Mỹ đưa tổng cộng 23 cáo buộc nhắm vào Huawei
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nộp một loạt các cáo buộc hình sự nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung cộng Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu.
Trong số các cáo buộc nhắm vào nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới có tội lừa đảo ngân hàng, cản trở công lý và đánh cắp công nghệ.
Vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung cộng và Mỹ, và tác động đến các nỗ lực mở rộng toàn cầu của hãng này.
Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận các cáo buộc.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt.
Bà Mạnh bị bắt ở Canada hồi tháng trước theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
"Trong nhiều năm, các doanh nghiệp Trung cộng đã vi phạm luật xuất khẩu của chúng tôi và làm suy yếu các lệnh trừng phạt bằng cách thường lợi dụng hệ thống tài chính Mỹ cho các hoạt động phi pháp của họ. Tình trạng này sẽ chấm dứt", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.
Chi tiết về các cáo buộc
Bản cáo trạng cáo buộc Huawei đánh lừa Mỹ và một ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của họ với hai công ty con, Huawei Device USA và Skycom Tech, để làm ăn với Iran.
Chính quyền Donald Trump đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và gần đây đã áp dụng các biện pháp thậm chí nghiêm ngặt hơn, đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và ngân hàng.
Vụ thứ hai cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ của T Mobile được sử dụng để kiểm tra độ bền của smartphone, cũng như cản trở công lý và phạm tội lừa đảo chuyển tiền.
Công nghệ T-Mobile được gọi là Tappy mô phỏng ngón tay người để thử nghiệm điện thoại.
Mỹ đưa ra tổng cộng 23 cáo buộc chống lại Huawei.
Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết: "Những cáo buộc này cho thấy Huawei bị cáo buộc coi thường trắng trợn luật pháp Mỹ và thông lệ kinh doanh toàn cầu".
"Các công ty như Huawei đặt ra mối đe dọa kép đối với cả kinh tế và an ninh quốc gia của chúng tôi."
Một số quốc gia đã gia tăng mối quan ngại về bảo mật đối với Huawei trong những tháng gần đây. Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các công ty và các quốc gia khác không mua sản phẩm của Huawei.
Bối cảnh sự việc
Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung.
Nhưng Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác lo ngại rằng chính phủ Trung cộng có thể tận dụng công nghệ của Huawei để mở rộng khả năng gián điệp, dù hãng này khẳng định họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ.
Vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei, khiến Trung cộng tức giận.
Bà Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới
Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 26/1 sa thải đại sứ ở Trung cộng John McCallum.
Diễn tiến kịch tính theo sau các bình luận của ông McCallum về việc Mỹ yêu cầu Canada cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu của Huawei.
Ông Trudeau nói trong thông cáo rằng đã yêu cầu John McCallum từ nhiệm, tuy vẫn không nói rõ lý do.
Ông John McCallum được bổ nhiệm đại sứ Canada ở Bắc Kinh năm 2017
Nhưng mới hôm thứ Ba, ông McCallum gây tranh cãi khi công khai nói yêu cầu dẫn độ của Mỹ không hoàn thiện.
Ngày hôm sau, ông ra thông cáo xin lỗi rằng ông "nói nhầm".
Nhưng đến hôm thứ Sáu, Đại sứ Canada John McCallum nói với báo StarMetro Vancouver: "Từ quan điểm Canada, nếu Mỹ bỏ yêu cầu dẫn độ, sẽ thật tuyệt cho Canada."
Trước đó cũng trong tuần, Đại sứ Canada gặp báo chí Trung cộng ở Toronto, nói rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ "sẽ không phải là kết cục tốt"
Ông McCallum nói với các phóng viên Trung cộng rằng bà Mạnh có thể biện hộ vì Canada không tham gia trừng phạt Iran của Mỹ.
Đến hôm 24/1, ông McCallum ra thông cáo rằng ông đã "nói nhầm".
Nhưng việc ông lại tiếp tục nói "thật tuyệt" một ngày sau đó, 25/1, đặt ra những câu hỏi liệu ông đại sứ hay chính phủ Canada có định gửi thông điệp gì cho Mỹ và Trung cộng.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đầu tuần này bác bỏ kêu gọi cách chức đại sứ.
Ông Trudeau nói làm vậy chả giúp gì cho hai công dân Canada đang bị bắt ở Trung cộng.
Trung cộng đã bắt giam hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor ngay sau vụ bà Mạnh nhằm gây sức ép cho Canada.
Một tòa án Trung cộng cũng kết án tử hình một người Canada, mặc dù ban đầu người này chỉ nhận án 15 năm tù.
Chính phủ Canada từ chối khẳng định hay bác bỏ câu hỏi liệu đại sứ McCallum có phát ngôn thay cho chính phủ không.
Các phát ngôn của đại sứ McCallum gây ra đồn đoán phải chăng Canada muốn gửi tín hiệu cho Trung cộng để giảm căng thẳng.
Thủ tướng Trudeau vẫn nói Canada không can thiệp chính trị vào vụ bà Mạnh.
Sau lời xin lỗi 'nói nhầm' của đại sứ Canada, một người phát ngôn Trung cộng, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: "Dù phía Canada có nói gì, lập trường Trung cộng về vụ việc vẫn rõ ràng."
Bà Hoa nói: "Chúng tôi hy vọng Canada có thể hiểu bản chất vụ việc rõ ràng thay vì gây hại cho chính mình, có lợi cho người khác."
"Vô địch quốc gia" Trung cộng đối mặt công lý Hoa Kỳ
Phân tích của Karishma Vaswani, phóng viên kinh doanh châu Á
Huawei là những gì người Trung cộng gọi là một vô địch quốc gia. Một công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thực hiện tham vọng đi vào và dẫn đường thế giới của Trung cộng.
Nhưng bây giờ, toàn bộ lực lượng của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đang nhắm vào công ty.
Các cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ với Huawei nghiêm trọng nhất từng thấy, và đi vào trung tâm của cuộc chiến thương mại giữa Trung cộng và Mỹ.
Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc và ông chủ của công ty nói rằng Huawei đang được sử dụng như một con tốt trong các trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung cộng.
Mặc dù Hoa Kỳ nói rằng các cáo buộc chống lại Huawei không liên quan đến chiến tranh thương mại, nhưng không có hy vọng Trung cộng sẽ nhìn nhận nó theo cái nhìn tương tự.
Các cáo buộc được đưa ra khi Mỹ và Trung cộng chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao ở Washington trong tuần này.
Thư ký thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố rằng các cáo buộc của này "hoàn toàn tách biệt" với các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Trung cộng.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ đôla của Trung cộng, khiến Bắc Kinh phải đáp trả bằng thuế quan của chính họ.
Vào tháng trước cả hai nước đã đồng ý để đình chỉ thuế quan trong 90 ngày để cho phép hai bên đàm phán.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.