Cầu Rồng, Đà Nẵng
Ghé thăm Đà Nẵng vào
một chiều tháng 10, sau một cơn mưa lớn, một người bạn của tôi giật mình vì một
trong những đô thị đẹp nhất Việt Nam cũng chìm trong ngập úng. Nó post tấm hình
lên Facebook kèm theo link của một bài báo nói rằng mưa ngập do dự án chứ không
phải vì... ông Trời hay thần thánh.
Khắc nghiệt chỉ mới
bắt đầu
Thật ra việc mưa to
gió lớn không có gì là lạ. Các công trình nghiên cứu hay các bài báo gần đây được
công bố ra rả trên truyền hình đều cho thấy trong thời gian tới, khí hậu và thời
tiết sẽ có xu hướng ngày càng trở nên khắc nghiệt đến không ngờ. Đặc biệt ở các
quốc gia châu Á, trong đó nổi bật là Việt Nam, phải chịu ảnh hưởng nặng nề của
biến đổi khí hậu. Công cuộc phát triển kinh tế mạnh nhưng không đồng bộ với việc
bảo vệ môi trường cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam đối diện ngày càng nhiều rủi
ro từ thiên nhiên.
Những rừng cây xanh
vốn được ca ngợi là “rừng vàng” nay chẳng còn là bao so với diện tích rừng bị
triệt hạ. Ngay cả những cây đại thụ trên các con phố Hà Nội, Sài Gòn cũng lần
lượt ngã xuống vì những thứ mà người ta gọi là dự án, quy hoạch, phát triển đô
thị, hạ tầng... Ngay cả khi dư luận lên tiếng trước những bản quy hoạch thiếu
cân bằng, thiếu công bằng với môi trường, thì cây xanh vẫn bị hạ, cao ốc được mọc
lên. Đó là chưa tính đến không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận sẵn sàng tấn công
môi trường, chấp thuận đóng phạt (nhẹ nhàng) để khai thác tối đa những gì môi
trường có thể mang lại, làm đầy túi tiền của họ.
Nhìn lên phía trên,
hệ thống sông Hồng, sông Mekong từ người hàng xóm hung hăng và khổng lồ Trung
Cộng, người ta càng lo sợ về những ngày tháng cạn khô lúc nắng đến, lũ lụt lúc
mưa về. Chơi chung với một ông hàng xóm khó tính và đầy tham vọng như Trung Cộng,
khả năng phải gánh chịu những hậu quả khắc nghiệt như hạn hán, mưa lũ càng tăng
thêm gấp bội.
Cái mới thì chưa hay
Trước hàng loạt khó
khăn thiên tai như bão lũ, ngập úng, Việt Nam không phải là không có giải pháp.
Thậm chí, Sài Gòn đã chi hàng tỷ vào công tác chống ngập úng, huy động nguồn lực
ngân sách không nhỏ để dân Sài Gòn không phải bì bõm lội nước dắt xe mỗi độ mưa
về. Tuy nhiên, mọi thứ đều vẫn là số 0.
Có người đặt vấn đề
tại sao các nước khác họ cũng nghiên cứu chống ngập và họ làm hiệu quả, còn nhà
mình làm hoài vẫn cứ ngập, cứ úng? Các công trình nghiên cứu được tiến hành và
công bố hàng năm về các giải pháp chống ngập úng, hạn chế tác hại của biến đổi
khí hậu. Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra dù mới nhưng cũng không hay, thậm
chí thiếu tính thực tiễn và phù hợp với các đặc thù của từng vùng ở Việt Nam. Vậy
nên, công trình nghiên cứu vẫn cũng chỉ là công trình nghiên cứu, còn giá trị của
một giải pháp hiệu quả thì thật sự chưa thấy.
Cư dân mạng chế ra
ca khúc:
Mùa mưa trên thành phố HCM |
nghe vừa buồn cười nhưng rất đỗi
xót xa. Không xót xa sao được khi ở trên thì cam kết biết bao nhiều lần, chi không
biết bao nhiêu tiền của dân, để rồi trong bối cảnh thiên nhiên ngày càng khắc
nghiệt, tình trạng ngập úng cũng chẳng có chút khả quan, nếu không muốn nói thẳng
thừng là hiệu quả kém đi gấp bội.
Cái hay thì chưa mới
Một số giải pháp được
Việt Nam đưa ra gần đây có giá trị. Điển hình như thúc đẩy mô hình hợp tác nhà
nước – tư nhân (PPP – Public Private Partnerships) trong việc chống ngập úng tại
Sài Gòn. Nói một cách nôm na dễ hiểu, thay vì một tay nhà nước phải chi từ A đến
Z trong việc thiết kế, quy hoạch, vận hành hệ thống chống ngập úng thì nay,
công việc nan giải này được chia ra, san sẻ cho khu vực tư nhân – những người
được xem dù không có quyền nhưng có tiền, có kinh nghiệm quản lý, có giải pháp
sáng tạo.
Nhìn sang Mỹ, ngay cả
việc dọn rác và xử lý rác đường phố, hút cống rãnh, cây xanh đô thị, năng lượng
điện đóm, ... đều do một tay tư nhân thiết kế và thực hiện theo mô hình PPP, vốn
không phải mới mẻ gì nhưng được cái là hiệu quả và thiết thực trên cơ sở đôi
bên đều có lợi. Nhưng tại Việt Nam, tuy mô hình này hay, (có vẻ) phù hợp với
tình hình hiện tại, nhưng tính mới thì vẫn chưa thấy.
Gần chục năm qua,
khi nhà nước triển khai thuật ngữ hợp tác nhà nước – tư nhân, hay PPP, thì
thành quả vẫn chưa bao nhiêu, còn riêng việc chống lụt, ngập úng, thì không có
bất kỳ một thành quả đáng tự hào nào cả. Lẽ ra việc này phải được đốc
thúc từ nhiều năm trước, bởi lẽ trong xã hội hiện tại, khi nền kinh tế thị trường
bắt đầu thay thế dần nền king tế phụ thuộc nhà nước, thì việc bỏ qua sức mạnh
khu vực tư nhân cũng chẳng khác nào tự đưa cổ mình vào thòng lọng và chờ... chết.
Các doanh nghiệp tư nhân không chỉ duy lý (chú ý đến lợi nhuận) mà họ còn sở hữu
nguồn vốn, công nghệ, con người... có hiệu quả, chất lượng và ổn định hơn so với
khu vực nhà nước.
Câu hỏi đặt ra là tại
sao đến nay mới rục rịch cho tư nhân tham gia chống lụt? Đơn giản là vị trước
nay mô hình PPP chẳng mấy hấp dẫn, không chỉ vì các đánh giá cho rằng doanh
nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn, mà còn vì hạn chế trong các chính sách ưu
đãi, kêu gọi tư nhân. Không chỉ thế, các chỉ số tham nhũng, môi trường đầu tư của
Việt Nam vẫn chưa mang tính cạnh tranh, nên càng khiến khu vực tư nhân thiếu sự
mặn mà. Nói chung, đầu tư kiểu PPP đối với tư nhân, chẳng được mấy ích lợi so với
mạo hiểm.
Không ít doanh nghiệp
tư nhân, có cả doanh nghiệp nước ngoài chỉ “đến rồi đi”, vì cái hay – mô hình
PPP – lại cũng chỉ mang tính bình mới rượu cũ, tức hay nhưng không mới, không hấp
dẫn, không đảm bảo nhu cầu có được lợi ích tối thiểu đối với doanh nghiệp. Vậy
nên, cải thiện mạnh môi trường đầu tư kèm theo các chính sách ưu đãi kịp thời,
hợp lý với doanh nghiệp tư nhân mới đúng là thứ Việt Nam đang cần đẩy mạnh để
huy động tổng thể sức mạnh nguồn lực, phục vụ không chỉ chống ngập mà còn nhiều
dự án khác về môi trường, phát triển bền vững.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.