Sunday, July 11, 2021

Phim ngắn tái hiện nỗi đau của trẻ mồ côi

 BM

Phim ngắn tái hiện nỗi đau của trẻ mồ côi do Trung cộng bức hại đạt nhiều giải thưởng tại Leo Awards


Câu chuyện về một bé gái quyết tâm sử dụng phép màu của nghệ thuật để làm mẹ mình sống lại sau khi bà bị Trung cộng sát hại vì đức tin của mình, đã bội thu trong hạng mục phim hoạt hình tại Leo Awards năm 2021, lễ trao giải ghi nhận sự xuất sắc trong ngành làm phim cũng như ngành công nghiệp truyền hình của British Columbia (Canada).

 

“Rag Doll” (Búp Bê Vải) – một bộ phim hoạt hình tĩnh vật ngắn (stop motion) làm nổi bật hoàn cảnh khó khăn mà trẻ em mồ côi Trung cộng phải gánh chịu dưới sự bức hại của Trung cộng – đã đạt giải thưởng dành cho Phim Hoạt hình Hay nhất, Đạo diễn Xuất sắc nhất, Đạo diễn Nghệ thuật Xuất sắc nhất và Biên kịch Xuất sắc nhất trong hạng mục Phim hoạt hình tại lễ trao giải được tổ chức trực tuyến hôm 07/07 vừa qua.


BM

Bé Oánh Oánh (Yingying) thấy nhà của em bị lục soát sau khi mẹ của em bị cảnh sát Trung cộng bắt đi, trong bộ phim ngắn “Rag Doll.”

 

Với quá trình sản xuất dài bốn năm, bộ phim kể về câu chuyện của Oánh Oánh (Yingying), một bé gái 5 tuổi có mẹ bị sát hại trong chiến dịch bức hại diễn ra đã lâu của Trung cộng đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, để lại một mình em [sống lang thang] trên những con phố ở miền Bắc Trung cộng, sử dụng và sáng tạo nghệ thuật, một trong những tài năng mà mẹ em đã dạy cho em, để sinh tồn.

 

Đạo diễn của bộ phim, ông Lý Vân Tường (Leon Lee), đã nói trong bài diễn văn nhận giải của mình rằng, “Bộ phim này được lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật.” Nhà làm phim ở Vancouver này cũng đã đạt Giải thưởng Peabody danh giá vào năm 2014 cho bộ phim tài liệu “Thu Hoạch Nhân Thể” (Human Harvest) về ngành công nghiệp mổ cướp nội tạng bất hợp pháp của Trung cộng. Công ty Flying Cloud Productions của ông tập trung sản xuất những bộ phim vạch trần tội ác chống lại loài người của Trung cộng.


BM

Nhà làm phim Leon Lee ở Vancouver, một trong những người thuộc Top 25 người nhập cư Canada năm 2016 của đài RBC, trong lễ trao giải tại khách sạn One King West ở Toronto vào ngày 21/06/2016.

 

Câu chuyện đau thương của bé Hoàng Oánh (Luna Huang) là điều đã thôi thúc ông Lý tạo ra bộ phim. Mẹ của bé Hoàng, cô La Chí Tương (Luo Zhixiang), đã bị tra tấn đến chết khi đang mang thai ba tháng vào năm 2003 trong cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, do Trung cộng phát động vào năm 1999 và đang tiếp diễn cho đến ngày nay.

 

Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện cải thiện bản thân truyền thống của Trung Hoa bao gồm năm bài tập thiền định cùng với các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý chân, thiện và nhẫn. Người đứng đầu Trung cộng lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã ra lệnh xóa bỏ Pháp Luân Công sau khi số lượng học viên của môn này vượt quá số thành viên của Đảng, cho rằng đó là “mối đe dọa đối với sự ổn định của đất nước.”

 

[Sau khi mẹ bé Hoàng bị Trung cộng sát hại,] em về sống với ông bà ngoại. Cha của em, người trước đây từng bị bỏ tù vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã bỏ trốn sang Thái Lan. Một năm sau, hai cha con lại đoàn tụ ở đó. Tuy nhiên, cả hai cha con đều bị chính phủ Thái Lan bắt giữ và suýt bị trục xuất về Trung cộng vì tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa trước Lãnh sự quán Trung cộng. May mắn cho họ, chính phủ New Zealand đã cấp thị thực đặc biệt và họ có thể chuyển đến Auckland. Đó là vào năm 2006, khi bé Hoàng mới 4 tuổi.


BM


Ông Lý cho biết ông muốn người xem thấy được sự tàn bạo hiếm thấy [mà vẫn] có trong đời thực về những gì mà con em của các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt do hậu quả của cuộc bức hại, khi mà cha mẹ của các em bị bỏ tù và con cái của họ bị bỏ lại một mình hoặc trở thành trẻ mồ côi.

 

Đạo diễn Lý nói trên trang web của Films for Freedom như sau, “Tôi muốn mở rộng tầm mắt của mọi người về những gì đang xảy ra với những đứa trẻ như bé Oánh theo cách thức vượt qua cả ngôn ngữ, văn hóa và tuổi tác. Đó là lý do tại sao tôi đã viết Rag Doll mà không có lời thoại và đặt bộ phim này trong một thế giới của hoạt hình tĩnh vật. Điều này gần giống như người xem đang ở trong trí tưởng tượng của một đứa trẻ, đó là một nơi kỳ diệu đầy hy vọng mà tất cả mọi người trên trái đất đều có thể liên tưởng đến.”

 

Ông nói rằng ông hy vọng bộ phim, được thực hiện với đạo diễn từng đoạt giải Oscar Martin Meunier và nhà làm phim hoạt hình kỳ cựu Richard Kent Burton, cũng có thể nhắc nhở mọi người rằng niềm hy vọng, trí tưởng tượng và quyết tâm còn mạnh mẽ hơn dùi cui của cảnh sát hoặc bạo lực do nhà nước hậu thuẫn.

 

Bé Hoàng, [người truyền cảm hứng cho nhân vật chính của phim,] giờ đây sắp bước sang tuổi 20, cho biết câu chuyện của Oánh Oánh đã gây ấn tượng sâu sắc với cô.


BM


Cô nói: “‘Rag Doll’ là một câu chuyện đau lòng thể hiện sự thật lạnh lùng mà nhiều trẻ em ở Trung cộng phải đối mặt. Tôi đồng cảm sâu sắc với nhân vật chính bởi vì cả hai chúng tôi đều mất đi một người rất quan trọng và không thể thay thế, đó là mẹ của chúng tôi, sau cuộc bức hại khủng khiếp ấy.”

 

“Tôi muốn nói với những đứa trẻ không có cha mẹ ở Trung cộng như tôi hãy nhẫn chịu lâu hơn một chút nữa và hãy trở thành một người tốt. Tôi cũng hy vọng rằng các cảnh sát ở Trung cộng sẽ ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Đừng khiến nhiều đứa trẻ hơn nữa phải chịu cảnh mất mẹ.”


BM


Ông Lý nói trong bài diễn văn nhận giải của mình rằng con của các học viên Pháp Luân Đại Pháp cũng bị cưỡng bức lao động.

 

“Bộ phim được đặt tên là ‘Rag Doll’ vì một thương hiệu búp bê nổi tiếng của Ý thực sự đã được làm ra trong một trại lao động Trung cộng bởi những đứa trẻ có cha mẹ bị bức hại. Vì vậy, tôi hy vọng quý vị có cơ hội xem bộ phim tại ragdollfilm.com và giúp hé lộ thông tin về hoàn cảnh cơ nhỡ của các em.”

 

“Rag Doll” cũng chính thức được lựa chọn tham gia bốn liên hoan phim đủ điều kiện đề cử giải Oscar, trong đó có Liên hoan Phim ngắn Quốc tế Los Angeles, Liên hoan Phim Hollyshorts và Liên hoan Phim Foyle.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=a-PxubN_MQY&t=659s




Isaac Teo  _  Hồng Ân

***

Nhìn thấy hy vọng của Trung cộng trong tuyệt vọng

 BM

“Điều đầu tiên, tôi biết Sư Phụ thực sự là người vô cùng chính trực. Tôi vô cùng chấn động trước chính khí này.”

 

Đây là lời chia sẻ của ông Trần Sư Chúng, tiến sĩ sinh học phân tử, Đại học California, San Diego, khi hồi tưởng lại lần đọc bài viết “Một chút cảm tưởng của tôi” của người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, công bố vào ngày 2/6/1999. Ông đã cảm động rơi nước mắt.

https://baomai.blogspot.com/2021/06/nhin-thay-hy-vong-cua-trung-cong-trong.html


BM


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.