Sunday, July 11, 2021

Tỷ lệ sẩy thai đang tăng vọt

 BM

Tỷ lệ sẩy thai đang tăng vọt, nhưng các biến thể gen dẫn đến việc sảy thai vẫn bị bỏ qua.

 

Phụ nữ trên khắp thế giới đang gặp phải các vấn đề vô sinh, bao gồm cả sẩy thai. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England ước tính 30% các trường hợp mang thai dẫn đến sảy thai, đây là kết quả bất lợi phổ biến nhất của thai kỳ. Trên thực tế, tỷ lệ sẩy thai đang tăng ở mức báo động, xấp xỉ 1% mỗi năm theo nghiên cứu được công bố vào năm 2018. 

 

Tôi đã trải qua 5 lần sảy thai. May mắn thay, tôi may mắn có ba đứa con khỏe mạnh; hai bé trai 11 tuổi và 7 tuổi và một bé gái 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, có khoảng cách lớn giữa chúng do những lần sẩy thai của tôi. Với mỗi lần sảy thai, tôi nhanh chóng có thai, nhưng mất con trong ba tháng đầu. Không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng; một khoảnh khắc tôi cảm thấy ổn và khoảnh khắc tiếp theo, tôi mất đứa bé.


BM

Tỷ lệ sẩy thai đang tăng ở mức báo động khoảng 1% mỗi năm.

 

Sau lần sảy thai đầu tiên, tôi đã thử nhiều chiến lược để ngăn ngừa lần sảy thai thứ hai, chẳng hạn như chế độ ăn uống sạch sẽ, nước sạch, kiểm soát căng thẳng, khẳng định tích cực và tiếp tục uống vitamin trước khi sinh. Sau lần sảy thai thứ tư, tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia sinh sản hàng đầu của bang. Anh ấy cũng không thể giúp tôi. Sau khi chạy một loạt các xét nghiệm, anh ấy kết luận “không có gì sai” với tôi. Tuổi sinh học của tôi nhỏ hơn 10 tuổi so với tuổi đời, vì vậy anh ấy khuyên tôi “đừng căng thẳng về nó nữa” và tiễn tôi ra về. Không lâu sau lần khám đó, tôi lại có thai và bị sẩy thai lần thứ năm.

 

May mắn thay, năm ngoái tôi đã sanh một bé gái khỏe mạnh nặng khoảng 4kg. Tuy nhiên, một lần nữa, tôi suýt mất cô ấy khi mang thai. Chúng tôi đã vượt qua ba tháng đầu tiên mà không có vấn đề gì rõ ràng về sức khỏe, ngoại trừ cảm giác buồn nôn nghiêm trọng được cho là “bình thường”. Sau đó, trong tháng thứ tư, tôi bắt đầu chảy máu. May mắn thay, máu ngừng chảy nhanh chóng, nhưng các y bác sĩ và tôi bối rối. Không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng có điều gì đó không ổn; việc mang thai là sự phản ánh tình trạng sức khỏe của con tôi và bản thân tôi. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

 

Các biến thể gen MTHFR khiến quá trình methyl hóa bị điều tiết kém, dẫn đến sảy thai


BM


Bí ẩn về việc chảy máu và năm lần sẩy thai của tôi đã được giải đáp vài tháng sau khi con gái tôi chào đời khi tôi kiểm tra các biến thể gen MTHFR. Gen MTHFR tạo ra enzym MTHFR, viết tắt của methylenetetrahydrofolate reductase. 

 

Enzyme này chuyển hóa folate (vitamin B9) thành methylfolate, là dạng folate mà cơ thể bạn có thể sử dụng được. 

 

Methylfolate tạo ra một nhóm methyl cho các hợp chất khác trong cơ thể bạn. Quá trình đó được gọi là quá trình methyl hóa. Methyl hóa là cần thiết cho sự hoạt động bình thường của gần như tất cả các quá trình trong cơ thể bạn, chẳng hạn như:


BM

 

·        Điều hòa biểu hiện gen

·        Sửa chữa các tế bào bị hư hỏng

·        Tạo chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, hành vi, nhận thức và trí nhớ

·        Xây dựng tế bào miễn dịch

·        Sản xuất chất chống oxy hóa

·        Xử lý hormone, chẳng hạn như estrogen

·        Sản xuất năng lượng

·        Giải độc cơ thể

 

Ngoài ra, quá trình methyl hóa rất quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó cần thiết để tạo ra RNA, DNA, chất béo và protein mới. Nói cách khác, nó cần thiết để tạo ra các tế bào mới ở thai nhi đang phát triển cũng như nhau thai. Do đó, nếu quá trình methyl hóa bị điều tiết kém, nó có thể dẫn đến sảy thai.

 

Kết quả xét nghiệm cho thấy tôi có một biến thể di truyền của gen MTHFR, có nghĩa là tôi bị giảm khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nó cũng giải thích một phần lý do tại sao tôi bị sẩy thai năm lần (tất cả trong ba tháng đầu) và suýt mất bé gái ở tháng thứ tư của thai kỳ.

 

Nguyên nhân sảy thai do quá trình methyl hóa kém thường bị bỏ qua


BM


Sự giảm khả năng của quá trình methyl hóa là một sự giải thích thường bị bỏ qua cho việc sảy thai. Nó không thường được thảo luận giữa các bác sĩ y khoa. Trên thực tế, tôi đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều bác sĩ trong quá trình chống chọi với nhiều lần sẩy thai và không ai đề cập đến nó – thậm chí cả chuyên gia sinh sản. Tuy nhiên, ước tính có tới 40% dân số có một biến thể trong gen MTHFR.

 

Khi bạn có một biến thể trong gen MTHFR, enzym được tạo ra từ gen đó sẽ không hoạt động hiệu quả. Kết quả là làm giảm hoạt động của enzym từ 30 đến 70%. Nói cách khác, bạn sản xuất methylfolate ít hơn đáng kể so với người không có biến thể di truyền. Mức độ suy giảm phụ thuộc vào biến thể gen cụ thể, cũng như các yếu tố cá nhân. Ví dụ, sự suy giảm của quá trình methyl hóa cũng có thể xảy ra do thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng, mức độ căng thẳng và gánh nặng độc hại tổng thể từ các hóa chất trong thực phẩm và nước. Điểm mấu chốt là, sự suy giảm của quá trình methyl hóa gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của bạn, bao gồm tăng nguy cơ sẩy thai.

 

Bổ sung acid folic cần cân nhắc


BM


Tệ hơn nữa, khi phụ nữ mong muốn có thai, họ thường được bác sĩ hướng dẫn sử dụng liều cao acid folic dưới dạng bổ sung để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Vấn đề với lời khuyên đó có hai phần:

 

·        Acid folic là dạng tổng hợp của vitamin B9. Cơ thể không chuyển hóa acid folic tổng hợp theo cách giống như folate được sản xuất tự nhiên. Ví dụ, acid folic nằm trên thụ thể folate và không được chuyển hóa đúng cách thành methylfolate. Hơn nữa, acid folic tổng hợp có thể cạnh tranh với các nguồn folate tự nhiên, chẳng hạn như folate có nguồn gốc từ rau lá xanh và gan. Do đó, acid folic tổng hợp có thể ngăn chặn quá trình methyl hóa. Nói cách khác, các chất bổ sung tương tự mà các bác sĩ khuyên dùng để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh có thể góp phần gây sẩy thai ở những phụ nữ có một biến thể của gen MTHFR.

 

·        Hơn nữa, dị tật ống thần kinh không phải là kết quả của sự thiếu hụt acid folic. Trên thực tế, chúng là kết quả của sự thiếu hụt methyl hóa. Do đó, người ta có thể tranh luận rằng việc bổ sung acid folic có thể gây hại cho một số phụ nữ và thai nhi.

 

Những thay đổi nhằm bù đắp cho khả năng methyl hóa sụt giảm


BM


Nhìn lại, cảm giác buồn nôn nghiêm trọng mà tôi trải qua trong mỗi lần mang thai là một triệu chứng của quá trình methyl hóa kém. Nếu như tôi biết những điều bây giờ tôi biết về các biến thể gen MTHFR, tôi sẽ kết hợp thêm những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống để giảm nguy cơ sẩy thai. Cách tiếp cận tổng thể của tôi là giảm gánh nặng độc hại cho cơ thể bằng cách tiêu thụ thực phẩm sạch và nước sạch, cũng như sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân không độc hại và vật dụng làm sạch. Tuy nhiên, tôi cũng đã bao gồm các bước sau để cố gắng bù đắp cho khả năng methyl hoá bị giảm:

 

·        Trước khi cố gắng thụ thai, tôi nên thực hiện một xét nghiệm chức năng để xác định sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể xảy ra. Dựa trên kết quả đó, tôi sẽ thay đổi chế độ ăn uống của mình và nếu cần tôi sẽ thêm các chất bổ sung cụ thể để cung cấp cho các chất dinh dưỡng bị thiếu.

 

·        Tôi sẽ tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu folate tự nhiên, bao gồm các loại rau lá xanh hữu cơ như rau bina, cải xoăn, mù tạt xanh, cải rổ, củ cải xanh và xà lách romaine, cũng như một lượng nhỏ gan (từ động vật được nuôi tái sinh).

 

·        Tôi sẽ chọn thực phẩm toàn phần thay vì thực phẩm chế biến trong mỗi bữa ăn. Nhiều thực phẩm chế biến có chứa thêm acid folic tổng hợp do yêu cầu của chính phủ. Vì vậy, tôi sẽ thay thế tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn bằng thực phẩm toàn phần.

 

·        Tôi sẽ kiểm tra dinh dưỡng trước khi sinh. Nếu acid folic được liệt kê, tôi sẽ không uống chất bổ sung đó. Thay vào đó, tôi sẽ uống một loại vitamin trước khi sinh có chứa 5-methyl-THF (5-methyl-tetrahydrofolate), đây là một dạng mà cơ thể có thể sử dụng.

 

BM


Tiến sĩ Sina McCullough là tác giả của “Go Wild: How I Reverse Chronic & Autoimmune Disease” – (tạm dich:Tôi đã chống lại bệnh mãn tính và bệnh tự nhiễm như thế nào), đồng thời là tác giả của cuốn “Hands Off My Food” và “Beyond Labels,” (tạm dịch: Đừng can thiệp vào thức ăn của tôi” và “Phía bên kia của nhãn mác”). Cô có bằng tiến sĩ dinh dưỡng tại Đại học California – Davis. Cô ấy là một nhà thảo dược bậc thầy, bác sĩ được chứng nhận của Gluten Free Society và dạy học tại nhà cho ba đứa con của cô.

 

 

 

Tiến sĩ Sina McCullough  _  An Nhiên


http://baomai.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.