Lần đầu tiên sau nhiều năm, phe đối lập dường như đoàn kết quanh một nhà lãnh đạo duy nhất - Juan Guaidó.
Guaido có thể là một gương mặt chính trị tương đối mới nhưng ông dường như đã truyền cảm hứng cho những người chỉ trích Tổng thống Maduro theo cách mà các nhà lãnh đạo đối lập khác trước không làm được.
Ông cũng thu hút những người từ trước đến nay ủng hộ chính phủ tham gia vào phong trào phản kháng.
Juan Guaido đã làm được điều mà những lãnh đạo đối lập trước không làm được
Đề cập đến các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào đầu tuần này, vị "Tổng thống lâm thời" 35 tuổi viết:
"Các cuộc biểu tình ở phía Tây của Venezuela cho thấy không có rào cản nào. Chúng ta đều trên cùng một con thuyền: không có điện, không có thuốc, không có gas và không có một tương lai không chắc chắn. Tất cả chúng ta đều sa lầy trong cùng một cuộc khủng hoảng."
Những người nghèo nhất đang bắt đầu chống chính phủ
Các cuộc biểu tình ở các khu vực nghèo hơn ở Caracas cũng là một tín hiệu chính cho thấy xu hướng chống chính phủ không chỉ tồn tại ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
Trước đây, những khu vực nghèo nhất trong xã hội thường là những người ủng hộ trung thành nhất của chính phủ vì họ là những người nhận các chương trình viện trợ do chính phủ tài trợ như nhà ở xã hội.
Nhưng cảnh quay của những người đập nồi và hét lên "Maduro hãy ra đi" trong một số khu vực này sẽ cho thấy lòng trung thành của họ không thể được cho là nghiễm nhiên nữa.
Cuộc khủng hoảng này liệu có bị quân sự hóa?
Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Vladimir Padrino đã đọc tuyên bố lên án các cuộc biểu tình và nổi dậy
Mặc dù hùng biện mạnh mẽ, Tổng thống Trump vốn không thích mạo hiểm về mặt triển khai quân sự.
Đây là vị tổng thống ra lệnh rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Syria và được cho hay là muốn cắt giảm một nửa lực lượng Mỹ ở Afghanistan.
Không có khả năng ông sẽ muốn gửi thủy quân lục chiến vào Venezuela trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, nếu đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, có thể sẽ có lời kêu gọi một số nước trong khu vực can thiệp.
Điều đó sẽ đòi hỏi một sự hỗ trợ quốc tế quy mô - đặc biệt là từ trong khu vực Mỹ Latinh - và có lẽ cũng cần sự ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Và điều này rất khó xảy ra, với sự ủng hộ của Nga dành cho Tổng thống Maduro và sự phản đối truyền thống của Trung cộng đối với những gì họ cho là can thiệp vào các vấn đề nội địa của một quốc gia.
Hiện tại, chỉ có một lực lượng quân đội duy nhất đóng vai trò quan trọng và đó là chính là lực lượng quân đội Venezuela.
Trong các cuộc nổi dậy trong quá khứ, các lực lượng vũ trang đã đứng về phía Tổng thống Maduro.
Chính lòng trung thành của họ sẽ quyết định số phận của chế độ hiện tại. Nhưng nếu quân đội hoặc lực lượng an ninh chia rẽ, thì điều này một lần nữa có thể dẫn đến bạo lực lớn hơn.
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người dân hôm 23/1 trên đường phố Caracas
Các lực lượng an ninh cho đến nay vẫn trung thành với Tổng thống Maduro và chính phủ của ông. Ông Maduro đã giữ họ ở bên mình bằng cách thường xuyên tăng lương và thưởng cho họ vì lòng trung thành của họ. Ông cũng đã đưa các quan chức quân sự cấp cao vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ.
Nhưng với nền kinh tế của Venezuela ngày càng xấu đi, các cấp bậc thấp hơn được cho là ngày càng không hài lòng với chính phủ, họ đổ lỗi cho sự thiếu hụt thuốc men và thực phẩm, điện và nước thường xuyên. Một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội sau khi một thành viên Vệ binh Quốc gia bức xúc về việc mẹ anh không thể uống thuốc trị ung thư.
Video trên mạng xã hội sau cuộc biểu tình hôm thứ Tư cho thấy một nhóm Vệ binh Quốc gia chặn đường nhưng bỏ đi khi người biểu tình đến gần, theo sau đó là tiếng vỗ tay của những người diễu hành.
Tuy nhiên, các quan chức cấp bậc cao hơn vẫn tỏ ra trung thành với ông Maduro.
Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Vladimir Padrino đã đọc một tuyên bố lên án những gì ông cho là một âm mưu đảo chính, được ủng hộ bởi các "đặc vụ hình sự" cực hữu.
Hoa Kỳ có thể có thêm những động thái gì?
Chính phủ của Tổng thống Trump đang có nhiều công cụ trong tay.
Một là có thể đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế; hoặc củng cố việc đóng băng tài sản nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức liên quan đến chính phủ Maduro.
Hai là cũng có thể cảnh báo chính phủ Venezuela và các chỉ huy quân sự rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào dân thường hoặc đàn áp tăng cường sẽ được theo dõi và ghi chép chặt chẽ, với khả năng sẽ có sự can thiệp của tư pháp quốc tế trong tương lai.
Nhưng các biện pháp trừng phạt kinh tế là một công cụ cùn và đối với một xã hội nghèo khổ, điều này chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cho dân thường.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.