về phân tích trong phòng thí nghiệm.

“Thông thường, việc không thể tiếp cận đến những độ sâu này đã giới hạn khả năng con người hiểu về nó,” Blum nói. “Một khi chúng tôi đến được, nó đã mở ra cho chúng tôi một thế giới mới hoàn toàn."

image
Blum nói chuyện qua điện thoại từ văn phòng của DeepSee ở hải cảng nhỏ Puntarenas. Vài giờ sau, ông cùng toán thám hiểm của mình có chuyến đi một ngày rưỡi đến đảo Cocos để tiếp tục thực hiện những đợt lặn mới.

“Có lẽ chúng tôi sẽ tìm thấy thêm điều gì đó mới,” ông nói. “Không thể biết trước được.”



Eric Barton

http://baomai.blogspot.com/

Nhà máy Fukushima: thảm họa hạt nhân năm 2011
Trung Cộng khánh thành hải đăng ở Trường Sa
Thống đốc California phê chuẩn dự luật về quyền đư...
Sống trong sợ hãi
Phim kinh dị về sư Thái bị kiểm duyệt
Hà Lan điều tra: MH17 bị hỏa tiễn bắn
Cuộc phiêu lưu của Putin tại Syria
Đối sách điệu hổ ly sơn của nhà cầm quyền Việt Nam...
Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước
Du lịch Việt Nam: Không chỉ ăn và uống
Rượu trước bia sau là mau say xỉn?
Làn khói shisha và những điều ít ai biết
Mỹ đẩy mạnh viện trợ thực thi luật hàng hải cho Vi...
20 nước dễ bị tổn hại vì biến đổi khí hậu lập liên...
Ghế lãnh đạo và cán cân Trung-Mỹ
Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay Trung Cộng
Bắc Hàn chầm chậm đổi thay
Khi mèo trải qua cú sốc tâm lý
Những ảo tưởng về TPP
Ta mang trong mình cơ thể người khác?
Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?
Cây bút 'can đảm' được giải Nobel 2015
Đâu là nơi ẩm ướt nhất hành tinh?
Bác sĩ bỏ đảng, khám chữa bệnh cho Thương Phế Binh...
Thần dược
Hai con vào đại học là cha mẹ 'cháy túi'?
Bác vu khống cháu la làng
Obama: ‘Không để TC viết luật chơi mậu dịch’
Nhân ngày giỗ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Phó Tế Nguyễn Mạnh San: Luật Pháp Hoa Kỳ
Tâm sự người về hưu
Bà Đồ U U và 'thuốc chữa bộ đội VN'
Giải thích hiệp định đối tác mậu dịch xuyên Thái B...
Chụp ảnh tràn lan gây hại trí nhớ?
Nick Ut và Em bé Napalm
MOL 2015 Love without Borders Gala - Saturday Dec....
Nick Ut ác ghê
Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler
Đừng sợ mất lương hưu
Báo New York Times điểm sách của một tác giả gốc V...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.