Nếu hỏi về tiền bạc và hàng hóa cái nào có trước thì chắn chắn ai cũng trả lời được. Tiền bạc xuất hiện để lưu thông hàng hóa nên nó có sau. Có một đều chắc chắn, nếu xã hội không có hành hóa thì tiền bạc vô nghĩa. Nhưng ngược lại, không có tiền bạc thì hàng hóa vẫn có giá trị, nhưng sức lưu thông giảm.
Vậy giữa hàng hóa và tiền bạc cái nào quan trọng hơn? Rất khó để minh định, bạn có tiền thì muốn hàng hóa gì cũng được, và bạn có hàng hóa thì cũng chuyển thành tiền được. Chúng đều quan trọng như nhau.
Nếu bạn kiếm tiền mà không sản xuất ra hàng hóa được không? Được. Đấy là những cuộc chơi may rủi. Tự cổ chí kim, số người thích trò đỏ đen rất nhiều, nên từ ngàn xưa, khi xã hội loài người phát minh ra tiền thì đã có các trò cờ bạc. Phải khẳng định một điều, không thể loại trừ máu cờ bạc ra khỏi mọi con người bằng sự cấm đoán.
Khi đã mê cờ bạc, có cấm thì người ta đánh lén. Mà lén thì nó cũng hình thành nên dịch vụ ngầm ăn theo cờ bạc như cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn, bảo kê đi theo. Điều đó có nghĩa là, cấm một loại hình không thể cấm thì chắc chắn những tệ nạn khác cũng hình thành và hoạt động theo. Nó tồn tại ngoài vòng pháp luật. Cho nên cấm cờ bạc sẽ nhiều tệ nạn hơn là đưa nó vào hoạt động hợp pháp.
Las Vegas nằm giữa sa mạc Nevada khô cằn. Vậy mà nó lại là nơi phát triển du lịch và ngành dịch vụ rất mạnh. Tất cả đều nhờ hợp pháp hóa cờ bạc. Cờ bạc được xây dựng thành nền công nghiệp hẳn hoi để hút các con bạc trên toàn nước Mỹ đổ về. Họ mang tiền về đây, mà một khi tiền đổ về thì dịch vụ cũng nở rộ. Vì đơn giản, đồng tiền tiến tới đâu thì hàng hóa tiến đến đó.
Dù vận chuyển có khó khăn thì tiền nhiều, hàng hoá cũng bạt núi mà đến. Ở đâu nhiều tiền thì ở đó sức hút mãnh liệt. Không gì có thể cưỡng lại tiền. Nếu không có cờ bạc thì Las Vegas chỉ là vùng đất chết.
Cái hay của Mỹ là họ nhìn thấy cái mà phần còn lại của thế giới chưa thấy. Đầu thế kỷ 20 tất cả các nơi trên thế giới cho cờ bạc là tội phạm thì Mỹ lại nhìn ra một nền kinh tế phồn thịnh từ máu đỏ đen. Vì thế mà vùng đất chết giữa hoang mạc Nevada thành một nơi thịnh vượng, thu hút khách không những du khách trong nước Mỹ và còn cả thế giới. Las Vegas dân số chỉ có 650.000 dân, nhưng GDP của nó đến 103 tỷ USD (năm 2015), bằng nửa GDP của Việt Nam.
Sự quy hoạch vùng nó nằm trong chính sách vĩ mô của chính phủ. Chính sách có tầm chiến lược thì sẽ đưa đất nước tiến đến sự phát triển vững bền. Sự khác nhau giữa dân chủ và độc tài ở chỗ, những nhà quản lý của họ luôn đặt câu hỏi tất cả mọi vấn đề rồi tìm ra giải pháp tối ưu. Và họ cũng không ngần ngại đặt câu hỏi trước những định kiến ngàn năm để tìm cách đột phá và cho ra giải pháp mới nhằm tối ưu hóa thuận lợi và đồng thời khắc chế những nhược điểm tưởng như không thể vượt qua.
Sau Las Vegas là Macao của Á Châu và Monaco của Âu Châu cũng đã thành những xứ thịnh vượng. Thành phố Las Vegas đã hình thành và phát triển trăm năm, vậy mà nay mở báo, mở TV vẫn nghe câu ra rả "tệ nạn cờ bạc" đúng là.. đầu đất lãnh đạo. Hết thuốc chữa.
Đỗ Ngà
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.