Monday, October 5, 2015

Nick Ut và Em bé Napalm

image
Trước hết Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố (*) “Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, tức là Ông yêu tiếng Việt, nên tôi hồ hởi phấn đấu lao động học tập cải tạo, à quên, phấn đấu phiên âm cái tên Lai Mỹ của Ông ra tiếng mẹ đẻ ông, nhưng rất tiếc không biết “mổ” thế nào cho đúng; mặc dầu đã bỏ công “tham khảo” nhiều nơi, song người thì gọi Ních Út, kẻ thì kêu Ních Ụt. Thôi thì, lực bất tòng tâm, xin Ông bằng lòng cam chịu y như cái tên Mỹ lai Nick Ut, ghi trong Passort Mỹ của Ông vậy.

Ông Nick Ut nổi tiếng về bức ảnh em bé Kim Phúc không may bị bom Napalm của Không quân VNCH thả lầm, bị phỏng trầm trọng. Hình này đã được triển lãm đi triển lãm lại nhiều lần trên 40 năm qua và mặc dầu nó được giải thưởng Pulitzer, nhưng qua cuộc triển lãm của Nick Ut vừa qua, tôi mới thực sự cảm phục lòng can đảm của ông.

Hai chữ “can đảm” Cu Tèo đề cập ở đây đương nhiên không dính dáng đến chuyện một phóng viên chiến trường đúng nghĩa bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, xả thân vào giữa chiến địa để ghi lại hình ảnh của cả hai phe đối nghịch lâm chiến, vì hình này Nick Ut đứng ngoài xa và rình em bé chạy từ vùng lửa khói chạy ra tới chỗ an toàn mới chụp được; vả lại nếu là một phóng viên chiến trường can đảm thì ông đã chộp được những cảnh chiến tranh khủng khiếp gấp ngàn lần, chẳng hạn như cảnh Cộng Sản đập đầu hay chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội Tết Mậu Thân, hoặc cảnh Bộ đội Bắc Việt xối xả bắn vào biển người dân chạy trốn trên Đại lộ Kinh Hoàng năm 1972... tiếc thay Nick Ut đã không hiện diện tại những nơi đó để chụp những tấm hình cực kỳ bất hủ có một không hai...

Cũng không phải cái can đảm ông đã làm công dân Mỹ, lấy tên Mỹ là Nick, tuyên thệ trung thành và cầm súng bảo vệ nước Mỹ khi cần mà ông lại dám lên tiếng “Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, nhưng ông lại không thèm bỏ quốc tịch Mỹ để về VN sinh sống. (*)

Can đảm mà Tèo “khen” Nick Ut ở đây là ông đã dám về nước chưng ra giữa Hà Nội hình “Em bé Napalm”, mộtbức hình cực kỳ phản động. Phản động ở chỗ nào? 

“Một bức hình bằng nghìn lời nói”. Một bức hình “em bé Napalm” còn hơn cả nghìn cuốn sách trắng vạch mặt bọn bồi bút gia nô tung hô bác đảng bấy lâu nay. Chỉ cần nhìn qua tấm hình và biết em bé trần truồng trong bây giờ ở đâu thì thấy ngay bức tranh nó “mang tính” phản động đến đâu:

Các em bé đang sống an lành vì đâu mà lâm vào cảnh bom rơi đạn lạc? Chẳng lẽ tự nhiên làng mạc quê hương em đang thanh bình mà các anh phi công VNCH tự nhiên mang bom Mỹ đến thả? Nếu bảo sỡ dĩ đất nước phải chịu cảnh binh đao là vì “Quân Ngụy” chống lại Bộ đội cụ Hồ vào giải phóng Miền Nam, thì tại sao các em bé này không chạy sang phía “Kách Mạng” khuất sau màn khói sau lưng mà lại chạy về phía các chú lính VNCH?

Thế rồi sau 30/4/75, không chỉ một bé Kim Phúc của tỉnh Tây Ninh, mà cả Miền Nam bị phỏng…

Và Cộng Sản đã cướp lấy “thời cơ” Kim Phúc Phỏng để lợi dụng tuyên truyền cho chế độ bằng cách o bế em đủ điều, cụ thể là đưa em qua cho Cu Ba “gác” (Việt Nam ngủ) để học ngành Dược. Thế mà “Em bé Napalm” đã tìm cơ hội xin tỵ nạn Cộng Sản ở Canada.

Nói tóm lại, “Em bé Napalm” là một bức hình cực kỳ phản động đối với nhà nước Cộng Sản.

Khâm phục lòng can đảm của Nick Ut đã dám vào giữa hàng ngũ Cộng Sản để chống Cộng Sản. Cảm phục sự khôn ngoan của bé Kim Phúc lúc nhỏ bị bom Mỹ mà đã biết chạy về phía VNCH, lớn dù được nuông chiều, vẫn chạy mặt Cộng Sản. Chạy một mạch đến Bắc Mỹ nước non ngàn dặm.




Cu Tèo

*****

Trảng Bàng trên Quốc lộ 1 vào lúc 2g chiều, đó lại là một ngày ‘định mệnh’ đối với 2 người: phóng viên chiến trường Nick Út làm việc cho hãng AP và cô bé Phan Thị Kim Phúc. Định mệnh đã đưa đẩy Nick Út đến khoảnh khắc dùng chiếc máy ảnh Leica M3 ghi lại hình ảnh cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, đang trần truồng chạy ra từ đám khói lửa của bom Napalm phía sau lưng.

image
Sau này, người ta xác nhận trong bức hình lịch sử của Nick Út có 5 đứa trẻ đều trong tư thế chạy trong hoảng loạn, từ trái sang phải, gồm:

(1) Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, đang mếu máo, cặp mắt nhắm tít (sau tai nạn này em bị hỏng một mắt); 

(2) Phan Thanh Phước, em trai Kim Phúc, vừa chạy vừa ngoái đầu nhìn lại khói lửa phía sau lưng; 

(3) Kim Phúc với bộ mặt vô cùng hốt hoảng, đang gào thét trong những bước chạy với hai cánh tay tựa như chim cánh cụt; 

(4) Hồ Văn Bốn và (5) Hồ Thị Tùng là chị em bà con với Kim Phúc, đang dắt nhau thoát thân khỏi vùng khói lửa. 

Phía sau những đứa trẻ là 4 người lính thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh, tất cả cũng đều trong tư thế chạy. Người thứ nhất nhìn xuống mặt đường, người thứ hai chạy vung tay, người thứ ba hai tay ôm súng và người thứ tư cũng đang ngoái nhìn về cùng một hướng với Phan Thanh Phước. Đó là hướng những quả bom napalm đang lần lượt nổ. Lọt lại phía sau cùng trong ảnh là một người lính mờ nhạt chỉ còn là một cái bóng...

Sau cùng là đám khói lửa từ 4 quả bom napalm được thả từ một phi cơ. Người thì bảo đó là máy bay Mỹ, kẻ thì nói là phi cơ thuộc không lực VNCH. Giả thuyết thứ hai có phần đúng hơn, vì vào thời điểm năm 1972 quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, không quân Mỹ chỉ yểm trợ cho những trận đánh lớn bằng các phi vụ xuất phát từ Đệ thất hạm đội.

Người ta còn nói đó là một phi vụ ‘oanh tạc lầm’, thả ngay trên đầu ‘phe ta’ nên mới có cảnh tháo chạy hỗn loạn. Mọi người trong ảnh, từ những người lính đến trẻ em, chạy ra khỏi chỗ bom nổ với những khuôn mặt hoảng loạn. Kim Phúc còn hai đứa em nhỏ đã thiệt mạng ngay lúc bom nổ nên không hiện diện trên bức hình. 

image

image
Kim Phúc được binh sĩ Mỹ chữa phỏng tại chỗ bằng nước trong biđông và nước mưa trên đường.

image

image

image
Những đứa trẻ tiếp tục chạy...

Bom napalm là loại bom cháy với nhiều cỡ: cỡ nhỏ là các loại bom có khối lượng 6 hoặc 10 pound, cỡ vừa có khối lượng từ 100 đến 200 pound, cỡ lớn có khối lượng 500 đến 750 pound. Bom napalm dễ bốc cháy, khi cháy có khói màu đen, lửa màu vàng và có mùi khét. Nhiệt độ cháy từ 800 – 1.000 độ. Độ bám dính vào vật thể rất lớn và rơi xuống nước vẫn cháy. Với các bom 250 pound, phạm vi gây cháy từ 20 - 30 m.

Bom napalm gây phỏng nặng và bỏng sâu trên thân thể con người. Napalm - còn gọi là ‘phốt-pho trắng’ hay lân tinh - là chất cháy gây phỏng đặc biệt nguy hiểm, có thể giết chết nạn nhân một cách nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ 3, phần da và mạch (vascular dermis) bị thương tổn nặng. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị dính các giọt napalm cũng sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn.

image
Phan Thị Kim Phúc và bức ảnh “định mệnh” tại Salt Lake City.

image
Nick Út tại Đồi 881, Khe Sanh, gần biên giới Lào.

image
Nick Út tại Hội thảo Eddie Adams (2) năm 2010.

image
Nick Út trong lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp mở văn phòng AP đầu tiên ở Hà Nội.

image
Phóng viên chiến trường Nick Út trả lời phỏng vấn tại triển lãm

image
Đứng bên cạnh Kim Phúc ngay Bức tường chiến tranh (Washington DC) tháng 4/2009. 

image
Ông Út tại địa điểm mà ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng ngày 8/6/1972.

image
Nick Út bên bức ảnh cô bé Napalm Kim Phúc

image
Bà Kim Phúc và phóng viên Nick Út đứng trước bức ảnh 'em bé naplam'

2 hours ago
Thế mà nay thấy hình “Em bé Napalm” của Nick Ut chụp cách đây 42 năm lại đem ra triển lãm tại Hà Nội, tôi bị “hành”, “bỗng dung muốn khóc” và la to lên “Ác như Nick Út!”. “Ác như Nick Ut!”, không phải vì thấy cái mặt của tác ...

Apr 30, 2015
Phóng viên ảnh Nick Ut của hãng thông tấn AP trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam nhìn nhận truyền thông quốc tế khi đó có lúc đã đăng tải những hình ảnh 'có hại cho Việt Nam Cộng hòa'. Một nhà báo khác là cộng tác ...

Jun 17, 2015
Nhưng một nhiếp ảnh gia như Nick Út không bao giờ có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc ấy, vì chính quyền Cộng sản không bao giờ cho phép. Ông chỉ được hoạt động ở một nơi tôn trọng nhân quyền, tôn trọng báo chí mà ...

http://baomai.blogspot.com/

MOL 2015 Love without Borders Gala - Saturday Dec....
Nick Ut ác ghê
Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler
Đừng sợ mất lương hưu
Báo New York Times điểm sách của một tác giả gốc V...
Vì sao VN mời Pháp Vương nhiều lần?
Tiêm Vaccine để sống khỏe hay để chết ngay?
Phụ nữ Việt và thói quen làm đẹp nửa vời
Âm nhạc: Lối thoát của nhân loại?
Con gái thủ tướng ‘không có quốc tịch Mỹ’
Côn Sơn: Đảo thiên đường vì chưa đông khách?
Một đám cưới chỉ ở chốn thiên đường xhcn !!!
Xin chào, Cám ơn và Xin lỗi
Obama giận dữ vì vụ xả súng hàng loạt
Houston socialite among 6 arrested on money launde...
Người cao hay người lùn, ai nhiều lợi thế hơn?
Đức Giáo Hoàng Francis: bang giao Mỹ-Cuba và VN
Nhiếp ảnh gia Pháp và cụ bà ở Hội An
Hàng Việt Nam: Chế tạo tại nước ngoài
Về khả năng xung đột Việt-Trung
Trà Đinh có những phản ứng hại gan và chết người
Ai nói bia rượu có hại cho sức khỏe?
Lõi Trái Đất cấu tạo ra sao?
Tin vịt: Người Hồi giáo tị nạn yêu cầu hủy lễ hội ...
Võ Phiến, những lần gặp sau cùng
Cài cắm và mua chuộc – thủ đoạn bẩn thỉu và nham h...
Xin Mẹ ngừng uống dược thảo !!!
CSVN đã bị Trung cộng đưa vào bẫy ??
Ngày làm việc bớt giờ có hiệu quả hơn?
Nhức nhối con tim
Ba vị Tiến sĩ “lặng thinh” trước câu hỏi của một c...
3 nhóm hacker lừng danh tuyên chiến với chế độ CSV...
Giáo hoàng Phanxicô: khó nghèo và cấp tiến
Tre Việt Nam trong chiếc xe đạp Mỹ
Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?...
Đi cruise
Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh...
Một loạt BTV truyền hình bị Công an Hà Nội bắt giữ...
Bằng chứng khoa học về chuyện "trông mặt mà bắt hì...
Con người có đuôi và chính sách lý lịch

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.