Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cáo buộc Trung cộng quay đầu với các cam kết trong đàm phán thương mại, nhưng vẫn khẳng định rằng một thỏa thuận về thuế quan vẫn có thể xảy ra.
Ông nói rằng lời đe dọa sẽ áp thêm thuế của Tổng thống Trump đối với hàng xuất khẩu của Trung cộng được đưa ra sau khi Trung cộng từ bỏ các cam kết.
Nhưng ông nói Washington vẫn đón đợi một phái đoàn Trung cộng vào thứ Năm cho vòng đàm phán tiếp theo.
Chứng khoán Mỹ đã lấy lại thăng bằng sau khi giảm mạnh trước đó.
Vào Chủ nhật, ông Trump viết trên Twitter, rằng Mỹ sẽ tăng gấp đôi mức thuế đối với lô hàng hóa Trung cộng trị giá 200 tỷ đôla vào thứ Sáu và có thể sẽ ra thêm mức thuế mới.
Phát biểu với các phóng viên hôm thứ Hai, ông Lighthizer nói: "Trong suốt tuần qua, chúng tôi đã thấy sự xói mòn trong các cam kết của Trung cộng. Điều đó theo quan điểm của chúng tôi không thể chấp nhận được."
Quan chức thương mại hàng đầu của Trung cộng, Phó Thủ tướng Lưu Hạc dự kiến vẫn sẽ trở lại Washington trong tuần này
Ông nói rằng Trung cộng đã cố gắng thay đổi đáng kể nội dung văn bản thỏa thuận song phương khi quá trình đàm phán đã gần đến giai đoạn cuối.
"Chúng tôi sẽ không ngừng đàm phán vào thời điểm này. Nhưng bây giờ ... đến thứ Sáu sẽ có thuế quan," ông Lighthizer nói.
Trước đó, thị trường chứng khoán thế giới chìm xuống sau một loạt các tweet của tổng thống Trump, với Shanghai Composite giảm 5,6%.
Tuy nhiên, tại Mỹ, chỉ số Dow Jones đóng cửa chỉ giảm 0,3%, sau khi sụt 471 điểm - gần 1,8% - trong phiên giao dịch sớm.
Ông Trump nói gì?
Vào Chủ nhật, Tổng thống Mỹ đã tweet rằng thuế quan 10% đối với một số hàng hóa nhất định sẽ tăng lên 25% vào thứ Sáu và số hàng hóa 325 tỷ đôla chưa được xử lý có thể phải đối mặt với mức thuế 25% "trong thời gian ngắn".
"Thỏa thuận thương mại với Trung cộng vẫn tiếp tục, nhưng quá chậm, trong khi họ cố gắng tái đàm phán lại. Không!" ông Trump tweet.
Hôm thứ Hai ông lại tweet rằng Hoa Kỳ đã "mất" 500 tỷ đô la một năm khi giao dịch với Trung cộng. "Xin lỗi, chúng tôi sẽ không làm điều đó nữa!"
Sau khi áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla vào năm ngoái, Mỹ và Trung cộng đã đàm phán và trong những tuần gần đây, dường như đã tiến gần đến một thỏa thuận.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh đang có "hiệu quả".
Nhưng theo các báo cáo, trong những ngày gần đây, các quan chức Mỹ trở nên bực bội vì Trung cộng từ chối sửa đổi luật như một phần của thỏa thuận, dù có vẻ trước đó, hai bên đã đồng ý.
Các vấn đề khác bao gồm cách thực thi thỏa thuận, và có nên rút lại các thuế quan đã áp đặt không và rút nhanh hay chậm, và các vấn đề xung quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói với các phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã hoàn tất 90% nhưng các nhà đàm phán Trung cộng đang cố gắng "quay trở lại với ngôn ngữ đã được đàm phán trước đây".
"[Đây là] những ngôn ngữ rất rõ ràng, có thể làm thay đổi thỏa thuận một cách đáng kể", ông nói.
Cuộc thỏa thuận liệu đã thất bại?
Cho đến nay, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung cộng trị giá 250 tỷ đô a, và đã cáo buộc Bắc Kinh thực hành thương mại không công bằng.
Bắc Kinh đã đáp trả với mức thuế lên số hàng hóa trị giá 110 tỷ đôla của Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Hoa Kỳ bắt đầu "cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế".
Một cửa hàng đồ lót thương hiệu Mỹ Victoria's Secret tại Trung cộng
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu các lời đe dọa của ông Trump có phải là một chiến thuật đàm phán hay không.
William Reinsch, chuyên gia chính sách thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết Trung cộng sẽ không bao giờ đáp ứng tất cả các yêu cầu của Mỹ.
"Một lúc nào đó, tổng thống sẽ phải nhận ra rằng họ sẽ không cho ông ta mọi thứ ông ta muốn," ông nói với hãng tin AFP.
Điều đó sẽ đặt ông Trump vào "một vị trí chính trị bấp bênh" rằng "chấp nhận một thỏa thuận thì sẽ bị chỉ trích là yếu kém còn không có thỏa thuận thì bị chỉ trích là thất bại".
Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng gì?
Động thái mới nhất của ông Trump sẽ tăng thuế đối với hơn 5.000 sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung cộng, từ hóa chất đến hàng dệt may và hàng tiêu dùng.
Tổng thống Mỹ ban đầu áp đặt mức thuế 10% đối với các mặt hàng này vào tháng 9, dự kiến sẽ tăng vào tháng 1, nhưng đã hoãn việc này khi các cuộc đàm phán tiến triển.
Mối quan ngại về tình trạng thuế quan leo thang đã thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh vào cuối năm ngoái.
IMF đã cảnh báo một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.