Monday, April 11, 2022

NATO đối phó với ‘những hậu quả lâu dài’ liên quan đến Nga

 BM

“Những gì chúng tôi thấy bây giờ là một thực tế mới, một trạng thái bình thường mới cho an ninh Âu Châu. Do đó, chúng tôi hiện đã yêu cầu các chỉ huy quân sự của chúng tôi đưa ra các phương án cho điều mà chúng tôi gọi là sự tái thiết, một quá trình thích ứng của NATO trong dài hạn hơn,” ông Stoltenberg nói với The Telegraph vào cuối tuần này (09-10/04). “Tôi kỳ vọng rằng các nhà lãnh đạo NATO sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này khi nhóm họp tại Madrid tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng Sáu.”

 

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, vốn khởi phát vào ngày 24/02, Hoa Kỳ đã tăng sự hiện diện quân đội ở Âu Châu lên hơn 100,000 người. Còn NATO kể từ đó đã điều động khoảng 40,000 quân đến miền đông của khối liên minh này tới các nước như Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Slovakia, Hungary, và Bulgaria.


BM


Ông Stoltenberg nói thêm trong một cuộc phỏng vấn rằng NATO “đang trong giai đoạn chuyển đổi rất căn bản” để giải quyết “những hậu quả lâu dài đối với nền an ninh của chúng tôi” sau cuộc xung đột.

 

“NATO cần phải thích ứng với thực tế mới đó. Và đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm,” ông nói. “NATO là liên minh thành công nhất trong lịch sử vì hai lý do. Một lý do là chúng tôi đã có thể thống nhất Âu Châu và Bắc Mỹ. Lý do còn lại là chúng tôi đã có thể cải biến khi thế giới chuyển mình. Giờ đây khi thế giới đang thay đổi, thì NATO cũng đang thay đổi.”


BM


Khi có nhiều suy đoán rằng Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với chế độ cộng sản Trung cộng, ông Stoltenberg cho biết mà không nêu chi tiết rằng, lần đầu tiên NATO đưa ra một khái niệm có tính đến tham vọng quân sự của Trung cộng. Ông nói, Bắc Kinh và Moscow đang “hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn với nhau.”

 

Nga đã không chiếm được bất kỳ thành phố lớn nào kể từ khi tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24/02, nhưng Ukraine cho biết Nga đang tập trung lực lượng của mình ở phía đông cho một cuộc tấn công lớn và kêu gọi người dân đi lánh nạn.

 

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trên Twitter rằng ông đã nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về các biện pháp trừng phạt tăng cường cũng như hỗ trợ thêm về quốc phòng và tài chính cho đất nước của ông. Ông Zelensky cũng thảo luận với các quan chức Ukraine về đề nghị của Kyiv về một gói trừng phạt mới của EU, văn phòng của ông cho biết.

BM

Trong một bài diễn văn qua video vào tối hôm 09/04, ông Zelensky đã tiếp tục kêu gọi một lệnh cấm hoàn toàn đối với các sản phẩm năng lượng của Nga, đồng thời cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraine.

 

Hôm 09/04, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có chuyến công du bất ngờ tới Kyiv để gặp Tổng thống Zelensky, văn phòng của ông cho biết khi đăng một bức ảnh hai nhà lãnh đạo ở gần cạnh nhau. Ông Johnson sau đó thông báo rằng Anh sẽ gửi 120 xe thiết giáp, hỏa tiễn chống hạm, và các loại vũ khí khác tới Ukraine trong tương lai gần.


BM


NATO và Hoa Kỳ đã gửi nhiều vũ khí — bao gồm hỏa tiễn Javelin, hỏa tiễn NLAW, phi cơ không người lái Switchblade, và các thiết bị khác — tới Ukraine trong hơn một tháng rưỡi qua.

 

Ông Stoltenberg nói: “Mọi thứ Ukraine làm với các loại vũ khí khác nhau đều mang tính chất phòng thủ, đó là tự vệ trước những hành động tàn bạo, trước cuộc xâm lược, trước việc sử dụng vũ lực tàn bạo chống lại đất nước của họ.”

 


 

Jack Phillips  _  Minh Ngọc

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.