Tuesday, October 13, 2015

Hà Lan điều tra: MH17 bị hỏa tiễn bắn

image
Hỏa tiễn đã bắn trúng phần trước bên trái, khiến các phần khác của máy bay bị gãy vỡ, Ủy ban nói trong bản báo cáo cuối cùng hoạt động điều tra vụ tai nạn hồi tháng Bảy 2014, là vụ đã khiến 298 người trên khoang thiệt mạng.

image
Phương Tây và Ukraine nói các phiến quân do Nga hậu thuẫn đã bắn hạ chiếc Boeing 777. Nhưng Nga nói hỏa tiễn đó được bắn lên từ vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
Bản phúc trình không phân tách rõ việc quy trách nhiệm, nhưng nói vùng không phận đó lẽ ra đã phải được đóng.

image
Chiếc phi cơ MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines gặp nạn là do một trái hỏa tiễn Buk do Nga sản xuất, Ủy ban An toàn Hà Lan nói.
Các nhà điều tra Hà Lan không thể xác định được là những người trên khoang chết vào thời điểm nào. Bản phúc trình giải thích thêm rằng không loại trừ khả năng có một số người đã bất tỉnh trong thời gian khoảng một phút rưỡi, trước khi máy bay lao xuống đất.

image
Chiếc phi cơ bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã lao xuống vùng do các phiến quân kiểm soát ở đông Ukraine hôm 17/7/2014, đúng lúc cuộc xung đột giữa binh lính chính phủ và các phiến quân muốn ly khai được Nga hậu thuẫn đang lên tới đỉnh điểm.

Ủy ban An toàn Hà Lan đã trình bày kết quả điều tra với các thân nhân nạn nhân trước khi công bố trong cuộc họp báo tại căn cứ quân sự Gilze-Rijen ở Hà Lan.

image
Phần đầu chiếc phi cơ MH17 đã được dựng lại và để trong phòng họp báo khi công bố kết quả điều tra của Ủy ban An toàn Hà Lan

image
Ủy ban đã để trong phòng họp báo những phần được phục dựng của chiếc phi cơ bị rớt ở vùng Donetsk do phiến quân kiểm soát.

Người đứng đầu Ủy ban An toàn Hà Lan Djibbe Joustra nói những phần thu được của máy bay cho thấy nguyên nhân vụ tai nạn là do một trái hỏa tiễn chứ không phải do sao băng, hỏa tiễn không đối không hay do phát nổ từ bên trong.

Ông nói vết sơn được tìm thấy trên các mảnh vỡ kim loại bên trong máy bay phù hợp với các mảnh vỡ hỏa tiễn trên mặt đất.

Các bằng chứng dẫn tới một đầu đạn 9N314M, vốn cũng vừa với hỏa tiễn 9M38M1 được phóng đi bằng hệ thống hỏa tiễn đất đối không Buk, bản phúc trình nói.

image
Ông Joustra nói có đủ lý do để đóng cửa không phận Ukraine đối với các tuyến bay thương mại, nhưng Ukraine đã không làm việc đó, và trong ngày xảy ra vụ việc, đã có 160 chuyến bay bay qua cùng khu vực này.

Ủy ban không có thẩm quyền để phân tách việc quy trách nhiệm, theo các quy định về điều tra tai nạn hàng không quốc tế.

Một cuộc điều tra hình sự do Hà Lan dẫn đầu được trông đợi sẽ công bố kết quả điều tra trong một vài tháng tới.

Ông Joustra cho rằng chiếc phi cơ của Malaysia nhiều khả năng bị rớt do trúng một tên lửa đất đối không do Nga sản xuất, và giới chuyên gia nói quân đội của cả Nga lẫn Ukraine đều có thứ vũ khí này.

Chính phủ Ukraine và một số quan chức phương Tây nói hỏa tiễn này được mang từ Nga vào và được phóng đi từ phần do các phiến quân kiểm soát tại Ukraine.

image
Được dựng lại từ những mảnh vỡ máy bay thu được, các điều tra viên nói MH17 đã gặp nạn do bị trúng tên lửa chứ không phải vì các ngoại vật khác hay do cháy nổ bên trong.

image

Báo cáo 'sai'

Đầu ngày thứ Ba, các quan chức Nga từ Almaz-Antey - hãng quốc doanh sản xuất ra hỏa tiễn Buk - đã một lần nữa bác bỏ các cáo buộc trên.

Trong buổi thuyết trình được chọn thực hiện vào trước lúc Hà Lan công bố kết quả điều tra, các quan chức của Almaz-Antey nói các bằng chứng cho thấy chiếc phi cơ đã bị bắn hạ bởi một hỏa tiễn đất đối không Buk do các lực lượng Ukraine phóng ra.

image
image
Sử dụng đoạn video cho thấy cảnh mô phỏng vụ thân máy bay bị bắn trúng, các quan chức nói bằng chứng về đường đạn đạo cho thấy hỏa tiễn đã được phóng đi từ khu vực do chính phủ Ukraine kiểm soát.

Họ nói hỏa tiễn được phóng ra là loại cũ được sản xuất từ hàng chục năm trước và không còn được dùng trong kho đạn của Nga nữa.

Nga nói các nhà điều tra Hà Lan đã không xem xét tới những kết quả họ đưa ra.

Hồi tháng Bảy, Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo đó muốn thành lập một cơ quan quốc tế nhằm điều tra xử lý thảm họa MH17.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đó nói việc thành lập một ủy ban như vậy sẽ là "hấp tấp" và "phản tác dụng".

image
image

Cuộc phiêu lưu của Putin tại Syria
Đối sách điệu hổ ly sơn của nhà cầm quyền Việt Nam...
Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước
Du lịch Việt Nam: Không chỉ ăn và uống
Rượu trước bia sau là mau say xỉn?
Làn khói shisha và những điều ít ai biết
Mỹ đẩy mạnh viện trợ thực thi luật hàng hải cho Vi...
20 nước dễ bị tổn hại vì biến đổi khí hậu lập liên...
Ghế lãnh đạo và cán cân Trung-Mỹ
Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay Trung Cộng
Bắc Hàn chầm chậm đổi thay
Khi mèo trải qua cú sốc tâm lý
Những ảo tưởng về TPP
Ta mang trong mình cơ thể người khác?
Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?
Cây bút 'can đảm' được giải Nobel 2015
Đâu là nơi ẩm ướt nhất hành tinh?
Bác sĩ bỏ đảng, khám chữa bệnh cho Thương Phế Binh...
Thần dược
Hai con vào đại học là cha mẹ 'cháy túi'?
Bác vu khống cháu la làng
Obama: ‘Không để TC viết luật chơi mậu dịch’
Nhân ngày giỗ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Phó Tế Nguyễn Mạnh San: Luật Pháp Hoa Kỳ
Tâm sự người về hưu
Bà Đồ U U và 'thuốc chữa bộ đội VN'
Giải thích hiệp định đối tác mậu dịch xuyên Thái B...
Chụp ảnh tràn lan gây hại trí nhớ?
Nick Ut và Em bé Napalm
MOL 2015 Love without Borders Gala - Saturday Dec....
Nick Ut ác ghê
Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler
Đừng sợ mất lương hưu
Báo New York Times điểm sách của một tác giả gốc V...
Vì sao VN mời Pháp Vương nhiều lần?
Tiêm Vaccine để sống khỏe hay để chết ngay?
Phụ nữ Việt và thói quen làm đẹp nửa vời
Âm nhạc: Lối thoát của nhân loại?
Con gái thủ tướng ‘không có quốc tịch Mỹ’
Côn Sơn: Đảo thiên đường vì chưa đông khách?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.