Monday, February 15, 2016

Những sinh vật béo nhất thế giới

whale animals
Tuy nhiên để xác định xem loài vật nào có kích thước to béo nhất lại không phải là chuyện đơn giản như ta tưởng.

Lượng mỡ kỷ lục

image
Không phải chỉ con người mới béo phì. Trong tự nhiên có rất nhiều động vật ngoại cỡ.

Là loài động vật lớn nhất trên thế giới, cá voi xanh cũng là loài có nhiều mỡ nhất.

Trong một công trình nghiên cứu hồi năm 1968 được tiến hành trên 49 loài động vật hữu nhũ khác nhau ở Mỹ và Brazil, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cá voi xanh là loài có tỷ lệ mỡ trong cơ thể nhiều nhất – trên 35%.

image
Với trọng lượng lên đến 180 tấn thì đây rõ ràng là tỷ lệ mỡ kỷ lục ở một loài động vật có vú.

Tuy nhiên, nếu dựa vào tỷ lệ trọng lượng cơ thể thì có lẽ chúng ta sẽ bất ngờ trước một số loài động vật mà cơ thể chỉ toàn là mỡ.

Ở cá voi, lớp mỡ dày có rất nhiều công dụng, để giúp chúng di chuyển dễ dàng dưới nước, giúp cơ thể nổi, giúp tự vệ, cách nhiệt và dự trữ năng lượng.

image
Cơ thể cá voi xanh có lượng mỡ khổng lồ
Trong số những loài cá voi có lớp mỡ dày nhất có loài mang biệt danh cá voi ‘đúng nó’ – biệt danh mà chúng được đặt trong thời kỳ săn cá voi đẫm máu hồi thế kỷ 19.

image
“Chúng di chuyển chậm chạp, cơ thể mũm mĩm. Khi bị trúng lưỡi móc thì chúng nổi lên và bị vớt dễ dàng trong khi phần lớn những loài cá voi khác thì chìm xuống,” Tiến sĩ Sam Ridgway, chủ tịch Quỹ Động vật biển hữu nhũ Quốc gia, giải thích lý do khiến loài cá voi này được xem là ‘đúng’ để săn bắt.

Loài cá voi này nổi là do chúng có tỷ lệ lipid, tức là mỡ, rất cao trong cơ thể.

Có ba loài cá voi ‘đúng nó’ ở Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương và các vùng biển Nam Đại Dương.

image
Những chú cá voi ngoan ngoãn này đã từng bơi rất gần tàu thuyền của con người nhưng giờ đây chúng đã trở thành một trong những loài nằm trong danh sách nguy cơ nhất của thế giới.

Chúng bị săn bắn để lấy mỡ, vốn được sử dụng trong mọi mục đích, từ sản xuất xà phòng cho đến làm đèn.

image
Cá heo 'đúng nó' bị săn bắt nhiều để lấy mỡ

Lớp mỡ dày nửa mét

Tại các vùng biển xa về phía bắc có loài cá nhà táng vốn là bậc thầy trong khả năng thích nghi điều kiện sống vùng cực.

Để sinh tồn ở vùng biển lạnh giá xa xôi này, cơ thể chúng có lớp mỡ dày gần nửa mét.

image
Trong công trình nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Craig George phát hiện ra rằng lớp mỡ chiếm từ 43% cho đến 50% trọng lượng của những con cá nhà táng được một tuổi.

“Cả trong ruột, lưỡi và trong xương của chúng cũng có rất nhiều lipid, do đó tỷ lệ mỡ trong cơ thể loài cá voi này còn cao hơn nữa,” Tiến sĩ George nói.

Lớp động vật chân vây, vốn bao gồm những loài như hải cẩu và hải tượng cũng lọt vào danh sách các ứng viên có lớp mỡ dày nhất trên thế giới.

whale humpback whale the fellowship of the whales
Những con thú con vừa dứt sữa mẹ có thể đạt đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể rất cao do chúng lớn lên nhờ sữa mẹ vốn rất giàu chất béo.

Chẳng hạn như hải tượng con có thể đạt đến tỷ lệ 50% mỡ khi thôi bú. Tuy nhiên lớp mỡ ở những con thú con này không duy trì được lâu.

Sống gần những vùng biển, loài hải tượng có bề ngoài mũm mĩm. Tuy nhiên, các cá thể cái trưởng thành của loài này ở Greenland được phát hiện có 18% là mỡ và 44% là cơ.

Tương tự, loài hà mã vốn được biết đến với ngoại hình đồ sộ nhưng đến 18% trong khối lượng nặng 1,5 tấn của chúng thật ra lại là da. Dưới lớp da dày 5cm này là một lớp mỡ tương đối mỏng.

image
Sữa của hải tượng mẹ chứa tới 30% là chất mỡ béo

Loài nào béo nhất trên cạn?

Đôi khi chúng ta cần quan sát thật kỹ các loài thú trên cạn thì mới biết được loài nào to béo nhất.

Loài hải ly chẳng hạn. Chúng tích trữ rất nhiều mỡ trong cái đuôi to lớn. Ngoài một ít xương, dây chằng và cơ thì đuôi hải ly phần lớn là mỡ và có thể đạt kích thước dài 45cm, rộng 20cm.

Cũng giống như loài cá voi, lượng mỡ dự trữ cao trong cơ thể khiến hải ly trở thành mục tiêu bị săn bắn trong quá khứ.

Điều may mắn là hiện nay loài này đã hồi sinh trở lại nhờ vào các chương trình phục hồi số lượng.

Tuy nhiên tập quán gặm nhấm cây cối và gây hư hại cho các dòng sông của chúng là điều gây tranh cãi.

image
Hải ly ăn cây cỏ và các loài thực vật thủy sinh trong mùa hè nhưng cần có năng lượng tích trữ để có thể sinh tồn qua mùa đông.

Tăng thêm trọng lượng cơ thể để sống sót qua mùa đông lạnh giá là một phương cách phổ biến ở các loài động vật hữu nhũ.

Tại vùng Bắc Cực băng giá, loài gấu trắng có lượng mỡ dự trữ chiếm đến phân nửa khối lượng cơ thể.

Chúng tích mỡ bằng cách ăn mỡ của các loài động vật có vú dưới biển và cai sữa sớm đối với gấu con, bởi trong sữa của gấu mẹ có tới gần 30% là mỡ.

Lớp mỡ này không chỉ giúp chúng giữ ấm cho cơ thể. Trong quá trình trao đổi chất, mỡ còn tạo ra nước ngọt vốn hết sức hiếm hoi ở vùng sa mạc tuyết này.

get lazy camel
Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến loài lạc đà mà môi trường sống của chúng nằm ở phía bên kia của thang đo nhiệt độ.

Cái bướu khổng lồ

image
Bướu lạc đà, có trọng lượng tới 35kg, không phải chứa đầy nước mà thật ra chúng là nơi tích trữ mỡ làm nguồn dinh dưỡng.

Tuy vậy, nhìn chung thì lạc đà là loài động vật mảnh khảnh với phần lớn lượng mỡ trong cơ thể tập trung ở chiếc bướu.

Người ta cho rằng điều này giúp làm giảm bớt độ khác biệt nhiệt độ giữa môi trường và các bộ phận khác trong cơ thể, giúp lạc đà có thể sinh tồn trong thời tiết nóng khắc nghiệt.

image
Điều thú vị là một số những loài vật sống trên cạn có tỷ lệ mỡ nhiều nhất so với trọng lượng cơ thể lại là một nhóm những loài côn trùng thường ít được chú ý.

Loài sâu bướm và ấu trùng của chúng từ lâu đã được thổ dân Úc châu biết đến như là một loại thực phẩm giàu chất béo.

Theo một nghiên cứu thì ấu trùng sâu bướm có chứa 20% mỡ trong khi sâu bướm bogom trưởng thành có gần 39% là mỡ.

Tuy nhiên loài động vật có lượng mỡ tương ứng với cơ thể nhiều nhất có lẽ không phải là loài mà chúng ta nghĩ đến.

with guy bear brown chill
Tại Công viên Quốc gia Yellowstone ở Hoa Kỳ, loài gấu xám được biết là ăn lấy ăn để sâu ngài của loài bướm đêm cánh mốc trước khi mùa đông đến.

Loài côn trùng này được biết đến ở những vùng thảo nguyên ở miền Tây Hoa Kỳ nơi mà sự xuất hiện hàng loạt của chúng vào mùa xuân có thể gây hại cho mùa màng.

Vào khoảng tháng Sáu hàng năm chúng di cư đến vùng núi cao nơi chúng sống bằng mật các loài hoa dại.

Vào mùa hè lượng mỡ của chúng tăng lên đến mức đáng kinh ngạc, chiếm đến 72% trọng lượng cơ thể khi mùa thu đến.

“Về cơ bản thì mỡ là cơ chế tích trữ năng lượng mà các loài côn trùng có thể dùng đến trong những chuyến di cư. Một số loài côn trùng côn trùng có thể bay đến 100 km một ngày mà không ăn gì cả. Cho nên chúng cần phải có lượng dự trữ năng lượng lớn,” Tiến sỹ Todd Gilligan tại Đại học Tiểu bang Ohio, Mỹ, giải thích.

image
Cũng giống như loài bướm đêm bogong ở Úc, loài bướm đêm cánh mốc phải di chuyển trên một hành trình dài và khi kết thúc hành trình này cũng là lúc chúng bắt đầu sinh sản.

Đó thật sự là quy luật sinh tồn của những loài nhiều mỡ: những loài nhiều mỡ nhất mới là những loài có khả năng sinh tồn cao.



Ella Davies

running fat exercise treadmill exercising

Những khác biệt căn bản giữa Công Giáo, Chính Thốn...
Năm Khỉ nói chuyện Khỉ
Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA
Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ qua đời
Một người Việt có thể trở thành thẩm phán tối cao ...
Nơi cầu duyên bằng một nụ hôn
Những đền chùa đậm nét sex của Ấn Độ
Trung Cộng 'tôn thờ Mao và xoài'
Giáo hoàng gặp Giáo chủ Chính thống Nga
Những bài thơ châm biếm VC của Thái Bá Tân
Khi nào con người đi xuyên được thời gian?
Hẹn hò online
Chia rẽ Bắc-Nam trong lãnh đạo ĐCS_VN?
Tết: 21.000 người đi cấp cứu ở VN
Học viện Công giáo chính thức mở cửa
10 cây cổ thụ có tuổi thọ cao trên thế giới
Tại sao người ta thích danh xưng ?
Phụ nữ Việt bị truy tố vì ăn trộm 17.000 đôla ở Si...
Quan chức cấp cao ở Texas bị bắt vì nhận hối lộ
Nền cai trị khủng bố

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.