Ở nhiều thành phố
hàng đầu về cà phê thì cà phê kể như là sức hút văn hoá và là nơi trò chuyện của
cả dân địa phương lẫn du khách.
Và trong khi từng
thành phố định nghĩa văn hoá cà phê theo cách khác nhau, hoặc là do nét đặc
trưng của cà phê hoặc chỉ là do sự tập trung các quán độc lập vào một nơi, thì
6 thành phố này (đứng đầu trong các tài liệu công bố như Travel Leisure và USA
Today) có một điểm chung là ở đó có rất nhiều người thưởng thức và sống nhờ cà
phê.
Đài Bắc, Đài Loan
Dân Đài Bắc được biết
là rất thân thiện và lịch sự. Do đảo này từng là thuộc địa của Nhật nên không
có gì là lạ khi tất cả các nhân viên quán đều đón khách bằng nụ cười và cúi
chào. Việc này là rõ ràng hơn ở các quán cà phê đặc sắc của thành phố. Quán
Topo, ở khu Thiên Mẫu phía bắc Đài Bắc là rất kỳ cục vì có một mô hình sông được
thu nhỏ chảy qua quán với rất nhiều cá vàng bơi lội.
Đài Bắc, thành phố của
các nhà cao tầng và người thích cà phê.
Allister Chang, một
người Mỹ sống ở Đài Bắc một năm đã nêu những nơi uống cà phê ưa thích của ông ở
blog Taipei Cafes. Ông đặc biệt thích các quán gần ga Trung Hiếu Đôn Hoa ở phía
nam Khu Đại An. “Những quán này khá bạo dạn,” ông giải thích. “Thí dụ quán
Homey’s Cafe để khách phải đi lên 2 cầu thang xây sơ sài không rõ ràng, trong
khi quán Barbie thì hoàn toàn mầu hồng như cái tên của nó.”
Những căn hộ gần ga
gồm các phòng studio khép kín cho tới các căn hộ 3 phòng ngủ hiện đại tuy cũng
khá đắt tiền. Ở Khu Đại An có rất nhiều nơi mua sắm, quán ăn và nổi tiếng vì chợ
đêm Thông Hoa và Sư Đại, ở đây các hàng rong phục vụ các món ăn nhanh vừa túi
tiền và cả đồ điện tử.
Chợ Địch Hóa của Đài
Bắc
Ở gần Đại Học Quốc
Gia Đài Loan ở Đại An có văn hoá cà phê đặc biệt mạnh. “Có cả phong trào mở các
quán cà phê độc lập ở Đài Bắc do thế hệ trẻ thực hiện,” Chang nói. Một trong những
nơi được ưa thích hơn là Quán The Puzzle Cafe, ở đó các bạn trẻ có thể vừa uống
café cappuccino vừa giải một trò ghép hình 500 mảnh. Nhà ở tại khu này phục vụ
sinh viên nên đa số là nhà nhỏ, đơn giản và có giá vừa phải.
Melbourne, Úc
Văn hoá cà phê của
Melbourne
Thành phố lớn thứ 2
có tiếng là thân thiện hơn Sydney và Perth, và có rất nhiều hoạt động nhưng
không náo nhiệt như nhiều thành phố lớn khác. “Chúng tôi không cười hơ hớ chào
nhau nhưng cũng không ngại nhìn vào mắt nhau,” Lou Pardi giải thích, ông viết
cho tạp chí Melbourne.
Thành phố này được
chia thành các vùng gọi là “làng”, từng làng có nét riêng của nó. “Làng Fitzroy
thì sắc sảo, làng Richmond có tính Việt Nam và Hy Lạp, làng Coburg thì tính Li
Băng và Thổ Nhĩ Kỳ, làng Brunswick là thủ đô của hippy.” Mike Dundon nói, ông
là chủ quán Seven Seeds Coffee ở làng Carlton.
Nhẩy lộn ngược ở
Melbourne
Dù sống ở đâu bạn
cũng dễ dàng tìm được café ngon. Pardi khuyên bạn tới Sonido, một quán phong cách
Nam Mỹ ở làng Fitzroy, nơi có tiếp viên lành nghề. Nhà tại Fitzroy có cấu trúc
kỳ cục, gồm đủ thứ từ nhà nhỏ kiểu thời Victoria cho tới nhà hiện đại cơi nới
nóc để làm chỗ sử dụng. Collingwood là một trong những khu cổ nhất của
Melbourne với nhiều tòa nhà từ thế kỷ 19 hiện vẫn dùng để bán hàng hoặc để ở.
Làng này có cả nhà hát dưới hầm Collingwood được cải tạo từ một hầm đỗ xe hơi.
Havana, Cuba
Một quán cà phê dưới
chân tòa thánh ở Havana
Thành phố thủ đô
Cuba đang ở giai đoạn chuyển đổi kinh tế gây đảo lộn với việc phát triển doanh
nghiệp tư nhân và bùng nổ du khách quốc tế. Người dân tự hào về bản sắc Cuba và
thích chia sẻ văn hoá của họ với du khách nước ngoài.
Phần lớn sức sống tại
đây có lẽ lấy từ “cubana cà phê”, một loại cà phê espresso đậm đặc có đường,
thường được dùng khi ăn. “Rất dễ để tìm thấy quán cà phê ngon ở Havana.
Phần lớn
các nhà hàng đều sành sỏi với dịch vụ cà phê,” Malia Evrette nói, bà là người
thành lập hàng lữ hành Altruvistas và làm việc ở Havana và California. Nếu bạn
có dịp ở lại một khách sạn một vài ngày, bà khuyên du khách nên tìm đến quán cà
phê espresso mà phần lớn khách sạn đều có ở phía sau thay vì uống cà phê kiểu Mỹ
loãng đi kèm với món ăn sáng.
Đạp xe ở thủ đô Cuba
Những người nghiện
cà phê nên tìm đến ở các căn hộ ở khu Havana cổ, dọc theo các tòa nhà lịch sử
nhất của đất nước. Nằm ở rìa phía đông của thành phố, khu này có rất nhiều tòa
nhà thời thuộc địa ở dọc theo các trung tâm mua bán và công viên.
Mặc dù tên như vậy
nhưng vùng này sôi động năng lượng trẻ. Với nhiều quán giải khát và câu lạc bộ,
đặc biệt dọc phố chính Calle Obispo, cuộc sống về đêm kéo dài tới gần sáng và
đôi khi màn khiêu vũ tràn cả ra cả ngoài phố.
Vienna, Áo
Đi mua sắm ở Vienna
Là một trong những
thành phố nhỏ của Châu Âu, Vienna có cái hay của cả hai thế giới: sự nhã nhặn
văn hoá của một thủ đô lớn và những nơi ở trau chuốt với giá rẻ của một thành
phố nhỏ. Môi trường này cũng đưa đến một bầu không khí độc lập và nhẹ nhàng.
Tuy người dân kín đáo nhưng họ rất thân thiện với du khách và thường tán thưởng
quan điểm của họ về văn hoá và các sự kiện thời sự.
Những quán cà phê là
nơi lý tưởng cho những loại câu chuyện như vậy. “Người dân Vienna đề cao giá trị
của việc gặp gỡ các du khách, kể cả các nhạc sĩ, các người tới dự hội nghị và
những người làm việc ở Liên Hiệp Quốc,” Eugene Quinn nói, ông là người London
và hàng tháng tổ chức các cuộc mạn đàm cà phê ở Vienna.
Bánh ngọt và cà phê ở
Vienna
Những quán café lớn
và cổ (như Cafe Central, Landtmann, Griensteindl và Demel) là nơi thu hút du
khách, nhưng người địa phương thì thích tụ tập ở những quán bình dân hơn như
Cafe Frauenhuber, Braunerhof hoặc Sperlhof. “It nhất một nửa số khách là khách
quen,” Christina Pritz nói, bà sống ở gần công viên Augarten.
Cả Pritz và Quinn
nói rằng họ thích Quán Phil ở Quận 6 ở trung tâm của Vienna, ở đó có rất nhiều
sách để bán hoặc cho thuê và có các buổi hòa nhạc của các ban với nhạc cụ truyền
thống hoặc chơi nhạc DJ vào buổi tối. Họ cũng nói về quán Hawelka ở Quận 1, ở
đó chật chội nên người ta phải ngồi sát nhau và rồi thì làm quen.
Đối với những người
muốn sống ngay gần các quán cà phê, cửa hàng, quán ăn và quán bar thì Pritz
khuyên nên ở các Quận 5, 6, 7 hoặc 8. “Những khu vực này có nhiều gia đình cùng
trẻ em, sinh viên và các cặp vợ chồng,” Pritz nói. Những gia đình thích đi nghỉ
ở những nơi yên tĩnh hơn có thể sử dụng mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp
với giá rẻ của thành phố.
Seattle, Hoa Kỳ
Không một danh sách
thành phố cà phê nào là đầy đủ nếu không đưa tên thành phố đã đưa ra hệ thống
chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới. Nhưng mặc dù Seattle được toàn cầu biết
về Starbucks, nhiều người dân ở đây thích những điểm độc lập có nghệ thuật vẽ
trên tường và cà phê công bằng về trong mậu dịch.
Trong khi người dân
bang Washington lịch thiệp, thì những người ngoài bang nói họ bị trải nghiệm “sự
lạnh nhạt Seattle”, một tính cách khó để bắt chuyện với người lạ và thậm chí
khó để xây dựng quan hệ sâu sắc ngay cả sau khi đã sống nhiều năm ở đây. Tuy vậy
tồn tại một ý thức cơ bản về cộng đồng. “Những thành công của một nhóm trong
thành phố được xem là thành công chung của cả thành phố,” Dayl Eccles nói, ông
sống ở Quận University ở Đông Bắc Seattle. Ý thức về bản sắc và niềm tự hào
chung được biểu hiện khi người dân đổ ra đường chào mừng đội Seattle Seahawks
vô địch Super Bowl 2013.
Seattle - Khi lấy
quán cà phê làm nơi làm việc
Phần lớn đời sống xã
hội của Seattle tập trung quanh nhiều quán cà phê của thành phố. “Ý thức cộng đồng
nằm ở nơi café được pha chế,” Eccles nói. “Đó là nơi người ta hẹn hò, họp mặt,
để kết thúc và mở đầu một buổi tối ở thành phố, để kết thúc và mở đầu một ngày
mới, để học tập hoặc ngồi xem đám đông.” Nơi ưa thích riêng của bà là quán
Allegro ở Quận University, quán espresso đầu tiên của thành phố (từ 1975), là
nơi sinh ra cách rang cà phê Starbucks, do sáng lập viên Cafe Allegro và hãng
rang cà phê Dave Olson nghĩ ra.
Trong khi bất kỳ khu
nào cũng có vô số loại cà phê thì người dân Seattle lại trung thành với quận đặc
biệt của mình và không muốn đi tiếp một khi họ đã tìm thấy nơi thích hợp. Một số
khu nổi tiếng hơn là các khu Fremont (dưới gầm cầu), khu Ballard hippy nhưng
thân thiện và khu Queen Anne (vì những nhà lộng lẫy từ 1850).
Rome, Ý
Một tách cappuccino
thực thụ của Rome
Những danh từ như
“latte,” “cappuccino” và “espresso” đều là của Ý, nên không ngạc nhiên gì khi
thủ đô Ý tràn đầy văn hoá cà phê. Trong khi người dân có vẻ vội vàng tất tưởi
thì đa số họ lại chậm rãi thư thái dùng cà phê sáng. “Ở đây không có văn hóa
mua cà phê vào cốc giấy mang đi uống,” Elizabeth Minchilli nói, bà đưa tin trên
mạng về những kinh nghiệm sống ở Rome của mình trong 25 năm qua. “Ngay cả khi đứng
ở quầy, uống cà phê espresso là khi ta ngừng lại, thưởng thức cái ở trước mặt
mình, và nói chuyện với các bạn, với nhân viên quầy phục vụ hoặc với người bên
cạnh.”
Một trong những khu
vực có môi trường để trải nghiệm sự chậm rãi tạm thời nói trên là ở quán centro
storic, hoặc ở trung tâm lịch sử. “Ngồi ở một quán cà phê ngoài trời, ngắm nhìn
người qua lại là một trong những thích thú xa xỉ nhất của việc sống ở Rome,”
Minchilli nói. Những người sành điệu nhất tụ tập ở Piazza San Lorenzo tại
Licina gần nhà Quốc Hội, trong khi những người hippy và thư giãn vô tư hơn tập
hợp tại Piazza Madonna dei Monti. Khu Monti đặc biệt được biết đến vì dãy các cửa
hàng, quán cà phê và nhà hàng hợp thời và luôn luôn thay đổi.
Caffe Ciampini ở Lucina,
Piazza San Lorenzo, Rome
Dù chọn quán cà phê
nào thì người Ý chia sẻ một quy luật bất thành văn về uống gì và khi nào:
Cappuccino vào buổi sáng và chỉ một ly espresso sau khi ăn. “Người Ý sẽ chế giễu
người Anh hoặc người Mỹ khi họ gọi một cappuccino sau khi ăn xong một đĩa mỳ kếch
xù,” Tess Amodeo-Vickery nói, ông là nhà soạn ca khúc Mỹ sống ở Rome từ năm
2009. Sau đó vào buổi tối thì người Ý thích một caffe corretto (espresso) đi
kèm một ly rượu grappa hoặc brandy, đó là cách hay nhất để thư giãn vào buổi tối,
hoặc để lấy sức cho cuộc vui về đêm ở Rome.
Lindsey Galloway
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.