Nếu hỏi đâu là nơi
nào ướt át nhất Trái Đất, câu trả lời thường gặp có lẽ là Rãnh Mariana, vực sâu
nhất thế giới, nằm ở đáy Thái Bình Dương.
Điểm sâu nhất đại dương,
nằm dưới mặt nước 10.000 mét, hẳn là nơi ngập nước nhất. Thế nhưng nếu nói về
nơi ẩm ướt nhất trên mặt đất thì câu trả lời sẽ phức tạp hơn.
Hiện đang giữ kỷ lục
là cụm các ngôi làng Mawsynram ở Ấn Độ, theo ghi nhận của hồ sơ ghi chép kỷ lục
thế giới, Guinness World Records.
Mawsynram rõ ràng là
một nơi rất ẩm ướt
Hơi ẩm lan từ vịnh
Bengal, ngưng tụ trên những ngọn đồi Khasi nhìn xuống những cánh đồng ở
Bangladesh từ cao nguyên có độ cao 1.491m này, khiến nơi đây có lượng mưa trung
bình hàng năm cao tới mức kinh ngạc, 11.871 mm. Lượng mưa này có thể làm ngập đến
tận gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30m ở Rio de
Janeiro, Brazil.
Mưa nhiều khiến nơi
đây tràn ngập màu xanh mỡ màng, với nhiều thác đổ và những hang động đá vôi đẹp
mê hồn được tạo thành từ những dòng nước.
Cách đó mười dặm về phía đông là thị trấn Cherrapunji, nơi dân địa phương gọi bằng cái tên Sohra, nơi ẩm ướt thứ nhì trên Trái Đất.
Cách đó mười dặm về phía đông là thị trấn Cherrapunji, nơi dân địa phương gọi bằng cái tên Sohra, nơi ẩm ướt thứ nhì trên Trái Đất.
Cơn bão đang âm ỉ
thành hình tại Cherrapunjee, Ấn Độ
Lượng mưa trung bình
ở Cherrapunji thấp hơn Mawsynram 100mm, nhưng thị trấn này lại đoạt nhiều danh
hiệu khác. Cho đến nay, đây vẫn là nơi có tháng ẩm ướt nhất và năm ẩm ướt nhất
mà thế giới từng ghi nhận.
Vào tháng Bảy 1861,
lượng mưa đo được ở đây là 9.300 mm. Tính từ tháng Tám năm trước, người ta đo
được tổng lượng mưa trong 12 tháng đó tại Cherrapunji cao kỷ lục, 26.470 mm.
Những vùng đất ẩm ướt
lạ thường đều thuộc về bang Meghalaya, tiếng địa phương có nghĩa là nơi trú ngụ
của những đám mây.
Dân địa phương khi
đi lại thường đội chiếc nón đặc biệt đan từ lau sậy có phần đằng sau kéo dài
xuống che kín lưng, trông như chiếc thuyền nhỏ được gọi là 'knup'.
Những cái nón đặc biệt
đó giúp khỏi ướt người trong những trận mưa như trút kéo dài, khiến mọi người vẫn
đi lại lo công chuyện được, mà phần nhiều là để lo sửa đường xá, nhà cửa do mưa
làm hỏng hoặc buôn bán lặt vặt.
Mưa quá lớn khiến việc trồng trọt là hầu như không thể, cho nên các sản phẩm từ những vùng thời tiết khô ráo hơn được đem đến bán trong những khu chợ quanh năm che vải bạt ở nơi này.
Mưa quá lớn khiến việc trồng trọt là hầu như không thể, cho nên các sản phẩm từ những vùng thời tiết khô ráo hơn được đem đến bán trong những khu chợ quanh năm che vải bạt ở nơi này.
Những cây cầu 'sống'
được người dân địa phương làm từ rễ cây
Một trong những công
việc quan trọng khác là duy tu cầu trong các khu rừng nhiệt đới xung quanh, do
các vật liệu xây cầu truyền thống rất dễ bị mục nát.
Người ta đã nghĩ ra
một giải pháp tài tình là thắt nút và buộc những cái rễ cây vào nhau để tạo
thành một cấu trúc bền vững, đủ sức chống chọi với thời tiết ẩm ướt.
Cây cao su Ấn Độ
(còn được gọi là cây đa búp đỏ - Ficus elastica) có chùm rễ thứ cấp rất khỏe, dẻo
dai và dễ uốn, mọc buông xuống từ các cành cây.
Dân địa phương đã luồn rễ cây vào những thân cây cau rỗng ruột để nắn cho rễ cây mọc dài bắc sang bên kia bờ sông. Rễ cây cũng được bắt vào khung cầu làm bằng tre. Một khi lan sang tới bờ bên kia và ăn được vào đất, những rễ cây này sẽ ngày càng trở nên chắc khoẻ.
Dân địa phương đã luồn rễ cây vào những thân cây cau rỗng ruột để nắn cho rễ cây mọc dài bắc sang bên kia bờ sông. Rễ cây cũng được bắt vào khung cầu làm bằng tre. Một khi lan sang tới bờ bên kia và ăn được vào đất, những rễ cây này sẽ ngày càng trở nên chắc khoẻ.
Khi những thanh tre
bắc ngang sông suối mục nát thì cây cầu bện từ những rễ đa vẫn còn lại, vững chắc.
Để tạo ra một cây cầu từ rễ cây sống như vậy phải mất hàng chục năm, nhưng đổi
lại, cây cầu có thể 'sống' hàng trăm tuổi. Được biết, cây cầu 'lão làng' nhất
hiện đã trên 500 tuổi.
Các khu làng ở vùng
núi Khasi được xác lập là nơi có lượng mưa cao kỷ lục từ trước tới nay. Tuy
nhiên, gần đây đã có những đồn đoán rằng nơi ướt át nhất thế giới có lẽ lại là
nơi khác.
Cả hai 'ứng viên' chính tranh giành vị trí này đều ở Colombia, nhưng về lý thuyết mà nói thì cả hai đều chưa qua mặt được các đương kim quán quân ở Ấn Độ.
Cả hai 'ứng viên' chính tranh giành vị trí này đều ở Colombia, nhưng về lý thuyết mà nói thì cả hai đều chưa qua mặt được các đương kim quán quân ở Ấn Độ.
Miền bắc Colombia
cũng là nơi rất ẩm ướt
Lloro là một thị trấn
ở tây bắc Colombia. Tại một trang trại gần đó, lượng mưa trung bình hàng năm
trong thời gian từ 1952 đến 1954 được ghi nhận là 13.473mm. Số liệu này cao hơn
mức trung bình của Mawsynram, nhưng bởi nó được ghi lại bằng đồng hồ đo cổ lỗ
nên không được chấp nhận trong cuộc cạnh tranh đòi danh hiệu chính thức.
Theo nhà nghiên cứu
lịch sử thời tiết Christopher C Burt, trên dãy núi Andes có một thị trấn khác
cũng được coi là ngập trong nước với những ghi nhận lượng mưa cao bất thường.
"Trên thực tế,
nơi ẩm ướt nhất thế giới là Puerto Lopez, Colombia, với lượng mưa trung bình
hàng năm là 12.892 mm," ông nói.
Tuy nhiên, Burt giải
thích rằng dù được ghi chép trong suốt hơn 50 năm nhưng số liệu đo lượng mưa tại
địa điểm này lại thiếu mất vài tháng ở khoảng giữa. Điều này làm cho việc theo
dõi lượng mưa kỷ lục ở Puerto Lopez bị gián đoạn và không thể đem so sánh đối
chiếu với các địa điểm khác trên toàn thế giới, vốn được ghi chép liên tục
trong 30 năm.
"Tuy nhiên, dựa
trên quãng thời gian ghi nhận được ở Lopez và số liệu hoàn chỉnh trong nhiều
năm, tôi có thể tự tin mà nói rằng Puerto Lopez thường có lượng mưa trung bình
hàng năm cao hơn Mawsynram," Burt nói.
Thị trấn chìm trong mưa này luôn sũng nước quanh năm do nằm gần vùng chân núi phía bắc của dãy Andes, dãy núi chạy cắt ngang miền Tây của Colombia.
Thị trấn chìm trong mưa này luôn sũng nước quanh năm do nằm gần vùng chân núi phía bắc của dãy Andes, dãy núi chạy cắt ngang miền Tây của Colombia.
Cherrapunji của Ấn Độ
hiện đang giữ kỷ lục là nơi có lượng mưa trút xuống nhiều nhất trong vòng hai ngày
"Có một dòng
khí ẩm nhiệt đới liên tục thổi từ Thái Bình Dương vào và nó bị dãy núi chặn lại.
Kết quả là mưa gần như liên tục ở Puerto Lopez. Tôi tin rằng trung bình một năm
có trên 320 ngày mưa. Lượng mưa trút xuống thì hôm nhiều hôm ít, nhưng diễn ra
hầu như quanh năm," Burt giải thích.
Việc xác định đâu là
nơi ẩm ướt nhất thế giới dựa vào lượng mưa trút xuống là cách đánh giá gây phân
rẽ.
Rõ ràng có sự khác
biệt giữa cách xem xét dựa trên lượng mưa trung bình với việc lượng mưa thực sự
trút xuống mỗi lần tại từng địa điểm. Ví dụ, ở Mawsynram bạn có thể ướt sũng nước
mưa, nhưng ở Puerto Lopez thì hầu như chắc chắn là bạn sẽ phải lội nước ít nhất
là quá mắt cá chân.
Cho tới gần đây, nơi
lượng mưa trút xuống mức kỷ lục trong vòng 48 giờ được ghi nhận là tại quần đảo
Reunion trên Ấn Độ Dương, trong một trận lốc xoáy nhiệt đới. Điều này khiến người
ta đặt câu hỏi liệu quần đảo Reunion có phải là vô địch nếu dựa vào một sự
kiện thời tiết đặc biệt khắc nghiệt?
Một ngày tạnh ráo ở
quần đảo Reunion
Tiếc là vị trí này
đã bị gạt bỏ vào mùa xuân 2014, khi một uỷ ban của Tổ chức Khí tượng Thế giới kết
luận rằng Cherrapunji hiện đang nắm giữ kỷ lục mưa trút xuống nhiều nhất trong
vòng hai ngày, với mức kinh ngạc là 2.493 mm, đo trong các ngày 15-16/6/ 1995.
Điều này đưa chúng
ta trở lại bang Meghalaya – Nơi trú ngụ của những đám mây. Nguồn cội của danh
hiệu mưa nhiều ở bang này là do những cơn gió mùa huyền thoại. Những cơn gió
mùa hàng năm mang đến những đợt mưa lớn ở nhiều nơi thuộc Nam Á và Đông Nam Á.
Gió mùa khiến cho
90% lượng mưa hàng năm tại Mawsynram, nơi giữ kỷ lục ẩm ướt nhất, trút xuống chỉ
trong sáu tháng, từ tháng Năm đến tháng Mười. Tháng Bảy là tháng ẩm ướt nhất với
lượng mưa trung bình cao nhất thế giới, hơn 3.500mm.
Trong những tháng
mùa đông khô hạn, từ tháng Mười Hai đến tháng Hai, nơi này rất ít khi mưa.
Nhưng danh hiệu “nơi
ẩm ướt nhất trên trái đất” dường như lại là một nghịch lý lớn nhất với
Mawsynram, khi mà dân địa phương vẫn còn phải chật vật tìm nước sạch phục vụ
sinh hoạt hàng ngày.
Ella Davies
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.