Đã có ai chưa từng cảm
thấy một bài hát đang khiến tim mình thổn thức? Dù đó là những giai điệu sôi nổi
trong vũ trường hay sự cô đơn từ một bản ballad buồn, âm nhạc có thể chạm tới
nơi sâu thẳm trong chúng ta và biểu đạt những cảm xúc rõ hơn bất cứ ngôn từ
nào.
Nhưng như độc giả của
chúng tôi, Phillip, chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến điều này không rõ ràng lắm.
"Với tôi rõ
ràng là sự lôi cuốn của giai điệu, và tôi bắt đầu trải qua những sự chờ đợi, bất
ngờ và cảm giác sự kỳ vọng được thỏa mãn. Tất cả những điều này giúp giải thích
vì sao âm nhạc lại thú vị, nhưng lý do vì sao nó tác động đến chúng ta ở những
nơi sâu thẳm đến vậy thì vẫn còn là điều bí ẩn với tôi," ông giải thích.
Không phản chỉ mình
Phillip thấy vậy. Ngay cả cha đẻ của Thuyết Tiến hoá, Charles Darwin, cũng ngạc
nhiên trước khả năng âm nhạc của chúng ta và gọi đây là "điều bí ẩn nhất
mà nhân loại được ban tặng".
Một số chuyên gia,
chẳng hạn như khoa học gia Steven Pinker, thậm chí còn tự hỏi rằng liệu điều
này có bất cứ giá trị nào hay không.
Theo quan điểm của
ông, chúng ta yêu thích âm nhạc bởi nó liên quan đến các khả năng quan trọng
hơn, ví dụ như khả năng nhận biết những khuôn mẫu.
Bản thân âm nhạc
không có giá trị nào, ông nói. "Nó đơn thuần chỉ là chiếc bánh phô mai cho
thính giác."
Thế nhưng nếu điều
này là thật thì nhân loại trên toàn cầu đang dành rất nhiều thời gian cho một
hoạt động vô giá trị.
Nếu bạn nghĩ rằng
mình bị nghiện âm nhạc, hãy tìm hiểu về người BaBinga ở Trung Phi, vốn có những
điệu nhảy tập thể cho hầu hết các hoạt động, từ thu gom mật ong cho đến săn
voi.
Nhà nhân chủng học
Gilbert Rouget, người đã sống với họ vào năm 1946, cho biết việc ngủ quên trong
những nghi thức này bị xem là một trong những tội ghê gớm nhất.
"Ca hát và ăn uống
quan trọng giống nhau trong việc đảm bảo cho sự tồn tại," ông viết.
Vì lý do này, nhiều
người khó có thể tin rằng âm nhạc chỉ là một giai điệu tình cờ trong lịch sử tiến
hoá của nhân loại.
May quá, chúng ta vẫn
còn có những giả thiết khác.
Một trong các giả
thiết khá phổ biến cho rằng âm nhạc bắt nguồn từ hoạt động 'chọn bạn tình', ví
dụ như ở loài công - nó giúp gia tăng sự quyến rũ so với những đối thủ cạnh
tranh khác.
Tuy nhiên, giả thiết
này lại không được dựa trên những bằng chứng thuyết phục. Một kết quả nghiên cứu
đối với 10.000 người song sinh đã không thể chứng minh rằng các nhạc công thực
sự may mắn hơn người khác trong chuyện giường chiếu (dù Mick Jagger và Harry
Styles có thể không đồng ý với kết luận này).
Một số khác thì cho
rằng âm nhạc là một công cụ giao tiếp sơ khai.
Một số nhạc tố nhất
định trên thực tế có thể gợi nhớ đến những biểu đạt cảm xúc của tổ tiên chúng
ta, ví dụ như những giai điệu dồn dập khiến chúng ta bị kích động, trong khi những
âm dịu hơn khiến chúng ta lắng xuống.
Những nhạc tố đó
mang theo một ý nghĩa phổ quát mà những người lớn tuổi hay trẻ em từ các nền
văn hoá khác nhau, hoặc thậm chí những loài động vật khác, đều có thể hiểu.
Như vậy có lẽ âm nhạc
được xây dựng dựa trên tiếng gọi của các loài vật thời tiền sử, giúp chúng ta
biểu đạt cảm xúc trước khi chúng ta phát minh ra ngôn từ. Thứ ngôn ngữ sơ khai
này có lẽ cũng đã mở đường cho ngôn ngữ mà chúng ta dùng ngày nay.
Bên cạnh đó, âm nhạc
cũng có thể đã kết nối xã hội loài người với nhau, trong lúc chúng ta bắt đầu sống
thành những cộng đồng lớn hơn.
Việc múa hát cùng
nhau có vẻ như làm các tập thể trở nên vị tha hơn và có một nét chung rõ rệt
hơn.
Theo các nghiên cứu
khoa học thần kinh hiện đại, khi bạn chuyển động theo nhịp cùng ai đó, não của
bạn bắt đầu xoá mờ đi nhận thức về bản thân. Bạn bắt đầu cảm giác như mình đang
nhìn vào chính mình, thấy những người khác cũng giống như bạn và chia sẻ cùng
suy nghĩ với bạn.
Âm nhạc là cách tốt
nhất để kết nối con người với nhau.
Với sự đoàn kết tăng
cao và mâu thuẫn nội bộ giảm xuống, một tập thể có thể tồn tại và phát triển tốt
hơn.
Điều này có lẽ được
thể hiện rõ nhất ở người BaBinga.
Nhà nhân chủng học
Rouget viết: " m nhạc dường như xoá đi khái niệm bản thân và mỗi cá nhân
dường như nhập xác với người đang cất lên tiếng hát."
Vai trò xã hội của
âm nhạc có thể được tìm thấy trong những bài ca của người nô lệ, thủy thủ hay của
những người lính. Âm nhạc dường như thực sự thắt chặt chúng ta lại với nhau,
với cách mà âm nhạc
nằm trong tâm điểm của những mối quan hệ của chúng ta, việc nó khiến chúng ta
rung động và tạo ra những sự kết nối về cảm xúc cũng là điều dễ hiểu.
Dù nguồn gốc của âm
nhạc là gì đi nữa, ngày nay chúng ta không khỏi gắn những bản nhạc nhất định với
các sự kiện quan trọng nhất trong đời mình, đó là giai điệu của tất cả các sự
kiện diễn ra từ khi chúng ta chào đời, cho đến đám tang của mình.
Có lẽ vì vậy, chúng
ta luôn đón những cảm xúc và ký ức dào dạt tràn về mỗi khi lắng nghe giai điệu
mà mình yêu thích.
David Robson
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.