Saturday, October 20, 2018

Bộ tộc thân quen với rắn độc nhất thế giới

baomai.blogspot.com
Tôi đã không hề biết rằng rắn hổ mang có thể đáng sợ đến thế.

Vài năm trước, khi tôi đang đi qua vùng cây bụi khô cằn và gai góc ở Nam Ấn, ai đó đã chỉ cho tôi thấy chóp đầu nhô lên của loài rắn này bên vệ đường.

Tuy nhiên, vào lúc đó, tôi đang ở trên xe có máy lạnh trên một xa lộ được trải nhựa tuyệt hảo trải dài như một vết cắt lên vùng thôn quê.

Tốc độ của chiếc xe và nhãn quan thành thị của tôi khiến tôi không thể nắm bắt được quyền năng của nó.

Hội bắt rắn độc

baomai.blogspot.com
  
Giờ đây, tôi đang đứng cách một con hổ mang chưa tới 3 mét ngăn cách bằng chỉ một bức tường gạch ngắn.

Tôi không thể nào rời mắt khỏi một cá thể trưởng thành ấn tượng đang khò khè, vua các loài rắn.

"Chúng tôi đang cắt tỉa cây cối bên ngoài," ông Rajendran nói trong lúc điềm tĩnh xử lý con hổ mang, một trong những loài rắn độc nhất Ấn Độ.

baomai.blogspot.com
  
Trên người ông chỉ mặc một chiếc sơ mi rộng và quấn một chiếc lungi (xà rông) nhạt màu.

Ông dùng một thanh kim loại dài có một cái móc ở đầu để dẫn con rắn đến một hũ đất. "Thanh kim loại rung rinh khiến con hổ mang thấy sợ hãi."

Tôi đang có mặt tại Vadanemmeli, một ngôi làng nhỏ bên bờ biển, nằm ở ngoại vi Chennai, để gặp gỡ Rajendran.

baomai.blogspot.com

Trong cái ngày nắng nóng gay gắt đó, mặt trời biến vùng nước của Vịnh Bengal thành những dải bạc lóng lánh, còn Rajendran say sưa nói về những công việc ông làm với bọn rắn.

Rajendran là người bộ tộc Irula, một trong những sắc dân bản địa lâu đời nhất của Ấn Độ, sống dọc the bờ biển đông bắc của bang Tamil Nadu.

Họ nổi danh vì hiểu biếu tường tận từ bao đời nay về loài rắn và kỹ năng của họ góp một phần quan trọng nhưng gần như vô hình trong hệ thống y tế của Ấn Độ.

baomai.blogspot.com  
  
"Rất nhiều người sợ rắn," Rajendran nói trong lúc đứng cạnh bên một tấm bảng lớn về những loài rắn không độc trong khu vực.

"Nhưng chúng ta phải nhớ rằng loài rắn chỉ muốn sinh tồn. Nếu chúng ta có động thái kích động, chúng sẽ cảm nhận bị đe dọa và sẽ tấn công. Nhưng nếu chúng ta đứng im thì thông thường chúng sẽ trườn đi."

Chúng tôi đang ở văn phòng Hội Hợp tác Công nghiệp Thợ bắt Rắn Irula, vốn được thành lập vào năm 1978 ở Vadanemmeli để bắt rắn và lấy nọc.

Ở Ấn Độ, gần 50.000 người chết vì rắn cắn mỗi năm, và cách chữa trị đáng tin cậy duy nhất là sử dụng huyết thanh kháng nọc ngay lập tức.

Sáu công ty trên khắp Ấn Độ sản xuất khoảng 1,5 triệu liều huyết thanh hàng năm, và đa số được sản xuất từ nọc độc được bộ tộc Irulas trích xuất.

Hiểu biết tường tận

baomai.blogspot.com
  
Rajendran nhảy vào trong một hố cát lõm được một bao bọc bằng bức tường gạch thấp và bảo tôi ở lại bên ngoài.

Một mái lá cao để che chắn khỏi nắng và một cái bục nhỏ nhô cao ở giữa hố cát có một tấm bảng đơn giản với chi tiết về các loại rắn được nhốt ở bên trong. Đây là nơi lấy nọc.

Rajendran kéo ra một con kannadi viriyan (rắn hổ bướm) từ một cái hũ nằm trong góc hố cát và đặt nó trên bục. Những hoa văn tròn xinh đẹp trên da nó thường gây sợ hãi vì nó là một trong những loài rắn độc hung hãn nhất trong vùng.

"Hiện giờ chúng tôi không nhốt quá nhiều rắn," ông cho biết và chỉ tay đến rất nhiều dãy những hũ đất để không và được sắp xếp ngay ngắn bên ngoài gian lều tranh.

Mỗi chiếc hũ được đổ cát vào đến lưng chừng và sau đó dùng để nhốt hai con rắn.

Miệng hũ được đậy lại cẩn thận bằng miếng vải cotton lỗ chỗ để cho lũ rắn không thể thoát ra nhưng vẫn có đủ không khí cho chúng thở.

Đó là biện pháp đề phòng cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả rắn và người sinh sống trong khu vực, nhất là khi số lượng rắn độc quá nhiều. 

baomai.blogspot.com

Hợp tác xã có giấy phép chính thức để nuôi nhốt 800 con rắn cùng một lúc. "Mỗi con rắn được nhốt trong vòng 21 ngày và trong thời gian đó được lấy nọc bốn lần," Rajendran nói.

Những con rắn này sau đó được thả lại vào tự nhiên. Một dấu nhỏ trên vảy bụng giúp tránh cho nó bị bắt đi bắt lại. "Sau vài lần lột da dấu đó sẽ không còn nữa."

Sự tự tin của Rajendran trong việc xử lý các con rắn và hiểu biết sâu rộng của ông về loài vật này có được nhờ vào thời thơ ấu sống ở trong rừng và bụi của vùng này.

Trước lúc ông lên 10 tuổi, ông đã chứng kiến hàng trăm con rắn bị bắt.

Bộ tộc Irula thường làm việc một cách lặng lẽ, ngay cả khi họ vào rừng cùng với người khác. Bản năng của họ nói cho họ biết ý nghĩa của những dấu vết mờ trên mặt đất để hoặc là lần theo dấu vết hoặc là bỏ qua.

Tuy nhiên, họ thường cảm thấy khó mà diễn tả những điều họ biết, thậm chí ngay cả diễn ta cho những người chuyên nghiên cứu về bò sát.

Bị kỳ thị và khinh ghét

baomai.blogspot.com
  
Nguồn gốc của cộng đồng Irula và sự tương tác của họ với loài rắn vẫn được bao trùm trong bí ẩn nhưng thần thoại của họ pha trộn giữa truyền thống vật linh bản địa với ngôn ngữ của tôn giáo chính thống.

Vị thần chính của họ là nữ thần đồng trinh Kanniamma, vốn có liên hệ sâu sắc với loài rắn hổ mang.

Trong nhiều nghi thức, vị giáo sĩ sẽ lên đồng và khò khè như rắn, tượng trưng cho tinh thần của vị nữ thần.

baomai.blogspot.com
  
Điều mỉa mai là phần lớn thời gian trong thế kỷ 20, hàng chục ngàn người Irulas kiếm sống bằng cách săn rắn để lấy da. Tuy nhiên, do tôn kính vị nữ thần của họ, họ sẽ không ăn thịt rắn.

Những nhà thuộc da tại chỗ sẽ trả từ 10 đến 50 rupee để mua một bộ da rắn trước khi chế biến và xuất khẩu sang châu u và Hoa Kỳ để sử dụng trong ngành thời trang.

Tuy nhiên, vào năm 1972, Đạo luật Bảo vệ Động vật Hoang dã ở Ấn Độ đã cấm săn bắn một số động vật, trong đó có rắn.

"Sau khi Đạo luật Bảo vệ Động vật Hoang dã có hiệu lực, bộ tộc Irula lâm vào hoàn cảnh khó khăn," Romulus Whitaker, một nhà nghiên cứu bò sát và là nhà bảo tồn vốn đã làm việc với người Irula được gần 50 năm, nói. Ông giải thích rằng số tiền nhỏ nhoi mà họ kiếm từ được từ bán da rắn vẫn là một phần lớn thu nhập hàng tháng của nhiều gia đình Irula.

"Tôi có thể nói rằng lúc đó họ đang chết đói," Whitaker nói thêm.

Việc ra đời của hội hợp tác xã là một bước ngoặt quan trọng. Mặc dù cơ sở này thuê mướn chưa đến 1% dân số (theo cuộc điều tra dân số năm 2011 thì ước có khoảng 190.000 người), sự ra đời của nó tạo nên tính hợp pháp cho những kỹ năng truyền thống của bộ tộc.

baomai.blogspot.com

Vốn là cộng đồng săn bắt hái lượm, họ đã quen với việc bị các quan chức chính quyền địa phương xem là những kẻ săn trộm.

Những cộng đồng khác trong vùng cũng nhìn họ với thái độ ngờ vực, và công việc của họ với rắn càng làm tăng thêm thành kiến.

"Khi chúng tôi đi vào làng, họ gọi chúng tôi bằng những cái tên miệt thị," bà nói. "Chúng tôi đã không được đối xử tốt và chúng tôi thường bị lường gạt khi chúng tôi mượn tiền."

Tương lai bất định

baomai.blogspot.com
  
Nhiều người Irula thất học và phải đi làm để trả nợ như đi xay lúa ở các nhà máy.

Tuy nhiên, trong giọng nói của Susila có sự tự hào khi cô nói về kỹ năng mà họ có thể đem đến cho công việc khó khăn cực kỳ đó.

"Chúng tôi có thể làm việc rất cần mẫn và rất cẩn thận. Vào cuối mỗi ngày làm việc, chúng tôi không làm vỡ dù là của chỉ một hạt gạo trong quá trình xay xát."

Tuy nhiên, chính kỹ năng xử lý rắn của họ đã giúp họ nhận được lời mời của Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật Hoang dã Floria.

Hai thành viên của hợp tác xã, Masi và Vadivel, đã bay nửa vòng trái đất để tham gia vào một dự án nhằm để kiểm soát trăn Miến Điện ở Rừng Quốc gia Everglades.

baomai.blogspot.com
  
Loài trăn khổng lồ này đã sinh sôi thành một loài đông đảo ở Everglades và đang đe dọa những động vật hữu nhũ nhỏ trong danh sách khẩn nguy ở rừng quốc gia.

Trong vòng hai tháng, sau 60 chuyến đi vào rừng Everglades, Masi và Vadivel đã bắt được 34 con trăn. Những chú chó đánh hơi được huấn luyện cũng như các thợ săn Mỹ cũng không thể nào đạt mức độ hiệu quả như vậy.

baomai.blogspot.com

"Người Irula là ván cược tốt nhất của chúng tôi," Joe Wasilewski, một chuyên gia về động vật hoang dã tại Đại học Florida, nói khi kể về giải pháp lâu dài để bảo vệ những động vật khẩn nguy khỏi bị trăn Miến Điện tàn sát.

Tuy nhiên, có nhiều áp lực đối với người Irula và cuộc sống của họ.

Rajendran đang lo đô thị mở rộng dần về hướng làng Vadanemmeli và những khu thương mại xâm phạm vào môi trường hoang dã.

Chennai là thành phố có bảy triệu dân và đang mở rộng ở mọi hướng.

Vadanemmeli có lẽ cũng từ từ bị thành phố mở rộng nuốt chửng; hai bên con đường chạy đến làng đã xuất hiện những phòng trưng bày có cửa kính và những ngôi nhà nghỉ phô trương. Gần nơi lấy nọc hơn là những khu nghỉ dưỡng cao cấp với tầm nhìn hướng ra vịnh và các sông ngòi.

baomai.blogspot.com

Thêm vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo rằng huyết thanh kháng nọc cần phải được lấy từ những con rắn hoàn toàn bị nuôi nhốt. Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với khả năng của người Irula có thể giảm do họ chỉ chuyên về bắt rắn hoang dã.

Masi, Vadivel và Rajendran cũng có thể là thế hệ cuối cùng của người Irula vẫn còn hiểu biết ấn tượng như thế về các loài bò sát.

Đa số các bố mẹ Irula muốn con cái họ hòa nhập vào xã hội Ấn Độ chính thống. Phần lớn các em đều đi học ở trường và không thể vào rừng cùng bố mẹ.

"Nhiều người trẻ thậm chí còn sợ rắn nữa," Whitaker cho biết.

baomai.blogspot.com
  
Tuy nhiên, những người khác tiếp tục có lòng biết ơn sâu sắc đối với khả năng truyền thống của cộng đồng của họ.

"Làm việc với rắn đã giúp chúng tôi trụ được qua những lúc khó khăn và nuôi sống chúng tôi những khi chúng tôi phải vất vả," Susila cười nói.

"Những điều mà chúng tôi học được từ những người già không thể nào mất đi trong thế hệ chúng tôi."



Yasaswini Sampathkumar

baomai.blogspot.com

Vợ cựu Giám đốc Interpol mất tích tố cáo TC ‘tàn ác’ và ‘bẩn thỉu’
Super typhoon Trump will hit China soon
Phải thoát Trung
Khảo sát cử tri gốc Á _ người gốc Việt ủng hộ TT Trump cao nhất
Về người phụ nữ quả cảm khác
Hình tượng người điên trong phim ảnh
Mỹ ra khỏi chương trình bưu chính của LHQ
Người việt nam hèn hạ
James Mattis nói Trung cộng ức hiếp các nước bé
Chiến tranh thương mại _ Trung cộng còn nhiều nhức nhối
Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung cộng
Tâm thư của Mẹ Nấm sau khi sang Mỹ
Cindy Gordon _ 5 thông tin nhanh bạn cần biết
Một phụ nữ gốc Việt nhặt ve chai ở Canada
CBS phỏng vần TT Donald Trump rồi chơi đòn "cắt xén" hèn hạ !
Người thiết kế kỳ quan thế giới
Tác giả của một kỳ quan thế giới là kỹ sư gốc Việt
Trump xiết thòng lọng – Cáo hiện nguyên hình
Tài ứng biến 'siêu đẳng' của người Ấn Độ
Tình thương và tương lai

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.