Thursday, January 24, 2019

Cuộc song đấu từ xa của Trump-Tập

baomai.blogspot.com
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Davos, Thụy Sĩ.

Tại Davos, phía Mỹ tố cáo ”mô hình tập trung vào Nhà nước, sự hung hăng đối với các láng giềng và chính sách đối nội độc đoán” của Trung cộng.

baomai.blogspot.com
  
Le Figaro hôm nay 23/01/2019chạy tựa ”Người dân Pháp tham gia vào cuộc thảo luận toàn quốc”. Libération đặt câu hỏi ”Phải chọn lựa giữa đóng thuế và dịch vụ công ?”. Les Echos phân tích ”Renault lật sang trang mới sau thời kỳ ông Ghosn”, còn La Croix dành trang nhất cho ”Những thành phố chuyển sang xanh”. Le Monde nói về ”Diễn đàn Davos vào lúc toàn cầu hóa đang bị nghi hoặc”.

Diễn đàn Davos tập hợp những nhân tố kinh tế chính trên thế giới, diễn ra từ ngày 22 đến 25/01/2019 tại Thụy Sĩ trong bối cảnh kém lạc quan. Le Monde tóm lược : xu hướng hiện nay tại một số nước là nghi ngờ toàn cầu hóa, co cụm lại. Không có nguyên thủ nào đến dự, trừ tân tổng thống Brazil. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng do cuộc thương chiến Mỹ-Trung và Brexit. Trung cộng, Đức tăng chậm, còn Pháp có nguy cơ bị ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình Áo Vàng.

baomai.blogspot.com
  
Trong bài ”Tăng trưởng thế giới chậm lại, thêm nhiều nỗi lo”, Le Monde dẫn lời cảnh báo của Gita Gopinath, kinh tế gia trưởng (IMF) trong dịp khai mạc Diễn đàn Davos, rằng các nhà lãnh đạo không nên ngồi chờ rủi ro chính trị tăng lên. Dự báo của tổ chức quốc tế này khá u ám đối với các nước đang phát triển, do ảnh hưởng kinh tế Trung cộng. Venezuela tiếp tục lao dốc trong khủng hoảng, còn Achentina khó thể ra khỏi tình trạng suy thoái trước năm 2020.

Mỹ : Bắc Kinh hung hăng với láng giềng, độc đoán trong đối nội

baomai.blogspot.com
  
Les Echos mô tả ”Tại Davos, cuộc song đấu từ xa giữa Donald Trump và Tập Cận Bình”. Đặc phái viên của tờ báo tại Davos nhận định, sự đối địch giữa Hoa Kỳ và Trung cộng là trung tâm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần này, cho dù cả hai nguyên thủ không đến Thụy Sĩ.

Tân tổng thống Brazil, được cho rằng sẽ là khuôn mặt vedette tại diễn đàn khai mạc hôm 22/1, nhưng ông Jair Bolsonaro đã không thành công. Vị tổng thống cực hữu cố thuyết phục các nhà đầu tư về mặt an ninh và bảo vệ môi trường, nhưng cử tọa chỉ vỗ tay lấy lệ.

baomai.blogspot.com
  
Hai nguyên thủ khác không đến Davos năm nay, nhưng được nhắc đến trong tất cả các cuộc đối thoại : ông Trump và ông Tập. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu qua video từ Washington do “shutdown”, bắt đầu bằng việc bày tỏ ”tin tưởng về khả năng hai nước có thể cùng thịnh vượng”. Nhưng sau đó ông nhanh chóng cao giọng tố cáo ”mô hình tập trung vào Nhà nước, sự hung hăng đối với các láng giềng và chính sách đối nội độc đoán” của Trung cộng.

Về thương mại, ngoại trưởng Mỹ chỉ trích hệ thống bất công, không “có qua có lại”, các doanh nghiệp nước ngoài bị buộc phải chuyển giao công nghệ. Theo ông Pompeo, nếu Bắc Kinh chấp nhận luật chơi công bằng hơn thì ”nhân dân Trung cộng cũng được lợi”.

Tất nhiên cái nhìn từ phía Trung cộng khác hẳn. Ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong), Viện quan hệ quốc tế trường đại học Thanh Hoa khẳng định : ”Không phải lo cuộc đối đầu thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ biến thành xung đột quân sự hay ý thức hệ, nhưng cạnh tranh giữa hai nước sẽ tăng lên mạnh mẽ”.

baomai.blogspot.com
  
Nhà phân tích địa chính trị Kishore Mahbubani, trường đại học Singapore cho biết : ”Châu Á lo lắng trước việc quan hệ Mỹ-Trung xấu đi nhanh chóng từ một năm qua”. Phương Tinh Hải (Fang Xinghai), phó chủ tịch cơ quan giám sát thị trường tài chính Trung cộng trấn an : ”Tăng trưởng của Trung cộng chỉ còn 6% nhưng chính quyền còn nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế. Nhà nước có thể vay tiền rất dễ dàng”.

Đức đánh thức châu Âu để đối phó với Trung cộng

baomai.blogspot.com
  
Trên mục diễn đàn của Les Echos, ba chuyên gia Nicolas Bauquet, Eric Chaney và François Godement ký tên trong bài viết ”Trước rủi ro từ Trung cộng, nước Đức muốn đánh thức châu Âu”.Giới chủ Đức kêu gọi Paris, Roma và Berlin cùng phối hợp về chiến lược.

Theo các chuyên gia này, việc Liên đoàn Kỹ nghệ Đức (BDI) gióng lên tiếng chuông cảnh báo về Trung cộng đồng thời đưa ra lời kêu gọi các nước châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu (EU) đồng lòng đối phó, là một bước ngoặt lớn.

Nền kinh tế Đức hiện nay bị kẹt giữa hai mối đe dọa. Trước hết là Trung cộng với Đảng đứng trên tất cả, tập trung quyền lực trong tay, lợi dụng tư cách quốc gia đang phát triển để bảo vệ, tài trợ cho các công ty trong nước. Phá giá về thương mại, tài chính, tránh né các quy định, bắt chẹt về kinh tế chính trị, đóng cửa thị trường gọi thầu, huy động nguồn lực cho các tập đoàn quốc doanh về công nghệ…Đối với BDI, Bắc Kinh đang thụt lùi, bất chấp những lời hứa khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

baomai.blogspot.com
  
Mối đe dọa thứ hai là khả năng Mỹ đáp trả sự ương ngạnh của Trung cộng : không chỉ tăng thuế hải quan, mà còn là sự phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, bảo vệ công nghệ, rút lui khỏi các định chế như WTO – đã bị sập bẫy khi cho Trung cộng gia nhập, quá ưu ái với nước này.

BDI nhận định, không có quốc gia châu Âu nào có thể so găng ngang với Trung cộng, thế nên phải tăng cường sức mạnh của Liên Hiệp Châu Âu. Các công cụ là : chính sách kỹ nghệ với ngân sách châu Âu tăng cao, có những kế hoạch quan trọng như về 5G, chống phá giá cả trong dịch vụ và việc trợ giá, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, cải cách chính sách cạnh tranh.

Một sự tái định hướng chính sách châu Âu là cấp thiết. Trong năm năm tới, châu Âu sẽ ở đâu trên bản đồ thế giới mới? Các tác giả cho rằng không có thì giờ để mất.

Hoàng Chi Phong : Tập Cận Bình còn nắm quyền, Hồng Kông còn bị đàn áp

baomai.blogspot.com
  
Cũng liên quan đến Trung cộng, Le Monde có bài phỏng vấn ”Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) hay cuộc nổi dậy của tuổi trẻ Hồng Kông”. Đang được tạm tha, nhà đối lập mới 22 tuổi vẫn tiếp tục ”cuộc chiến đấu vì dân chủ” trước Bắc Kinh.

Cứ mỗi thứ Hai hàng tuần, sau khi ra tù cách đây một năm, Hoàng Chi Phong phải trình diện công an khu phố, nơi hộ chiếu của anh được “giữ kỹ”. Chàng thanh niên mới 22 tuổi đã là tù nhân chính trị, hiện được tạm trả tự do. Tháng 8/2017, Hoàng Chi Phong bị kết án sáu tháng tù vì ”gây rối trật tự công cộng”. Đến tháng Giêng 2018 anh lại bị thêm ba tháng tù vì tội danh tương tự.

Biểu tượng của phong trào phản kháng Hồng Kông cho biết : ”Cuộc chiến đấu vì dân chủ của Hồng Kông mang tính sống còn. Một khi Tập Cận Bình còn nắm quyền tại Trung cộng, thì không thể hy vọng có dân chủ cho Hồng Kông. Tất nhiên chúng tôi không đặt hy vọng vào chế độ Bắc Kinh, mà nơi người dân đặc khu”.

baomai.blogspot.com

Tất nhiên lãnh tụ trẻ tuổi này không hề tin tưởng vào đề nghị mới nhất của Tập Cận Bình: một đất nước, hai chế độ đối với Đài Loan. ”Hồng Kông đã là một thất bại. Làm sao tin nổi khi Trung cộng muốn ký thỏa thuận với Đài Loan, mà theo tôi vốn là một quốc gia thực sự.



Thụy My

baomai.blogspot.com

Trump khẳng định quyết tâm xóa sổ CNXH quái thai
Địa chấn Venezuela và số phận của Nguyễn Phú Trọng
Trump tạo 'thử thách' mới cho chủ tịch Hạ viện...
Biểu tình lớn ở Venezuela
Venezuela lật đổ nhà độc tài XHCN Nicolás Maduro
Ước mơ của Tập Cận Bình
Biển Đông dậy sóng
Thống kê mới nhất: Trẻ con và Tablet
Hoa Kỳ đã lấy lại Oai Phong và sự Thịnh Vượng
Kinh tế Trung cộng liên tục báo động đỏ…
Vấn đề lớn nhất của Mỹ-Trung là Biển Đông?
Thị trấn người dân không được chết
Trung cộng từ “bành trướng” lui về “cố thủ”
Chuyện kỳ diệu của Đào
3 vụ kiện Huawei phát triển nhờ ‘bí quyết đánh cắp’
Đài Loan bắt thêm 7 du khách Việt bỏ trốn
Tết với nồi bánh chưng… có cánh
Tại sao nhiều người Việt muốn về VN ăn Tết?
Gadara, thành phố cổ của Jordan
Hành trình xuyên mây trên Thế giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.