Tùy theo Chinese virus bắn ra từ cơn ho của một người nhiễm bệnh ở giai đoạn nào và 'đậu trên bề mặt nào', nhưng tối đa là chín ngày, theo các nhà khoa học.
Chúng ta có thể nhiễm Covid-19 do chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus. Nhưng chỉ mới đây người ta mới hiểu rõ dần về việc loại virus này có thể tồn tại bao lâu bên ngoài cơ thể người.
Khi Covid-19 lây lan, nỗi sợ hãi của chúng ta về các bề mặt nhiễm bẩn cũng tăng. Bây giờ mọi người đã quen với cảnh ở nơi công cộng trên khắp thế giới, mọi người cố mở cửa bằng khuỷu tay, những người đi làm cố gắng đi tàu để tránh phải mở cửa, nhân viên văn phòng cọ sát bàn làm việc mỗi sáng.
Ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, các nhân viên trong trang phục bảo hộ phun khử trùng các siêu thị, công viên và đường phố. Việc khử trùng văn phòng, bệnh viện, siêu thị và nhà hàng đang tăng lên. Ở một số thành phố, các đội tình nguyện viên còn tỏa đi ban đêm để kỳ cọ bàn phím các máy rút tiền.
Giống như nhiều virus gây bệnh hô hấp khác, bao gồm cúm, Covid-19 có thể lây lan trong các giọt nước bắn ra từ mũi và miệng một người nhiễm bệnh khi họ ho. Một cái ho có thể bắn ra tới 3.000 giọt nước. Các hạt nước li ti này 'đậu' vào người khác, vào quần áo và các bề mặt quanh họ, nhưng một số hạt nhỏ hơn có thể lơ lửng trong không khí. Cũng có một vài bằng chứng cho thấy virus cũng bị thải ra trong phân. Do đó nếu một người không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể làm lây lan virus ra mọi thứ mà họ chạm vào.
Đáng nói là, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh dịch (CDC), chạm vào một bề mặt hoặc một đồ vật có dính virus, và rồi sờ lên mặt "không được coi là cách lây lan chính của virus". Mặc dù vậy, CDC và WHO nhấn mạnh rằng cả hai cách rửa tay và làm sạch các bề mặt mà chúng ta hay chạm vào là chìa khóa để ngăn chặn virus lây lan. Do đó, dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu ca nhiễm virus do lây từ các bề mặt nhiễm Covid-19, các chuyên gia khuyên nên cẩn thận.
Một trong những khía cạnh chưa rõ là virus SARS-CoV-2, tên của loại virus gây bệnh Covid-19, có thể sống bao lâu bên ngoài cơ thể con người. Một số nghiên cứu trên các loại Chinese virus khác, bao gồm Sars và Mers, cho thấy chúng có thể sống trên các bề mặt kim loại, thủy tinh, và nhựa trong khoảng chín ngày, trừ khi chúng được khử trùng đúng cách. Một số thậm chí có thể tồn tại tới 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Các Chinese virus được đặc biệt biết đến về khả năng phụ hồi ở những nơi chúng có thể tồn tại. Và các nhà khoa học hiện đang bắt đầu hiểu hơn khả năng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của Chinese virus.
Neeltje van Doremalen, một nhà vi khuẩn học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), và đồng nghiệp của bà ở Hamilton, Montana, đã làm một số thử nghiệm để xem SARS-CoV-2 có thể sống bao lâu ở các bề mặt khác nhau. Nghiên cứu này, chưa được công bố ở tạp chí khoa học nào, chỉ ra rằng virus có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khí cho tới ba tiếng sau khi bắn ra từ một cái ho. Những hạt nước li ti, từ 1-5 micrometres, bé hơn 30 lần bề ngang sợi tóc - có thể tồn tại vài giờ trong không khí tĩnh.
Điều này có nghĩa là virus lưu chuyển trong hệ thống điều hòa không khí không được lọc sẽ chỉ tồn tại vài giờ, đặc biệt là khi các giọt nước có xu hướng lắng xuống bề mặt nhanh hơn trong không khí bị xáo trộn.
Nhưng nghiên cứu của NIH cho thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn ở hộp giấy - tới 24 giờ - và tới 2-3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không dỉ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể tồn tại lâu như vậy ở tay nắm cửa, bàn làm việc bọc nhựa hoặc các bề mặt cứng khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng, bề mặt bằng đồng có thể tiêu diệt virus trong khoảng bốn giờ.
Nhưng có một cách nhanh hơn: Nghiên cứu cho thấy Chinese virus có thể bị làm cho ngưng hoạt động chỉ trong một phút bằng cách khử khuẩn các bề mặt bằng cồn 62%-71% hoặc thuốc tẩy hydro peroxide 0,5% hoặc thuốc tẩy gia dung có chứa 0,1% sodium hypochlorite. Nhiệt độ và độ ẩm cao hơn cũng có xu hướng khiến các Chinese virus khác chết nhanh hơn, mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng một Chinese virus có liên quan gây ra bệnh Sars có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 56 độ C ở tỷ lệ khoảng 10.000 virus trong mỗi 15 phút.
Dù không có số liệu chỉ ra có bao nhiêu virus trong một giọt nước li ti bắn ra từ một cái ho của một người nhiễm bệnh, nghiên cứu trên các virus cúm cho thấy các giọt nước nhỏ hơn có thể mang tới khoảng vài chục ngàn bản sao của virus cúm. Tuy nhiên, việc này khác nhau tùy thuộc vào chính loại virus, nơi nó được tìm thấy trong đường hô hấp và ở giai đoạn nào của người nhiễm bệnh.
Trên quần áo và các bề mặt khó khử trùng, chưa rõ virus có thể sống được bao lâu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang thử nghiệm trên quần áo, nhưng các sợ tự nhiên có thể khiến virus bị khô nhanh chóng. Vincent Munster, trưởng bộ phận sinh thái virus tại Phòng Thí nghiệm Rocky Mountain, đồng thời là một trong những trưởng nhóm nghiên cứu NIH, cho biết.
"Chúng tôi suy đoán do vật liệu xốp, nó hút ẩm nhanh chóng và có thể bị mắc kẹt vào các sợi vải," ông nói. Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi cũng có thể ảnh hưởng tới việc virus tồn tại bao lâu, và cũng có thể giải thích vì sao nó ít ổn định hơn trong các giọt nước lơ lửng trong không khí, vì chúng tiếp xúc nhiều hơn."
"Chúng tôi hiện đang chạy các thí nghiệm tiếp theo để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm một cách chi tiết hơn."
Khả năng virus tồn tại quá lâu chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay và vệ sinh các bề mặt, theo Munster.
Có khả năng virus này có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, ông Munster cho hay.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.