Thuyết Monroe chủ trương chống lại sự can thiệp của châu Âu đối với Mỹ và các nước Mỹ Châu bắt đầu từ thời TT James Monroe vào năm 1823. Đây là một trong những lý thuyết chính trị có ảnh hưởng lâu dài nhất trong lịch sử bang giao quốc tế của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Trên nguyên tắc, lý thuyết Monroe chấm dứt sau Đại Suy Thoái (1932). Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20, thuyết này vẫn còn được giải thích một cách rộng rãi bởi nhiều tổng thống Mỹ như TT John F. Kennedy trong biến cố Vịnh Con Heo, Cuba và TT Ronald Reagan trong chiến tranh chống chế độ CS Sandinistas tại Nicaragua.
Trong giải thích đó, những thay đổi chính trị của các nước Mỹ Châu có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nền an ninh của Mỹ.
Thế giới thay đổi nhiều sau thập niên 1990. Các chính sách quân sự, đảo chánh hay lật đổ chính phủ thời Chiến Tranh Lạnh không còn được áp dụng như đã dùng đối với Chile 1973. Tuy nhiên, mục đích “lục địa Mỹ châu của người châu Mỹ” xác định trong thuyết Monroe vẫn còn được bảo vệ bằng nhiều cách.
Trên nguyên tắc, lý thuyết Monroe chấm dứt sau Đại Suy Thoái (1932). Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20, thuyết này vẫn còn được giải thích một cách rộng rãi bởi nhiều tổng thống Mỹ như TT John F. Kennedy trong biến cố Vịnh Con Heo, Cuba và TT Ronald Reagan trong chiến tranh chống chế độ CS Sandinistas tại Nicaragua.
Trong giải thích đó, những thay đổi chính trị của các nước Mỹ Châu có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nền an ninh của Mỹ.
Thế giới thay đổi nhiều sau thập niên 1990. Các chính sách quân sự, đảo chánh hay lật đổ chính phủ thời Chiến Tranh Lạnh không còn được áp dụng như đã dùng đối với Chile 1973. Tuy nhiên, mục đích “lục địa Mỹ châu của người châu Mỹ” xác định trong thuyết Monroe vẫn còn được bảo vệ bằng nhiều cách.
Do đó, không ngạc nhiên khi TT Donald Trump là lãnh đạo quốc gia đầu tiên thừa nhận Juan Guaidó, Chủ tịch Quốc Hội Venezuela, như là lãnh đạo lâm thời của Cộng hòa Venezuela.
Theo sau Mỹ, một loạt các quốc gia Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru lên tiếng thừa nhận quyền tổng thống Juan Guaidó.
Nicolás Maduro trả thù bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao và ra lịnh tòa đại sứ Mỹ phải rút khỏi Venezuela trong vòng 72 giờ.
Theo sau Mỹ, một loạt các quốc gia Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru lên tiếng thừa nhận quyền tổng thống Juan Guaidó.
Nicolás Maduro trả thù bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao và ra lịnh tòa đại sứ Mỹ phải rút khỏi Venezuela trong vòng 72 giờ.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo chỉ thị tòa đại sứ Mỹ tại Venezuela vẫn mở cửa làm việc như thường lệ và các viên chức có trách nhiệm không ai rời khỏi Venezuela bất chấp lời đòi hỏi của Maduro. Mỹ không còn công nhận Maduro nên không phải chấp hành yêu cầu của ông ta.
Phản ứng sự công nhận Juan Guaidó của Mỹ, các quốc gia cựu CS Nga, đang CS Cuba hay tả khuynh Bolivia gần như đọc lại các tuyên ngôn tuyên cáo thời Chiến Tranh Lạnh.
Cuba tố cáo “Đế quốc Mỹ âm mưu gây nên sự bất ổn và làm giảm thành quả cách mạng” tại Venezuela.
Tổng thống tả khuynh Evo Morales của Bolivia phát biểu “nanh vuốt dài của chủ nghĩa đế quốc một lần nữa cố gây thương tích cho chế độ dân chủ Venezuela”.
Phản ứng sự công nhận Juan Guaidó của Mỹ, các quốc gia cựu CS Nga, đang CS Cuba hay tả khuynh Bolivia gần như đọc lại các tuyên ngôn tuyên cáo thời Chiến Tranh Lạnh.
Cuba tố cáo “Đế quốc Mỹ âm mưu gây nên sự bất ổn và làm giảm thành quả cách mạng” tại Venezuela.
Tổng thống tả khuynh Evo Morales của Bolivia phát biểu “nanh vuốt dài của chủ nghĩa đế quốc một lần nữa cố gây thương tích cho chế độ dân chủ Venezuela”.
Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Vladimir Padrino đã đọc tuyên bố lên án các cuộc biểu tình và nổi dậy
Các tướng lãnh quân đội Venezuela chọn trung thành với Nicolás Maduro. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu gì quân đội sẽ can thiệp trực tiếp vào việc đàn áp các cuộc biểu tình chống Nicolás Maduro.
Những tuần lễ tới sẽ là giai đoạn khó khăn và thách thức đối với tương lai của Venezuela.
Sự ủng hộ nhanh chóng của Mỹ cho thấy chính phủ Mỹ luôn đề cao giá trị dân chủ và một khi các lực lượng dân chủ đủ mạnh để đứng lên lật đổ chế độ độc tài và không làm phương hại đến quyền lợi của Mỹ, chính phủ Mỹ luôn chọn đứng về phía lực lượng dân chủ.
Những tuần lễ tới sẽ là giai đoạn khó khăn và thách thức đối với tương lai của Venezuela.
Sự ủng hộ nhanh chóng của Mỹ cho thấy chính phủ Mỹ luôn đề cao giá trị dân chủ và một khi các lực lượng dân chủ đủ mạnh để đứng lên lật đổ chế độ độc tài và không làm phương hại đến quyền lợi của Mỹ, chính phủ Mỹ luôn chọn đứng về phía lực lượng dân chủ.
Ngoài ra, chủ trương “America First” không có nghĩa chỉ giới hạn trong 50 tiểu bang của Mỹ hay Mỹ Châu nhưng ở bất cứ nơi nào trên thế giới quyền lợi của Mỹ cần được bảo vệ dù đó là sân sau Venezuela hay Biển Đông xa xôi.
Tiến trình dân chủ hóa tại Venezuela cho đảng CSVN thấy ngõ cụt không lối thoát của mọi chế độ độc tài. Các thế lực dù cá nhân hay tập thể đi ngược với hướng phát triển dân chủ của thời đại sớm hay muộn đều bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
Tiến trình dân chủ hóa tại Venezuela cho đảng CSVN thấy ngõ cụt không lối thoát của mọi chế độ độc tài. Các thế lực dù cá nhân hay tập thể đi ngược với hướng phát triển dân chủ của thời đại sớm hay muộn đều bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
Các cuộc vận động dân chủ trên thế giới cũng như đang diễn ra tại Venezuela, đồng thời cũng cho thấy phong trào dân chủ Việt Nam đang cần một tập thể những người vượt qua được những tiêu cực và nhận thấy được nhu cầu đích thực của đất nước.
Khi tập thể đó đứng lên, đại đa số dân chúng sẽ tự động đứng lên theo và các chính phủ dân chủ tự do trên thế giới sẽ tức khắc công nhận. Ngày đó có thể còn khá xa nhưng chắc chắn sẽ đến.
Trần Trung Đạo
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.