MỸ CẢNH CÁO MẠNH MẼ CHÍNH QUYỀN MADURO, THỦ LĨNH ĐỐI LẬP KÊU GỌI “SIÊU BIỂU TÌNH” CÒN MADURO LO LẮNG ĐIỀU XE TĂNG LÊN BIÊN GIỚI COLOMBIA.
Trong khi chờ đợi tìm kiếm các tiếng nói đồng thuận ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã lên tiếng cảnh cáo mạnh mẽ sẽ có biện pháp thích đáng nếu Maduro dám đụng vào phe đối lập.
Thật ra tìm kiếm đồng thuận từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ là thủ tục đầu tiên cần phải làm. Trường hợp nếu không có đồng thuận, Mỹ có thể đơn phương hành động nếu Maduro dám đàn áp phe đối lập hoặc người dân vô tội.
Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư 78 ngày sau khi Hội đồng Bảo an LHQ bác đề nghị do Nga và Trung cộng bỏ phiếu chống.
Trong cuộc tấn công này, Liên quân Mỹ khi đó đã “ném bom nhầm” vào Đại sứ quán Trung cộng tại Nam Tư khiến 3 nhân viên sứ quán thiệt mạng.
Liên quân Mỹ sử dụng đến 420.000 quả tên lửa, gần 40.000 quả bom chùm và 1.300 tên lửa hành trình cho cuộc chiến, đánh tan tành các cơ sở chính phủ của Tổng thống Milosevic, lãnh đạo đảng cầm quyền Xã hội Chủ nghĩa Serbia.
Maduro cũng biết điều đó nên lo sợ sau tuyên bố của ông Pompeo, mặc dầu đã được Putin trấn an. Hiện Maduro đã cho điều xe tăng và trọng pháo lên biên giới chung với Colombia đề phòng Mỹ tấn công từ hướng này. Lý do Maduro lo sợ là vì Colombia đã lên tiếng ủng hộ phe đối lập.
Hiện nay ngoài các nước Châu Mỹ như Argentina, Chile, Peru, Paraguay, Brazil, Colombia, Canada, Brazil, Ecuador, Paraguay, Costa Rica, Dominica… tuyên bố ủng hộ phe đối lập thì 6 nước Châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan cũng đã ra tối hậu thư cho Maduro nếu trong vòng 8 ngày mà không có kế hoạch bầu cử tự do thì họ sẽ công nhận cho thủ lĩnh đối lập.
Australia và Israel cũng vừa lên tiếng ủng hộ phe đối lập.
Về phần thủ lĩnh đối lập Guaido, hiện thời đang chuẩn bị cho một cuộc “siêu biểu tình” lớn hơn rất nhiều so với cuộc biểu tình vào mấy ngày trước, được miêu tả là khắp hang cùng ngõ hẻm Venezuela và những nơi có người Venezuela trên toàn thế giới. Có vẻ như là phe đối lập muốn dốc toàn lực để kết thúc.
NGHE PUTIN XÚI BẪY, MADURO CÓ THỂ TỰ ĐƯA MÌNH VÀO BI KỊCH
Nhà Trắng vừa lộ kế hoạch điều 5 ngàn lính Mỹ đến Colombia, nước láng giếng với Venezuela. Trong một cuộc họp báo, phóng viên nhìn thấy mảnh giấy của Cố vấn an ninh Nhà Trắng John Bolton ghi chú “5000 quân đến Colombia”.
Điều này cũng phù hợp với việc Maduro điều phương tiện chiến tranh lên biên giới Colombia vào ngày hôm qua trước tin đồn đoán Mỹ có thể tấn công vào Venezuela theo hướng này.
Và cũng phù hợp với tuyên bố của Tổng thống Trump khi từng trả lời Mỹ không loại trừ giải pháp nào trong việc xử lý khủng hoảng Venezuela.
Như vậy một cuộc chiến tranh quân sự có thể đang rõ dần hình hài trong bối cảnh phe đối lập liên tục kêu gọi ông Maduro trao trả quyền lực về cho nhân dân để tổ chức lại cuộc bầu cử nhưng ông ta không chấp nhận.
Có lẽ Maduro cứng rắn được là nhờ có Nga đứng sau lưng. Cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin và những quân nhân Nga “giả dạng thường dân” đến Venezuela trong tuần rồi khiến ông ta trở nên tự tin.
Nhưng liệu rằng “lá chắn Nga” trong trường hợp này có ngăn nổi những mũi tên hòn đạn từ phía Mỹ và liên quân một khi chiến tranh nổ ra không.
Nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và liên quân tiến hành, cho thấy các đặc điểm như sau.
Thứ nhất, Mỹ sẵn sàng tiến hành chiến tranh bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc. Các cuộc chiến với đảo quốc Grenada năm 1983, Lybia năm 1986, Nam Tư năm 1999, đều không được Liên Hợp Quốc ủng hộ, thậm chí phản đối nhưng Mỹ vẫn tiến hành.
Thứ hai là, Nga và Trung cộng luôn luôn muốn ngăn cản các cuộc chiến tranh mà Mỹ và liên quân tiến hành nhưng họ chưa bao giờ ngăn cản được. Trong vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có những khi họ dùng quyền phủ quyết thì Mỹ và liên quân phớt lờ, như các cuộc chiến tranh kể trên, có những khi họ buộc phải gật đầu ủng hộ dù trong lòng không thích thú gì. Chẳng hạn như các cuộc chiến tranh Mỹ tấn công Iraq vào năm 1991, 1996, 1998, 2003, cuộc chiến Lybia năm 2011…
Thứ ba là, các nhà độc tài trong các cuộc chiến đó ban đầu thường rất bảo thủ, không chấp nhận thỏa hiệp nên đều nhận cái kết đắng như tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, tổng thống Iraq Saddam Hussein, tổng thống Muammar al-Gaddafi.
Trở lại vấn đề Venezuela. Liệu Nga có dám đứng về phía Marudo để chống lại Mỹ khi Mỹ tấn công? Tôi cho rằng không bao giờ có chuyện này. Vì Nga ngày nay hầu như không có đồng minh và trong cuộc chiến này cũng vậy. Ủng hộ Maduro hiện có Nga, Trung cộng, Thổ Nhĩ Kỳ là đáng quan tâm. Nhưng Trung cộng chưa bao giờ dám “mang chuông đi đánh nước người”, Thổ Nhĩ Kỳ thì cũng không khá hơn trong lúc này. Vậy chỉ còn lại một mình Nga. Trong khi đó Mỹ có cả một lực lượng NATO phía sau lưng.
Hiện nay, Maduro có vẻ đang rất liều lĩnh và phe đối lập lại rất cương quyết. Khả năng Maduro tấn công phe đối lập là không phải không thể xảy ra. Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra, cuộc chiến có thể bắt đầu và tôi tin là quân đội Venezuela khó có thể đứng vững trước sự tấn công của liên quân Mỹ để bảo vệ Maduro.
Như tôi đã nói trong một status trước, tổng thống Trump chắc chắn đang ưu tiên giải quyết sớm hồ sơ Venezuela để có một chiến thắng rõ ràng trong cuộc chiến xoá bỏ XHCN quái thai nên mọi thứ có vẻ như đang rất tăng tốc.
Hy vọng một chiến thắng cho nhân dân Venezuela đến ngay trong mùa xuân này.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.