Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp, truyền thống và quy tắc kỳ lạ, thậm chí gây sốc cho người dân của các nền văn hóa khác. Bạn có biết rằng phụ nữ ở Ấn Độ có thể kết hôn với một cái cây không? Hay Úc sẽ phạt tiền công dân không thực hiện nghĩa vụ bầu cử?
10 điều kỳ lạ dưới đây sẽ tiết lộ thế giới của chúng ta tuyệt vời và độc đáo thế nào:
1. Một số phụ nữ Ấn Độ có thể kết hôn cùng cây
Giải thích cho truyền thống kỳ lạ này, theo chiêm tinh học Vệ Đà, người Ấn Độ tin rằng những người phụ nữ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sao Hỏa sẽ không có hôn nhân hạnh phúc. Những người này được gọi là Manglik.
Các cô gái bị gọi là manglik sẽ không hạnh phúc trong hôn nhân và làm hại sức khỏe của chồng. Do đó, những người phụ nữ này trước hết phải "cưới" một cái cây để lời nguyền ứng lên cái cây. Sau lễ cưới, cái cây bị cắt bỏ và đốt, sau đó người phụ nữ mới được phép kết hôn với một người đàn ông khác.
Thế nhưng người đàn ông manglik lại không phải trải qua bất kỳ nghi lễ nào. Rõ ràng người Ấn Độ tin rằng chỉ có những người vợ mới có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và số phận của chồng.
2. Người Sundan ở Indonesia đôi khi sử dụng lá chuối thay vì đĩa
Một số vùng ở Indonesia, lá chuối được sử dụng như đĩa cho nhiều người cùng một lúc. Loại kết hợp này được gọi là botram, nghĩa đen là "ăn cùng nhau".
Những người từ các vị trí xã hội khác nhau có thể ăn chung từ một chiếc lá: tài xế taxi, thống đốc, người thất nghiệp, giáo viên, thị trưởng thành phố… Người ta tin rằng botram gắn bó tất cả mọi người bất kể nguồn gốc. Dao kéo cũng không được sử dụng trong bữa ăn này - mọi người đều dùng tay để lấy thức ăn.
3. Đưa các bé gái trở thành Nữ thần Kumari sống ở Nepal
Người dân ở Nepal tin rằng nữ thần Hindu Taleju sẽ hóa thân trần thế trong cơ thể những bé gái. Quá trình tìm kiếm Kumari (nữ thần sống) giống như quá trình tìm kiếm những hóa thân mới của Đức Dalai Lama. Các nhà chiêm tinh và nhà sư sẽ tìm kiếm Kumari trong tầng lớp cao quý Shakya thuộc cộng đồng Newari.
Có một số Kumari trong nước, nhưng nổi tiếng nhất là Kumari Hoàng gia sống ở Kathmandu. Quá trình lựa chọn bao gồm một số nghi lễ nghiêm ngặt, sau đó người được chọn sẽ định cư trong cung điện. Người dân sẽ tặng những món quà đến Nữ thần hy vọng rằng nữ thần sẽ gửi phước lành cho họ, cũng như giải quyết mọi vấn đề cho họ.
4. Trẻ mới sinh ở Hàn Quốc được coi là 1 tuổi
Trẻ mới sinh ở Hàn Quốc và một số nước được coi là đã 1 tuổi. Ngoài ra, trẻ thêm một tuổi không phải vào sinh nhật (dù họ cũng tổ chức sinh nhật) mà là vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.
Vậy nếu một đứa trẻ sinh vào ngày 29/12 âm lịch, thì điều đó có nghĩa nó sẽ được 2 tuổi khi sang ngày 1/1 âm lịch, mà thực tế nó mới được 2 ngày tuổi.
5. Đường sắt trên cao xuyên qua chung cư ở Trung cộng
Ở Trùng Khánh, Trung cộng có một đường sắt trên cao đi xuyên qua tầng 6 chung cư đã thu hút nhiều phản ứng khác nhau đến từ dư luận - từ sự ngưỡng mộ đến sự phẫn nộ. Đây có lẽ là giải pháp thiết kế hạ tầng kỳ lạ với thế giới, nhưng cũng từng được áp dụng ở Nhật. Nhật xây một đường cao tốc đi xuyên qua tòa cao ốc thương mại.
6. Đồ ăn nhanh ở Philippines có loại cỡ rất lớn
Lý do không phải là vì họ ăn nhiều hơn các nước khác, mà vì nhiều người thích ăn chung cùng bạn bè trong cơ quan, công ty. Bởi vậy bạn sẽ thấy những suất khoai tây chiên cỡ lớn cho 6 người ở Philippines.
Tương tự ở Ả Rập Saudi các nhà hàng bán đồ ăn nhanh có cỡ lớn cho một đại gia đình. Ví dụ họ bán cả rổ cánh gà đủ cho 10-15 người ăn.
7. Cả một gia đình có thể ngồi vừa một chiếc xe máy ở Pakistan
Tình trạng này vừa không an toàn và thoải mái, nhưng có thể được nhìn thấy khá thường xuyên ở Pakistan và nhiều quốc gia khác. Những bức ảnh này thường được đăng nhằm mục đích giải trí nhưng chúng ta nên suy nghĩ theo chiều sâu hơn. Kinh tế khó khăn khiến nhiều người không có lựa chọn nào khác và phải làm những điều kỳ quặc, đôi khi nguy hiểm.
8. Ai Cập có quan niệm hoàn toàn khác về giao thông
Bạn có thể rẽ theo bất kỳ hướng nào bạn muốn ở Ai Cập, rất ít trường hợp bị tước giấy phép. Tất nhiên lái xe kiểu đó sẽ gây tắc đường và nguy hiểm cho những người đi xe máy, xe đạp, đi bộ.
Luật giao thông chính thức ở Ai Cập thực ra cũng giống các nước khác trên thế giới, nhưng cảnh sát giao thông không để ý nhiều đến những người phạm luật.
9. Lễ hội ném cam ở Ý
Đối với nước Ý, quả cam gắn bó với lịch sử từ rất lâu đời đến mức có một lễ hội hằng năm với những trái cam này. Đó chính là lễ hội ném cam rực rỡ sắc. Lễ hội này sẽ được diễn ra tại thành phố Ivrea vào tháng Hai hoặc đầu tháng Ba hằng năm. Mọi người ném cam vào nhau như ném quả cầu tuyết.
Lễ hội ném cam này tái hiện một cuộc chiến thật sự từng diễn ra vào thế kỷ 12, khi cô con gái tên Violetta của một ông chủ cối xay đứng lên chống lại một tên bá tước hung bạo và người dân đã dùng đá ném vào bọn lính để cứu cô gái.
Ngày nay, cam tượng trưng cho những viên đá đó.
10. Người dân Úc bị phạt nếu không đi bầu cử
Trong khi nhiều người trên thế giới bất bình về kết quả của một cuộc bầu cử và tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào quá trình bầu cử nữa thì có những người chỉ đơn giản là bị ép đi bỏ phiếu. Người dân Úc sẽ bị phạt tiền vì không tham gia bầu cử. Ví dụ, trong năm 2010, 6.000 người đã không xuất hiện tại cuộc bầu cử ở Tasmania và mỗi người đều bị phạt 26 USD.
Thanh Hà
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.